Cảnh báo nóng: Thế giới sẽ nóng kỷ lục vào năm 2022

Cảnh báo nóng: Thế giới sẽ nóng kỷ lục vào năm 2022

9 năm liên tục từ 2013 đến 2021 được ghi nhận có nhiệt độ lên tới mức "nóng kỷ lục". Theo các nhà khoa học, 2022 sẽ là năm thứ 10 do biến đổi khí hậu.

Năm 2021 chứng kiến số lượng người kỷ lục bị tác động bởi tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực.
Năm 2021 chứng kiến số lượng người kỷ lục bị tác động bởi tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực.
Tuy nhiên một tin buồn đó là tình hình trở nên tồi tệ hơn vào năm 2022. Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương (NOAA) của Mỹ, gần như chắc chắn rằng 2022 sẽ là năm có nhiệt độ cao thứ 10 trong lịch sử.
Tuy nhiên một tin buồn đó là tình hình trở nên tồi tệ hơn vào năm 2022. Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương (NOAA) của Mỹ, gần như chắc chắn rằng 2022 sẽ là năm có nhiệt độ cao thứ 10 trong lịch sử.
Nguyên nhân chính của tình trạng  nóng kỷ lục này là do nồng độ ngày càng cao của các loại khí giữ nhiệt như khí thải carbon dioxide. Bên cạnh đó sự gia tăng lượng khí nhà kính kể từ khi con người tiến hành cách mạng công nghiệp đến nay là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hành tinh nóng lên.
Nguyên nhân chính của tình trạng nóng kỷ lục này là do nồng độ ngày càng cao của các loại khí giữ nhiệt như khí thải carbon dioxide. Bên cạnh đó sự gia tăng lượng khí nhà kính kể từ khi con người tiến hành cách mạng công nghiệp đến nay là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hành tinh nóng lên.
Những tác động của biến đổi khí hậu ngày càng thấy rõ trong những năm gần đây, trong đó có hàng loạt các vụ cháy rừng xảy ra ở khắp nơi, từ Australia cho tới Siberia, những đợt nắng nóng kéo dài ở Bắc Mỹ và mưa lũ, lụt lội ở châu Á, châu Phi, Mỹ và cả châu Âu.
Những tác động của biến đổi khí hậu ngày càng thấy rõ trong những năm gần đây, trong đó có hàng loạt các vụ cháy rừng xảy ra ở khắp nơi, từ Australia cho tới Siberia, những đợt nắng nóng kéo dài ở Bắc Mỹ và mưa lũ, lụt lội ở châu Á, châu Phi, Mỹ và cả châu Âu.
Các nhà khoa học khí hậu nhận định, nếu không cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng.
Các nhà khoa học khí hậu nhận định, nếu không cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng.
Điều này sẽ làm gia tăng sự xuất hiện của các hiện tượng thời tiết như sóng nhiệt, đe doạ cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lương thực.
Điều này sẽ làm gia tăng sự xuất hiện của các hiện tượng thời tiết như sóng nhiệt, đe doạ cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lương thực.
Bên cạnh đó, Liên Hiệp quốc (LHQ) thông tin, tình trạng biến đổi khí hậu có thể làm giảm khoảng 30% năng suất cây trồng toàn cầu trong khi nhu cầu lương thực được dự báo sẽ tăng 50% trong những thập kỷ tới.
Bên cạnh đó, Liên Hiệp quốc (LHQ) thông tin, tình trạng biến đổi khí hậu có thể làm giảm khoảng 30% năng suất cây trồng toàn cầu trong khi nhu cầu lương thực được dự báo sẽ tăng 50% trong những thập kỷ tới.
Văn phòng Khí tượng Anh cho biết, năm 2022, ảnh hưởng của La Nina ở Thái Bình Dương sẽ khiến nhiệt độ giảm nhẹ. Một mùa đông lạnh hơn trong khu vực có thể làm tăng nhu cầu tiêu thụ khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở châu Á, thị trường thu mua lớn nhất thế giới đối với loại nhiên liệu này.
Văn phòng Khí tượng Anh cho biết, năm 2022, ảnh hưởng của La Nina ở Thái Bình Dương sẽ khiến nhiệt độ giảm nhẹ. Một mùa đông lạnh hơn trong khu vực có thể làm tăng nhu cầu tiêu thụ khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở châu Á, thị trường thu mua lớn nhất thế giới đối với loại nhiên liệu này.
Theo NOAA, trong năm 2021, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,84 độ C so với mức trung bình của thế kỷ 20, và là năm có nhiệt độ cao thứ 6 tính từ khi thống kê bắt đầu được tiến hành vào năm 1880.
Theo NOAA, trong năm 2021, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,84 độ C so với mức trung bình của thế kỷ 20, và là năm có nhiệt độ cao thứ 6 tính từ khi thống kê bắt đầu được tiến hành vào năm 1880.
Tính riêng ở Mỹ, đã có gần 700 người chết trong năm 2021 tại những thời điểm điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Với tốc độ ấm lên như hiện nay, các nhà khoa học cho rằng Trái Đất sẽ nóng thêm 1,5 độ C vào năm 2030.
Tính riêng ở Mỹ, đã có gần 700 người chết trong năm 2021 tại những thời điểm điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Với tốc độ ấm lên như hiện nay, các nhà khoa học cho rằng Trái Đất sẽ nóng thêm 1,5 độ C vào năm 2030.
Những dữ liệu mới công bố của NOAA càng khẳng định thêm sự cấp thiết thế giới phải nỗ lực hơn nữa để có các giải pháp nhằm đảm bảo Trái Đất không phải đối mặt với những hậu quả do biến đổi khí hậu.
Những dữ liệu mới công bố của NOAA càng khẳng định thêm sự cấp thiết thế giới phải nỗ lực hơn nữa để có các giải pháp nhằm đảm bảo Trái Đất không phải đối mặt với những hậu quả do biến đổi khí hậu.
Nếu như hành tinh của chúng ta nóng lên 1,5 độ C thì người dân sẽ phải đối mặt với những thiên tai như siêu bão, sóng thần, lụt lội mà hệ quả là sự tàn lụi của thiên nhiên và sự hủy diệt các cộng đồng người sinh sống ven biển.
Nếu như hành tinh của chúng ta nóng lên 1,5 độ C thì người dân sẽ phải đối mặt với những thiên tai như siêu bão, sóng thần, lụt lội mà hệ quả là sự tàn lụi của thiên nhiên và sự hủy diệt các cộng đồng người sinh sống ven biển.
Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.