Cân nhắc Cảnh sát cơ động được trang bị vũ khí, tàu bay

ĐBQH đề nghị cân nhắc bổ sung quy định cảnh sát cơ động được trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thuyền, phương tiện...

Cân nhắc Cảnh sát cơ động được trang bị vũ khí, tàu bay
Sáng 26/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát cơ động.
Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận và cho biết, dự án Luật Cảnh sát cơ động đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 2, với tổng số 299 ý kiến phát biểu. Sau kỳ họp, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo, các cơ quan hữu quan nghiên cứu giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Trên cơ sở tập hợp đầy đủ, tập trung nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, nhiều nội dung của dự thảo Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện cụ thể, rõ ràng hơn.
Để có cơ sở tiếp tục chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung, thảo luận cho ý kiến về các vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau là khái niệm biện pháp vũ trang, nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động, việc huy động người, thiết bị dân sự… và các vấn đề khác các đại biểu quan tâm.
Cân nhắc quy định CSCĐ được trang bị vũ khí
Phát biểu thảo luận, đại biểu Hoàng Đức Thắng - Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị đề nghị rà soát nội dung và kỹ thuật lập pháp tại Điều 13 của dự thảo Luật. Nội dung điều luật này quy định về việc Cảnh sát cơ động vào trụ sở của cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố. Quy định như vậy chung chung, thiếu cụ thể và chặt chẽ.
Can nhac Canh sat co dong duoc trang bi vu khi, tau bay
 Đại biểu Hoàng Đức Thắng.
Theo đại biểu, cần phải quy định rõ việc Cảnh sát cơ động vào trụ sở của cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để làm gì thì mới phải tuân thủ thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố. Đại biểu lấy dẫn chứng, nếu họ chỉ vào trụ sở của cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để thăm hỏi, chúc mừng bình thường mà cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố là chưa phù hợp.
Đại biểu cũng đề nghị cân nhắc bổ sung quy định cảnh sát cơ động được trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Nếu trang bị thì chỉ ở mức độ nào phù hợp để khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đảm khả thi khi thi hành.
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Đoàn Quảng Bình cũng nhận định: Dự thảo Luật đảm bảo tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013 về việc luật hóa các quy định về quyền con người, quyền công dân, thống nhất với các quy định liên quan đến chức năng nhiệm vụ và xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động, tạo cơ sở vững chắc để lực lượng cảnh sát cơ động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với yêu cầu xây dựng, bảo vệ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Để đảm bảo thể chế quyền này, đại biểu đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 5 về vấn đề xây dựng Cảnh sát cơ động theo hướng: “Nhà nước xây dựng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; ưu tiên nguồn lực phát triển Cảnh sát cơ động” để đảm bảo thống nhất với Khoản 1 Điều 9 về nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 11 quy định hoạt động của Cảnh sát cơ động bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt bao gồm: Canh gác, tuần tra; Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra vào khu vực mục tiêu bảo vệ; Phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi gây mất an toàn, đe dọa gây mất an toàn mục tiêu bảo vệ, các chuyến hàng đặc biệt. Đại biểu cho rằng cần rà soát các quy định này, vì chưa hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.
Góp ý vào khoản 3 Điều 10 của dự thảo luật quy định: "ngăn chặn vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ", đại biểu Lương Văn Hùng – Quảng Ngãi Đồng đề nghị quy định cụ thể khoản này hoặc giao cho Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết để tránh chồng chéo với nhiệm vụ của lực lượng phòng không thuộc Bộ Quốc phòng. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định xác định cụ thể các chủ thể nào thuộc lực lượng cảnh sát cơ động được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân trong từng trường hợp tại Điều 13 dự thảo Luật để áp dụng thống nhất, cụ thể cho từng đối tượng và đảm bảo bao quát, phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Làm rõ thẩm quyền của CSCĐ
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính – Hà Nội cho rằng, Điều 9 về nhiệm vụ và Điều 10 của dự thảo luật đã quy định quyền hạn của Cảnh sát cơ động, nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động vẫn còn quy định rải rác trong các Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16 của dự thảo Luật. Do vậy, để đảm bảo tính thống nhất giữa các điều, khoản trong điều luật, cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, sắp xếp khoa học, tích hợp các nhiệm vụ cụ thể và các điều luật đã quy định về nhiệm vụ cụ thể của cảnh sát cơ động.
Đại biểu cũng đề nghị làm rõ hơn quy định về trường hợp cấp bách được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự quy định tại Điều 16 dự thảo Luật. Vì đây là nội dung quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân và quyền tài sản. Nên cần có quy định chặt chẽ nội dung này hoặc sau khi luật được ban hành phải có văn bản hướng dẫn dưới luật, quy định như thế nào là trường hợp cấp bách để tránh sự lạm quyền của người thi hành công vụ, tránh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Mặt khác giúp cảnh sát cơ động thuận tiện cho việc thực hiện nhiệm vụ này.
Đồng quan điểm, đại biểu Bế Minh Đức - Cao Bằng đề nghị cân nhắc trường hợp huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự tại Điều 16 của dự thảo luật. Việc quy định trong một số trường hợp đặc biệt, được quy định người, phương tiện, thiết bị dân sự và người đang sử dụng điều khiển thiết bị, phương tiện đó để đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ là cần thiết.
Tuy nhiên, phải cân nhắc, xem xét kỹ để đưa ra các quy định chặt chẽ về phạm vi và thẩm quyền về việc huy động nói trên; tránh việc lạm dụng quyền trên một cách rộng rãi cũng như tránh xảy ra những hệ lụy không đáng có.
Phạm vi, trường hợp được huy động người và thiết bị dân sự bao gồm cả trường hợp trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự tại điểm d, khoản 3, Điều 9 là chưa hợp lý. Vì hoạt động tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự là hoạt động thường xuyên, không mang tính cấp bách, nên quy định quyền huy động trong trường hợp này là không phù hợp, đại biểu bày tỏ quan điểm.
Đại biểu cho rằng thẩm quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự, như dự thảo Luật là quá rộng, vì có những người phục vụ lâu dài, có những người không phục vụ lâu dài trong lực lượng. Việc huy động ở đây là con người, là phương tiện, thiết bị dân sự, là tài sản của nhân dân, có những tài sản giá trị lớn, rủi ro bị thiệt hại khi huy động là có.
Bởi vì, nếu có trường hợp lạm dụng quyền huy động vì mục đích cá nhân thì việc xử lý hệ lụy sẽ rất phức tạp. Do vậy, nên quy định chỉ những trường hợp đặc biệt, thật sự cần thiết mới là phạm vi để cảnh sát cơ động có thể huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự và giới hạn người có thẩm quyền huy động khi thực hiện nhiệm vụ độc lập phải là những người phục vụ lâu dài trong lực lượng hoặc giữ cấp bậc, chức vụ nhất định.

