Cần có những đột phá mới để KH&CN trở thành sức mạnh, động lực thực sự

Theo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về định hướng nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2021-2025. Theo đó, để Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh và bền vững, không có cách nào khác là phải có những đột phá mới để khoa học và công nghệ trở thành sức mạnh, động lực thực sự.

Can co nhung dot pha moi de KH&CN tro thanh suc manh, dong luc thuc su

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. 

Bộ Khoa học và Công nghệ phải chủ động đề xuất, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc từ nhiều năm nay, trước mắt tập trung một số định hướng, nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, cần dựa trên nghiên cứu xu thế khoa học và công nghệ của thế giới, tìm ra những vấn đề mới để kiến nghị. Trong đó, chú trọng một số công nghệ ưu tiên cần tập trung phát triển để chủ động tham gia Cuộc cách mạng 4.0 như công nghệ về sức khỏe, trí thông minh nhân tạo, vật liệu mới, tích trữ năng lượng... Bộ Khoa học và Công nghệ kiến nghị chi tiết hơn, xác định rõ những công nghệ trọng điểm cần ưu tiên phát triển dựa trên thế mạnh, thực tiễn của Việt Nam.
Xác định, quy hoạch lại hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Việt Nam trong thời kỳ mới, ngoài hai Viện Hàn lâm: Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Khoa học xã hội Việt Nam, hai Đại học Quốc gia: Hà Nội, TPHCM, các Viện nghiên cứu trực thuộc bộ, ngành..., cần đặc biệt lưu ý đến các trường đại học, các viện nghiên cứu thuộc doanh nghiệp. Từ đó, xác định nhiệm vụ đặt hàng nghiên cứu, nguồn lực Nhà nước sẽ tập trung đầu tư, mức độ đầu tư và cơ chế tài chính, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, động viên doanh nghiệp tham gia phát triển khoa học và công nghệ, củng cố hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ. Chủ động đề xuất sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Tập trung rà soát toàn bộ, hệ thống các chương trình, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ ở các cấp để khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực, thực sự trở thành sức mạnh. Bộ Khoa học và Công nghệ phải đi đầu, cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính tin học hóa toàn bộ hoạt động quản lý, điều hành hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong đó, nắm chắc được tất cả nguồn lực khoa học và công nghệ (con người, tài chính, tài sản vật chất, tài sản vô hình về sở hữu trí tuệ) của cả đất nước ở tất cả các chuyên ngành.
Đổi mới thực sự cơ chế quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học
Đổi mới thực sự cơ chế, phương thức quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Xây dựng cơ chế Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm về chất lượng nghiên cứu, để tháo gỡ vướng mắc quy trình, thủ tục liên quan đến các đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước theo hướng chấp nhận nguyên tắc rủi ro trong khoa học, tin các nhà khoa học thay vì quản lý theo hướng chống thất thoát. Công khai, minh bạch tất cả các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu để chính các nhà khoa học và cộng đồng giám sát (giám sát ngang hàng). Tiếp tục đổi mới cơ chế phân bổ, quản lý vốn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ theo tinh thần ứng dụng công nghệ thông tin quản lý thống nhất, liên thông, minh bạch, công khai tất cả yêu cầu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.
Có cách tiếp cận mới, toàn diện về sản phẩm quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối, trong đó đặc biệt chú trọng tiêu chí là sản phẩm trí tuệ của Việt Nam, công nghệ của Việt Nam. Hình thành những đầu bài lớn, công nghệ lõi, dự án lớn về khoa học cơ bản, đặt hàng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM và các đại học lớn để thực hiện các sản phẩm, công nghệ trọng điểm quốc gia.
Phối hợp với Bộ Tài chính, xây dựng cơ chế hạch toán tài chính đối với doanh nghiệp đầu tư vào khoa học và công nghệ, có cơ chế để các doanh nghiệp tăng cường lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, cũng như tháo gỡ các vướng mắc, hạn chế về tín dụng, nguồn vốn, thuế, đất đai, hỗ trợ tiếp cận thị trường... nhất là đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up), để doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo.
Có chính sách, giải pháp để đại học thực sự trở thành các trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ. Bộ Khoa học và Công nghệ là đầu mối định hướng nội dung hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý điều hành các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ chế liên quan đến giảng viên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.
Nâng cao vai trò các sở khoa học và công nghệ tại địa phương, đưa được khoa học và công nghệ về đến địa phương, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ giải quyết các yêu cầu cụ thể tại địa phương. Tiếp tục đổi mới, xác định các ngành, lĩnh vực trọng điểm, có hướng dẫn cụ thể, nêu các yêu cầu, đề tài công khai để đội ngũ khoa học cả nước được tiếp cận. Bộ Khoa học và Công nghệ cần có hướng dẫn rất cụ thể, theo đó sở khoa học và công nghệ giúp tỉnh nêu yêu cầu, đầu bài, Bộ Khoa học và Công nghệ tập hợp thành các nhóm nhiệm vụ khoa học và công nghệ, công khai để đội ngũ khoa học đều được tiếp cận, thực hiện.

TSKH Phan Xuân Dũng trở thành Tân Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

(Kiến Thức) - Với 192/192 ủy viên Hội đồng Trung ương biểu quyết tán thành, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn danh sách Đoàn chủ tịch. TSKH Phan Xuân Dũng trở thành Tân Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA).

TSKH Phan Xuan Dung tro thanh Tan Chu tich Lien hiep cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat Viet Nam
 Tiến sĩ khoa học Phan Xuân Dũng trở thành Tân Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam. Ảnh: Xuân Phú
Tại phiên chính thức Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần VIII (nhiệm kỳ 2020 -2025) ngày 25/12, ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Trưởng tiểu ban Nhân sự Đại hội VIII đã công bố kết quả bầu cử Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra và Thường trực Đoàn Chủ tịch khóa VIII.
Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần VIII (nhiệm kỳ 2020 -2025) đã tổ chức bầu Đoàn chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam khóa VIII. Hội đồng Trung ương tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn danh sách Chủ tịch, Phó chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Tổng thư ký bầu cử bằng hình thức giơ tay biểu quyết.
Với kết quả 192/192 ủy viên Hội đồng Trung ương biểu quyết tán thành, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA) chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn danh sách Đoàn chủ tịch gồm 27 thành viên. TSKH Phan Xuân Dũng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Trung ương khóa VIII; ông Phạm Quang Thao và Nguyễn Hồng Diên là Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, ông Nguyễn Quyết Chiến là Tổng thư ký, Liên hiệp Hội Việt Nam khóa VIII; 9 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam và ông Phạm Quang Thao là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam.
Ông Đặng Vũ Minh được vinh danh bầu là Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA.
TSKH Phan Xuân Dũng, SN 1960, quê quán tại xã Đại Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông Dũng có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ khoa học.

[e-Magazine] Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: “Kế tục sự nghiệp vẻ vang, tập hợp đội ngũ trí thức… xây dựng Đất nước!”

“Nhận nhiệm vụ Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, điều tôi quan tâm nhất là làm sao kế tục sự nghiệp vẻ vang của các Đàn Anh đi trước, tập hợp đội ngũ trí thức để phục vụ tốt nhất sự nghiệp xây dựng Đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, TSKH Phan Xuân Dũng nói.

Hòa chung không khí phấn khởi mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần thứ VIII (Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam – VUSTA) và chào Xuân Tân Sửu 2021, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA đã có cuộc trao đổi cởi mở, chân tình với Báo Tri thức và Cuộc sống.

Kế tục sự nghiệp vẻ vang của các thế hệ Đàn Anh!

Đọc nhiều nhất

Tin mới