Cận cảnh tên lửa Mỹ tố của Triều Tiên và được Nga sử dụng tấn công

Nhà Trắng cáo buộc Triều Tiên gần đây đã cung cấp cho Nga tên lửa đạn đạo và bệ phóng để sử dụng trong xung đột với Ukraine.

 
Can canh ten lua My to cua Trieu Tien va duoc Nga su dung tan cong
Hiện trường và mảnh vỡ tên lửa do Nga sử dụng tấn công tỉnh Kharkov ngày 2/1/2024. Ảnh cắt từ clip của hãng tin Reuters. 
Ngày 5/1, Thống đốc khu vực Kharkov cho biết vào cuối tháng 12/2023 và đầu tháng 1/2024, tỉnh này đã bị tấn công bởi tên lửa được sản xuất bên ngoài Liên bang Nga.
Trước đó vào hôm 4/1, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cáo buộc Triều Tiên gần đây đã cung cấp cho Nga tên lửa đạn đạo và bệ phóng để sử dụng trong cuộc chiến với Ukraine.
Theo hãng tin Reuters, ông Kirby đưa ra cáo buộc trên dựa trên thông tin tình báo mới được giải mật.
Ông Kirby nói: “Thông tin của chúng tôi chỉ ra rằng CHDCND Triều Tiên gần đây đã cung cấp cho Nga các bệ phóng tên lửa đạn đạo và một số tên lửa đạn đạo”.
Trong những ngày gần đây, các lực lượng Nga đã phóng ít nhất một trong số các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vào Ukraine và dường như tên lửa đã rơi xuống một bãi đất trống.
Ông cũng nói với các phóng viên rằng Mỹ sẽ đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ông Kirby gọi việc Triều Tiên chuyển vũ khí cho Nga là hành vi leo thang đáng kể và đáng lo ngại, đồng thời cho biết Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với những người hỗ trợ các thỏa thuận vũ khí này.
Can canh ten lua My to cua Trieu Tien va duoc Nga su dung tan cong-Hinh-2
Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, D.C., ngày 13/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN 

Trong khi đó, Reuters đã có được đoạn video quay lại hậu quả của cuộc không kích của Nga vào thủ phủ Kharkov ngày 2/1, trong đó có hình ảnh một tên lửa rơi xuống gần trung tâm Kharkov, để lại một hố sâu và các mảnh vỡ tên lửa.

Sau khi xem đoạn video do Reuters cung cấp Joost Oliemans, một nhà nghiên cứu và chuyên gia người Hà Lan về quân sự Triều Tiên, cho biết phần còn lại của quả tên lửa rơi xuống gần trung tâm Kharkov trông giống như đến từ Triều Tiên.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố của mình các công tố viên khu vực Kharkov chỉ nói rằng họ đang tiến hành một cuộc điều tra về quốc gia xuất xứ của 3 tên lửa được Nga sử dụng để tấn công thủ phủ tỉnh Kharkov hôm 2/1 mà không nêu tên Triều Tiên.
Lực lượng không quân Ukraine cũng cho biết họ chưa thể xác nhận quốc gia sản xuất tên lửa được Nga sử dụng để tấn công thủ phủ tỉnh Kharkov hôm 2/1.
Xem video hiện trường và mảnh vỡ tên lửa do Nga sử dụng tấn công tỉnh Kharkov ngày 2/1/2024. Nguồn: Reuters

Hiện trường và mảnh vỡ tên lửa do Nga sử dụng tấn công tỉnh Kharkov

Theo Reuters, Triều Tiên đã bị Liên hợp quốc cấm vận vũ khí kể từ khi nước này thử bom hạt nhân lần đầu tiên vào năm 2006.
Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - được thông qua với sự ủng hộ của Nga - cấm các nước buôn bán vũ khí hoặc thiết bị quân sự khác với Triều Tiên.
Vào tháng 11/2023, chính quyền Hàn Quốc cho biết Triều Tiên có thể đã cung cấp tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) cho Nga như một phần của thỏa thuận vũ khí lớn hơn, bao gồm cả việc cung cấp tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không, đạn pháo, đạn cối và súng trường.
Trước đó, truyền thông Nhật Bản đưa tin rằng Triều Tiên đã vận chuyển đạn dược, bao gồm cả đạn pháo, tới Nga bằng tàu hỏa.
Tuy nhiên, Triều Tiên đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ thông tin nêu trên, nhấn mạnh Triều Tiên vẫn không thay đổi lập trường nguyên tắc của mình về vấn đề giao dịch vũ khí với Nga, điều chưa bao giờ xảy ra.
Ngày 23/12/2023, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao nước này gọi cáo buộc Triều Tiên cung cấp đạn dược cho Nga là vô căn cứ.
Về phía Nga, theo Reuters ngày 5/1, Điện Kremlin không trả lời yêu cầu bình luận về khẳng định của Mỹ rằng Nga đã bắn tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Triều Tiên cung cấp vào Ukraine.
Trước đó, trong bản tin phát đi ngày 5/9/2023, Reuters cho biết khi được yêu cầu xác nhận thông tin cho rằng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Vladimir Putin có kế hoạch thảo luận về việc cung cấp vũ khí cho Moskva, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã từ chối bình luận.

Lai lịch dàn tên lửa Scud trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng 2022

Ban đầu, tên lửa Scud được Liên Xô thiết kế để mang theo đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên sau đó, loại tên lửa này đã được cải biên, để có thể mang theo đầu đạn thường, trước khi được Moscow viện trợ ra nước ngoài.

Lai lịch dàn tên lửa Scud trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng 2022
Lai lich dan ten lua Scud trung bay tai Trien lam Quoc phong 2022
Vừa qua, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022, tên lửa đạn đạo Scud là một trong những vũ khí thu hút rất nhiều sự quan tâm của khách thăm quan. Ảnh: Minh An.

Nga dội tên lửa, tàu điện ngầm của Kharkiv tê liệt

Đợt tấn công bằng tên lửa của Nga sáng 14/1 đã trúng hạ tầng quan trọng ở thủ đô Kiev và thành phố Kharkiv ở miền Đông Ukraine. Giới chức Ukraine cảnh báo sẽ còn có một đợt tấn công tên lửa ồ ạt nữa trong vài giờ tới.

Nga dội tên lửa, tàu điện ngầm của Kharkiv tê liệt

Nga doi ten lua, tau dien ngam cua Kharkiv te liet

Một ngôi nhà ở Kiev bị san phẳng sau vụ tấn công ngày 14/1

Theo phóng viên Reuters, hàng loạt vụ nổ vang lên ở Kiev trước khi tiếng còi báo động rú vang. Giới chức khuyến cáo người dân xuống hầm trú ẩn.

Tên lửa Ấn Độ vừa nhập biên chế Philippines mạnh tới đâu?

Dựa trên tên lửa hành trình P800 Onyx/Yakhont của Nga, tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos được đánh giá rất cao khi tác chiến.

Tên lửa Ấn Độ vừa nhập biên chế Philippines mạnh tới đâu?
Ten lua An Do vua nhap bien che Philippines manh toi dau?
Ấn Độ đã ký thỏa thuận với Philippines về việc bán tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã nêu chi tiết về việc Philippines chấp nhận thỏa thuận với giá 374 triệu USD. Đây là thương vụ quốc phòng lớn đầu tiên của Ấn Độ bán thiết bị được sản xuất trong nước. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.