Ngắm ‘bông hồng thép’ đánh võng mô tô, một tay quật ngã tội phạm

Nữ cảnh sát cơ động được ví như những “bông hồng thép”, không chỉ thuần thục kỹ năng chạy mô tô mà còn điêu luyện võ thuật.

Ngắm ‘bông hồng thép’ đánh võng mô tô, một tay quật ngã tội phạm
Trong buổi diễn tập chào mừng 54 năm ngày truyền thống Học viện Cảnh sát nhân dân, 15 năm thành lập Khoa Cảnh sát vũ trang và chủ động, sẵn sàng ra quân thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự SEA Games 31 của Trung đoàn Cảnh sát dự bị đặc nhiệm E02, không chỉ có những nam cảnh sát cơ động, cảnh sát đặc nhiệm phô diễn kỹ năng điều khiển mô tô, võ thuật, giải cứu con tin… mà còn có những nữ cảnh sát cơ động.

Trong màn biểu diễn võ thuật cảnh sát đặc nhiệm, tình huống lấy ít địch nhiều được các “bông hồng thép” thực hện.

Ngam ‘bong hong thep’ danh vong mo to, mot tay quat nga toi pham
Những "bông hồng thép" biểu diễn võ thuật cùng đồng nghiệp nam 

Hành trình phá án: Bạn gái chết thảm vì giả CSHS để dọa “trẻ trâu“

Thích ra oai, Sơn đã giả là Cảnh sát hình sự để dọa nạt người đi đường khiến bạn gái bị ném gạch tử vong. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hành trình phá án: Bạn gái chết thảm vì giả CSHS để dọa “trẻ trâu“
Hanh trinh pha an: Ban gai chet tham vi gia CSHS de doa “tre trau“

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 23h ngày 11/10/2017, trên tuyến đường Nguyễn Thông thuộc Phú Hải, TP Phan Thiết, tỉnh Binh Thuận đã xảy ra một vụ va chạm giữa 2 nhóm thanh niên. Hậu quả nạn nhân là 1 nữ giới nhanh chóng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện, mặc dù các y bác sĩ đã cố gắng hết sức để cứu chữa nhưng nạn nhân vẫn không qua khỏi.

Hanh trinh pha an: Ban gai chet tham vi gia CSHS de doa “tre trau“-Hinh-2

Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, Phòng CSHS Công an tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với VKSND tỉnh cùng Công an TP Phan Thiết nhanh chóng tiếp cận hiện trường tiến hành điều tra. Lực lượng chức năng đã tổ chức khám nghiệm toàn bộ hiện trường và những khu vực xung quanh. Một số nhân chứng cho biết, trước đó khoảng 22h có thấy nữ nạn nhân đứng cùng một nhóm thanh niên để nói chuyện khi có một xe máy chở 2 người phóng qua thì nạn nhân đã ngã vật ra đường tay ôm đầu kêu la.

