Cận cảnh tòa lâu đài đá hơn 2.000 tấn ở Ninh Bình

Cận cảnh tòa lâu đài đá hơn 2.000 tấn ở Ninh Bình

Từ phiến đá thô sơ, những người thợ đá Ninh Vân (Ninh Bình) đã chế tác, gắn kết tạo nên một tòa lâu đài đá khổng lồ độc nhất vô nhị ở Ninh Bình.

Đến làng nghề chế tác đá truyền thống Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình), du khách không khỏi choáng ngợp trước tòa lâu đài đá của nghệ nhân Lương Văn Quang (SN 1973, Chủ tịch Hội làng nghề chế tác đá truyền thống Ninh Vân). Ảnh: Báo Công thương
Đến làng nghề chế tác đá truyền thống Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình), du khách không khỏi choáng ngợp trước tòa lâu đài đá của nghệ nhân Lương Văn Quang (SN 1973, Chủ tịch Hội làng nghề chế tác đá truyền thống Ninh Vân). Ảnh: Báo Công thương
Tòa nhà 4 tầng nằm trên diện tích 3.000m2, cao 27 m, mặt bằng 450 m2, xây dựng toàn bằng đá có tổng trọng lượng 2.025 tấn. Ảnh: Tiền phong
Tòa nhà 4 tầng nằm trên diện tích 3.000m2, cao 27 m, mặt bằng 450 m2, xây dựng toàn bằng đá có tổng trọng lượng 2.025 tấn. Ảnh: Tiền phong
Đá dùng để xây tòa lâu đài là đá xanh Ninh Vân kết hợp với đá trắng ở Tây Nguyên. Ảnh: Người lao động
Đá dùng để xây tòa lâu đài là đá xanh Ninh Vân kết hợp với đá trắng ở Tây Nguyên. Ảnh: Người lao động
Đặc biệt, có phiến đá nặng 30 tấn, lắp ghép đá bằng ngõng, mộng. Ảnh: Báo Công thương
Đặc biệt, có phiến đá nặng 30 tấn, lắp ghép đá bằng ngõng, mộng. Ảnh: Báo Công thương
Theo nghệ nhân Lương Văn Quang, lâu đài đá được xây dựng trong 12 năm và đưa vào sử dụng từ giữa năm 2020. Ảnh: Dân trí
Theo nghệ nhân Lương Văn Quang, lâu đài đá được xây dựng trong 12 năm và đưa vào sử dụng từ giữa năm 2020. Ảnh: Dân trí
Việc xây dựng tòa lâu đài tốn nhiều thời gian bởi các công đoạn lắp ghép đá tỉ mỉ và chi tiết để đảm bảo an toàn và tính thẩm mĩ. Ảnh: Tiền phong
Việc xây dựng tòa lâu đài tốn nhiều thời gian bởi các công đoạn lắp ghép đá tỉ mỉ và chi tiết để đảm bảo an toàn và tính thẩm mĩ. Ảnh: Tiền phong
Thay vì sử dụng vôi vữa như bình thường, hệ thống móng, cột, dầm, xà bằng đá của tòa lâu đài được kết nối với nhau bằng kỹ thuật mộng đá (sử dụng keo dính truyền thống là vôi và mật mía). Ảnh: Dân trí
Thay vì sử dụng vôi vữa như bình thường, hệ thống móng, cột, dầm, xà bằng đá của tòa lâu đài được kết nối với nhau bằng kỹ thuật mộng đá (sử dụng keo dính truyền thống là vôi và mật mía). Ảnh: Dân trí
Điểm nhấn của tòa nhà đá là tầng 2 với diện tích 410m2, cao 5 m. Tường bao quanh tầng 2 là sự kết hợp giữa 21 cột đá và vách bưng đá gồm 20 tấm đá. Ảnh: Báo Công Thương
Điểm nhấn của tòa nhà đá là tầng 2 với diện tích 410m2, cao 5 m. Tường bao quanh tầng 2 là sự kết hợp giữa 21 cột đá và vách bưng đá gồm 20 tấm đá. Ảnh: Báo Công Thương
Cột đá nguyên khối cao 3,8 m, đường kính 0,9 m. Ảnh: Báo Công thương
Cột đá nguyên khối cao 3,8 m, đường kính 0,9 m. Ảnh: Báo Công thương
Vòm trần đại sảnh bằng đá gây choáng ngợp. Ảnh: Tiền phong
Vòm trần đại sảnh bằng đá gây choáng ngợp. Ảnh: Tiền phong
Lan can xung quanh, nền nhà tòa lâu đài được làm bằng đá xanh kết nối với nhau một cách tinh xảo và rất chắc chắn. Ảnh: Dân trí
Lan can xung quanh, nền nhà tòa lâu đài được làm bằng đá xanh kết nối với nhau một cách tinh xảo và rất chắc chắn. Ảnh: Dân trí
Khuôn viên rộng khoảng 3.000 m2 với không gian thoáng đãng, gần gũi thiên nhiên. Ảnh: Người lao động
Khuôn viên rộng khoảng 3.000 m2 với không gian thoáng đãng, gần gũi thiên nhiên. Ảnh: Người lao động
Ngắm biệt thự xa hoa không tưởng ở những ngôi “làng tỉ phú”

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.