Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo quét mã QR code nhận tiền

Các đối tượng lừa đảo đánh tráo hay gửi mã QR code cho người dân để dụ nhận quà thưởng hoặc tiền mặt. Thực chất, thông qua mã QR code, chúng chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân.

Công an TP HCM vừa phát đi cảnh báo về chiêu thức lừa đảo với thủ đoạn cực kỳ mới vừa xuất hiện. Theo đó, một số đối tượng treo các thẻ nhựa có mệnh giá tiền 30, 50, 100 nghìn đồng trên xe gắn máy của người dân, hay trước cửa nhà dân.

Chúng dụ dỗ người khác bằng cách ghi trên số thẻ, mật khẩu bị che mờ phải cạo ra mới biết thông tin. Trên thẻ còn hướng dẫn các bước quét mã QR code để liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng, cung cấp mật khẩu thẻ rồi nhận số tiền tương ứng ghi trên thẻ.

Canh bao thu doan lua dao quet ma QR code nhan tien

Các thẻ nhựa có thông tin hướng dẫn quét mã QR code để nhận tiền, thực chất là chiêu lừa đảo mới. Ảnh: CA.

Canh bao thu doan lua dao quet ma QR code nhan tien-Hinh-2

Các thẻ nhựa được treo trên xe gắn máy của người dân. Ảnh: CA

Theo Công an TP HCM, khi người dân quét mã QR code, điện thoại sẽ bị xâm nhập, bị chiếm quyền điều khiển và các đối tượng lừa đảo dễ dàng lấy tiền trong tài khoản ngân hàng.

Công an TP HCM thông báo để người dân cảnh giác và báo cho nhiều người biết về thủ đoạn lừa đảo mới này.

Hình thức lừa đảo theo chiêu thức quét QR code này đã xuất hiện khá nhiều, dưới nhiều cách thức khác nhau khi việc quét QR code để thanh toán ngày càng phổ biến tại Việt Nam; cụ thể tại một số bệnh viện ở nhiều tỉnh, thành hay các hàng quán buôn bán đông đúc.

Canh bao thu doan lua dao quet ma QR code nhan tien-Hinh-3

Các đối tượng lừa đảo sử dụng cách tiếp cận nạn nhân là cánh đàn ông thông qua các vé giới thiệu dịch vụ massage. Ảnh: Công an tỉnh Lâm Đồng

Lợi dụng lưu lượng bệnh nhân, khách hàng đông đúc, các đối tượng lừa đảo trà trộn để dán mã QR code của các cá nhân đè lên mã QR code của bệnh viện, hàng quán. Do đó, khi bệnh nhân, khách hàng quét mã để thanh toán, nếu không kiểm tra kỹ lưỡng tên đơn vị, cá nhân thụ hưởng sẽ bị chiếm đoạt tiền một cách dễ dàng.

Cũng là cách lừa thông qua hình thức quét mã QR code, các đối tượng có vô vàn chiêu thức tiếp cận nạn nhân.

Tại TP HCM, xuất hiện một số trường hợp bỗng dưng nhận được bưu phẩm quà tặng 0 đồng và phiếu cào dự thưởng. Khi người dân cào, tất nhiên trúng giải thưởng giá trị và quy trình đổi thưởng phải quét mã QR code. Rất may mắn, những trường hợp này do nghi vấn gói quà gửi tới từ cá nhân, đơn vị không rõ lai lịch nên không trở thành nạn nhân của lừa đảo.

Tại một số nơi, các đối tượng lừa đảo còn dùng chiêu phát tờ rơi quảng bá dịch vụ tươi mát, massage có mã QR code để dụ dỗ đàn ông quét, truy cập website, tải ứng dụng nhằm xem ảnh nhạy cảm của chân dài, giá cả dịch vụ. Thực chất các ứng dụng là phần mềm gián điệp, độc hại, đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng…

Làm sao tránh lừa đảo?

Hiện có vô vàn chiêu thức, thủ đoạn lừa đảo thông qua không gian mạng, mạng viễn thông, đặc biệt là gần đây chiêu thức lừa đảo bằng quét mã QR code bùng phát, khi thanh toán bằng hình thức này vô cùng tiện lợi, được nhiều người tiếp cận.

Trước vấn nạn trên, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhiều đơn vị liên quan, Công an các tỉnh, thành thường xuyên cập nhật, đưa ra cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo để người dân biết, tăng cường cảnh giác.

Các cơ quan khuyến cáo người dân, để tránh là nạn nhân của lừa đảo thì khi quét mã QR code cần xác minh kỹ thông tin giao dịch mới thực hiện các bước chuyển tiền trực tuyến. Khi quét mã QR code có đưa tới đường link lạ, cần phải kiểm tra kỹ có bắt đầu với https và tên miền hay không, mới quyết định thực hiện các thao tác tiếp theo.

