Căn cứ ở Biển Đông “giúp TQ áp đảo về quân sự”

(Kiến Thức) - Việc xây đắp đảo ở Biển Đông sẽ giúp Trung Quốc “khả năng áp đảo về quân sự”,  nếu xảy ra xung đột trên vùng biển này trong tương lai.

Căn cứ ở Biển Đông “giúp TQ áp đảo về quân sự”
Trao đổi với BBC, Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, thành viên Nhóm Nghiên cứu Biển Đông ở Pháp, đã nhận định như trên.
Can cu o Bien Dong “giup TQ ap dao ve quan su”
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng đường băng cho máy bay hạ cất cánh ở “đảo nhân tạo” Đá Chữ Thập.
Ba mục tiêu của Trung Quốc
Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh nói việc Trung Quốc xây đắp đảo nhân tạo “đặt ra nguy cơ rất rõ ràng đối với Việt Nam”. Ông nói: “Nếu diễn ra xung đội nhỏ hoặc xung đột lớn, thì khả năng họ (Trung Quốc) giành phần thắng là rất cao khi đã có bàn đạp là sân bay quân sự. Không chỉ riêng với Việt Nam, điều này còn đặt ra nguy cơ lớn đối với những nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc – những nước có đường giao thông đi qua Biển Đông”.  Theo ông, Mỹ cũng không thể “đưa tàu chiến hoặc máy bay qua vùng biển này…vì sự hiện diện quân sự của Trung Quốc”.
Theo phân tích của Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, Trung Quốc “có ba mục tiêu” khi bồi đắp đảo với quy mô lớn trên Biển Đông. Ông giải thích: “Thứ nhất họ (Trung Quốc) khẳng định một lần nữa tuyên bố chủ quyền trên những vùng đảo ở Biển Đông. Thứ hai việc họ (Trung Quốc) biến những thực thể vốn là những thực thể chìm trong lúc thủy triều cao thành những đảo có thể sinh sống  và có thể cho máy bay lên xuống sẽ dẫn đến việc những thực thể này trong chừng mực nào đó cho phép họ có được vùng biển ví dụ như lãnh hải, thềm lục địa theo Công ước Quốc tế về Luật Biển. Đó là cơ sở để họ đòi hỏi vùng biển lớn hơn để có thể tiến đến cụ thể hóa đường chữ U (đường lưỡi bò) rõ ràng hơn. Thứ ba là họ thiết lập được một loạt căn cứ dân sự và quân sự để kiểm soát Biển Đông một cách cụ thể rõ ràng trên thực địa”.
Can cu o Bien Dong “giup TQ ap dao ve quan su”-Hinh-2
Lính Trung Quốc đồn trú trong một căn cứ quân sự ở Quần đảo Trường Sa.
Theo Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh, Trung Quốc vẫn nói rằng họ tôn trọng tự do hàng hải,  nhưng “tôn trọng tự do hàng hải là cách nói ban đầu của Trung Quốc để xoa dịu tạm thời quốc tế và khó có người nào tin được chuyện đó”.
Khả năng Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông
Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh cho rằng việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây đắp đảo nhân tạo là “rất có tính toán, một cách đồng bộ, hiệu quả, rõ ràng”, mặc dù có dấu hiệu cho thấy “có sự loạc choạc giữa cánh quân sự và cánh ngoại giao”.
Can cu o Bien Dong “giup TQ ap dao ve quan su”-Hinh-3
Máy bay do thám P-8A Poseidon của Mỹ đã bị Hải quân Trung Quốc "xua đuổi" 8 lần Biển Đông 
Khi được hỏi có phải Trung Quốc xây đắp đảo như vậy là để đặt thế giới vào tình trạng đã rồi hay không, Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh cho rằng nếu như vậy thì “thế giới không còn được điều chỉnh bởi luật pháp nữa” và điều này dẫn đến tình trạng “cái lý của kẻ mạnh lúc nào cũng chiến thắng”.
Khi được hỏi về khả năng Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông như đã từng làm trên Biển Hoa Đông, Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh nhận định đây là khả năng “rất cao”.

Nguy cơ xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việc Mỹ định đưa máy bay, tàu chiến tiến sát các “đảo nhân tạo” do Trung Quốc bồi đắp trái phép có nguy cơ dẫn đến xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông.

Nguy cơ xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông
Tờ  Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời các quan chức quân sự giấu tên của Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang xem xét việc đưa  máy bay do thám và tàu chiến của Hải quân Mỹ đến sát các rạn san hô và “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc đang bồi đắp ở Biển Đông.
Nguy co xung dot Trung-My o Bien Dong
Tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông.
Điều này đồng nghĩa với việc tàu chiến và máy bay Mỹ xâm nhập khu vực 12 hải lý của các rạn san hô mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và dẫn đến  phản ứng quyết liệt từ Bắc Kinh.

Trung Quốc lại ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo báo Hải Nam số ra ngày 15/5, từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8, Trung Quốc chính thức thực thi lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông.

Trung Quốc lại ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Trong thời gian kể trên, Trung Quốc nghiêm cấm tàu thuyền đánh bắt cá bằng mọi phương thức (trừ hình thức câu và kéo lưới đơn tầng). Đây là lần thứ 17 liên tiếp Trung Quốc áp đặt  lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông.
Trung Quốc ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2015.
Trung Quốc ngang ngược cấm đánh bắt cá ở Biển Đông  
từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2015.
Bắt đầu từ  năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của nước này bất chấp phản ứng của Việt Nam và Philippines.

Không có Nga, không thể đánh bại phiến quân IS

(Kiến Thức) - Nhà báo Israel Avigdor Eskin cho rằng cuộc chiến chống phiến quân IS cần có sự hỗ trợ của Nga, nước có mối quan hệ lịch sử với cả Syria lẫn Iraq.

Không có Nga, không thể đánh bại phiến quân IS
Phát biểu với đài Sputnik, nhà báo Eskin cũng nói rằng chỉ có các cường quốc khu vực mới có thể thực sự đánh bại các mối đe dọa khủng bố.
Khong co su ho tro cua Nga, khong the danh bai IS
Avigdor Eskin: Cuộc chiến chống phiến quân IS cần có sự hỗ trợ của Nga.
Bình luận về sự can dự tiềm tàng của lục quân  Mỹ ở Iraq, nhà báo Eskin lưu ý rằng người dân ở khu vực Trung Đông "sợ sự can dự của Mỹ”. Ông nói thêm người dân ở khu vực này hẳn còn nhớ đến “đất nước Iraq ổn định cách đây 20 năm” và họ cũng đang chứng kiến đất nước Libya đã trở nên tồi tệ hơn sau cuộc can thiệp quân sự của NATO.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.