Nữ cảnh sát cơ động ướt đẫm mồ hôi trên thao trường

Nữ chiến sĩ cảnh sát cơ động tham gia khoá huấn huyện công dân thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân năm 2022 đã có những buổi tập luyện vất vả.

Nữ cảnh sát cơ động ướt đẫm mồ hôi trên thao trường
Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ 1 - Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động tổ chức tiếp nhận: 1.558 chiến sĩ tham gia khoá huấn luyện Công dân thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân năm 2022. Tiểu đoàn 2 có 1.205 chiến sỹ (1.199 nam, 6 nữ) được bố trí huấn luyện tại cơ sở Đại Yên, Chương Mỹ, Hà Nội và thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Sau khi tiếp nhận, đơn vị đã phối hợp với Đoàn phúc tra sức khỏe của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức phúc tra sức khỏe, hồ sơ; trường hợp không đạt yêu cầu trả về địa phương. Võ thuật Công an nhân dân: Đơn vị đã tổ chức triển khai xong cho các Đại đội nội dung của Kỹ thuật võ thuật CAND như: các thế đứng, di chuyển; các đòn tấn công bằng tay, chân
Trong tổng số tiếp nhận biên chế 1.558 chiến sỹ, có 1.445 nam và 13 nữ; chia thành 2 tiểu đoàn, 13 đại đội. Cụ thể, tiểu đoàn 3 có 353 chiến sỹ (với 346 nam, 7 nữ) được bố trí quản lý huấn luyện tại xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Chiến sĩ Nguyễn Ngân Hà (25 tuổi, quê Hoà Bình) thuộc Đại đội 3, K58. K02 đang tham gia khoá huấn luyện võ thuật Công an nhân dân)
Nguyễn Ngân Hà đã tốt nghiệp Đại học Hoá - Dược, sau khi tốt nghiệp tình nguyện viết đơn xin đi nghĩa vụ Công an nhân dân năm 2022
Sinh ra trong một gia đình truyền thống, hai anh trai của Hà đang công tác trong lực lượng CAND đã truyền tình yêu với ngành công an đến Hà.
Cán bộ huấn luyện cho biết: Ngân Hà có tố chất võ thuật, chỉ trong một thời gian ngắn Hà đã thành thạo 2 bài võ thuật công an nhân dân
Ngân Hà là 1 trong 13 nữ chiến sỹ tham gia Công an nhân dân năm 2022 của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động
"Sau mấy tháng tham gia huấn luyện tân binh, em đen hơn, rắn rỏi hơn và tăng 6kg" - Hà tươi cười cho biết.
Chiến sĩ Triệu Thị Yến (23 tuổi, quê Bắc Cạn) tham gia khoá huấn huyện
Như các đồng đội nam, chiến sĩ Triệu Thị Yến phải tham gia đầy đủ các môn học trong giáo trình khoá huấn luyện
Hai chiến sĩ Đỗ Thị Liễu (bên trái ảnh) và Lưu Kim Quý tập Điều lệnh Công an nhân dân
Các động tác đội ngũ từng người tay không; đội ngũ từng người có súng trong giáo án khoá huấn luyện
Đại tá Phan Công Côn - Giám đốc Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ 1 - Bộ Tư lệnh CSCĐ thường xuyên kiểm tra, động viên các chiến sĩ trong quá trình huấn luyện
Đơn vị đã tổ chức huấn luyện cho các Đại đội nhiều nội dung như: Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân; động tác đội ngũ từng người tay không; đội ngũ từng người có súng; đội ngũ đơn vị; nghi lễ...
Những buổi đầu tập đội hình, giáo viên căng dây cho các chiến sĩ căn chỉnh hàng ngũ đúng kỹ thuật
Đây là một trong những động tác khá khó đối với các chiến sĩ mới
Giáo viên huấn luyện uốn nắn từng động tác nhỏ nhất cho các tân binh
Ngoài các môn võ thuật, bắn súng... các chiến sĩ còn phải học cả bơi. Nếu bơi đủ 50m trở lên mới được cấp chứng nhận hoàn thành khoá huấn luyện
Đơn vị tổ chức huấn luyện các nội dung lý thuyết và thực hành súng ngắn CZ75 và tiểu liên AK bài 1 đảm bảo an toàn trong quá trình huấn luyện.
Đại tá Phan Công Côn trực tiếp kiểm tra môn học bắn súng cùng các chiến sĩ
Các tân binh được huấn luyện sử dụng súng, triển khai đội hình trung đội phục kích, vây bắt đối tượng...

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.