Canh bao thu doan lua dao quet ma QR code nhan tien-Hinh-4

Nhiều bệnh viện đưa ra thông tin cảnh báo về chiêu lừa quét mã QR code để thanh toán nhằm lừa đảo bệnh nhân và người nhà. Ảnh: BV

Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước và hàng loạt ngân hàng liên tiếp đưa ra những cảnh báo lừa đảo thẻ tín dụng thông qua quét mã QR code.

Theo đó, các đối tượng qua nhiều cách thức, chủ yếu là kết bạn qua mạng xã hội hay gửi thư điện tử để trao đổi đến nạn nhân mã QR code. Khi người dùng quét mã QR code sẽ được đưa tới các website giả mạo y hệt website các ngân hàng.

Tại giao diện website giả mạo này sẽ có các yêu cầu người dùng nhập các trường thông tin như:  họ tên, số căn cước công dân, tài khoản, mã bí mật, mã OTP. Qua đó người dùng nhanh chóng bị chiếm đoạt tiền.

Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo, người dân thận trọng khi quét mã QR code, đặc biệt là các mã QR code được dán, chia sẻ ở những nơi công cộng, gửi qua mạng xã hội, thư điện tử. 

Canh bao thu doan lua dao quet ma QR code nhan tien-Hinh-5

Hình thức thanh toán bằng cách quét mã QR code ngày càng phổ biến. Ảnh: BV

Người dân cần xác định, kiểm tra kỹ càng thông tin tài khoản người trao đổi mã QR code, kiểm tra kỹ nội dung trang website mà mã QR code đưa tới. 

Người dùng tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân như tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội… và phải xác thực 2 yếu tố, sử dụng các phương thức bảo vệ khác cho các loại tài khoản đang sử dụng.

Vụ Thanh toán cũng khuyến cáo các đơn vị, tổ chức cung cấp mã QR code trong các hoạt động thanh toán, cung cấp thông tin, cần chú ý tuyên truyền đến với người dùng về các thủ đoạn lừa đảo, các cảnh báo đến khách hàng của mình; đưa ra giải pháp xác minh giao dịch có dấu hiệu bất thường; thường xuyên kiểm tra các mã QR code được dán tại địa điểm cung cấp.

Công an TPHCM khởi tố 607 đối tượng trong tháng 2/2024

Trong tháng 2/2024, trên địa bàn TPHCM đã xảy ra 427 vụ vi phạm về an ninh trật tự xã hội. Công an đã điều tra, khám phá 308 vụ, bắt 607 đối tượng.

Ngày 1/3, lãnh đạo Công an TPHCM cho biết, trong tháng 2/2024 các đơn vị của Công an TPHCM tiếp tục tập trung công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm về ma túy, tội phạm "tín dụng đen", “tội phạm đường phố”... Công an TPHCM đảm bảo an ninh trật tự các địa điểm tổ chức sự kiện, du lịch.

Công an TPHCM bắt đường dây mua bán súng, đạn cực lớn qua mạng

PC02 Công an TPHCM đã phối hợp với công an nhiều quận, huyện khám xét nhiều địa điểm, thu giữ 230 khẩu súng gồm ba súng dài, 25 khẩu súng ngắn, 4.750 viên đạn các loại, 23 bình gas...

Tối ngày 1/3, Phòng CSHS (PC02), Công an TPHCM cho biết vừa bắt Đoàn Quốc Thái (32 tuổi, ngụ phường 15, quận 8) và Trần Bá Lộc (27 tuổi, tạm trú phường Thới An, quận 12) để điều tra về đường dây chuyên mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ trên không gian mạng.
Theo điều tra, qua thời gian thâm nhập không gian mạng qua các nền tảng như Facebook, Zalo, Telegram… trinh sát PC02 phát hiện các tài khoản như “báo đen air soft”… thực hiện đăng bán súng đạn và các công cụ hỗ trợ.

TPHCM: Ban quản trị chung cư Miếu Nổi bị khởi tố vì tham ô

Công an quận Bình Thạnh (TPHCM) bắt giam Phạm Phương (Trưởng Ban quản trị chung cư Miếu Nổi), Đinh Việt Cường (Phó Ban quản trị chung cư Miếu Nổi), Phan Dương Đại (là nhân viên Công ty thang máy Đại Tiến) cùng về tội “Tham ô tài sản”.

Ngày 7/3, Công an quận Bình Thạnh (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt giam Phạm Phương (Trưởng Ban quản trị chung cư Miếu Nổi), Đinh Việt Cường (Phó Ban quản trị chung cư Miếu Nổi), Phan Dương Đại (là nhân viên Công ty thang máy Đại Tiến) cùng về tội “Tham ô tài sản”.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.