Cận cảnh siêu hạm “què quặt” suýt bị đâm chìm của Mỹ

Cận cảnh siêu hạm “què quặt” suýt bị đâm chìm của Mỹ

(Kiến Thức) - Kể từ khi suýt bị đâm chìm vào hôm 21/8, khu trục USS John S. McCain mới xuất hiện trở lại và đang được chở về Nhật Bản.
 

Thật vậy, khu trục hạm có lượng giãn nước gần 9.000 tấn này đang được chở về cảng Yokosuka của Nhật Bản để có thể sửa chữa khi cơ sở hạ tầng hàng hải ở Singapore không đủ khả năng để vá lỗ hổng quá lớn thân của con tàu này. Nguồn ảnh: NBC News.
Thật vậy, khu trục hạm có lượng giãn nước gần 9.000 tấn này đang được chở về cảng Yokosuka của Nhật Bản để có thể sửa chữa khi cơ sở hạ tầng hàng hải ở Singapore không đủ khả năng để vá lỗ hổng quá lớn thân của con tàu này. Nguồn ảnh: NBC News.
Sau khi lưu lại Singapore hơn 1 tháng trời mà không đạt được bất kỳ kết quả khả quan nào, Bộ Tư lệnh Hạm đội 7 đã quyết định chở tàu  USS John S. McCain về Nhật Bản khi phương án để nó thực hiện hải trình từ Singapore về Yokosuka không khả thi, ngay cả khi lỗ hổng trên thân của nó đã được vá lại. Nguồn ảnh: Chicago Tribune.
Sau khi lưu lại Singapore hơn 1 tháng trời mà không đạt được bất kỳ kết quả khả quan nào, Bộ Tư lệnh Hạm đội 7 đã quyết định chở tàu USS John S. McCain về Nhật Bản khi phương án để nó thực hiện hải trình từ Singapore về Yokosuka không khả thi, ngay cả khi lỗ hổng trên thân của nó đã được vá lại. Nguồn ảnh: Chicago Tribune.
Hình ảnh tàu USS John S. McCain được thử nước sau khi lỗ hổng trên thân của nó được vá đỡ từ bên ngoài, tuy nhiên có vẻ như cách này không hiệu quả khi nước vẫn có thể thấm vào bên trong thân tàu. Với hải trình hơn 5.000km từ Singapore về Yokosuka, con tàu này sẽ chìm dưới đáy Biển Đông trước khi nó kịp đến biển Hoàng Hải. Nguồn ảnh: Business Insider.
Hình ảnh tàu USS John S. McCain được thử nước sau khi lỗ hổng trên thân của nó được vá đỡ từ bên ngoài, tuy nhiên có vẻ như cách này không hiệu quả khi nước vẫn có thể thấm vào bên trong thân tàu. Với hải trình hơn 5.000km từ Singapore về Yokosuka, con tàu này sẽ chìm dưới đáy Biển Đông trước khi nó kịp đến biển Hoàng Hải. Nguồn ảnh: Business Insider.
Và để có thể đưa USS John S. McCain về Yokosuka Hải quân Mỹ đã buộc phải nhờ đến tàu vận tải hạng nặng MV Treasure mới có thể chở con tàu này đến cần đến. Hôm 11/10 vừa rồi USS John S. McCain đã được đưa lên MV Treasure và hiện tại chúng đang trong hải trình về lại cảng Yokosuka. Nguồn ảnh: YouTube.
Và để có thể đưa USS John S. McCain về Yokosuka Hải quân Mỹ đã buộc phải nhờ đến tàu vận tải hạng nặng MV Treasure mới có thể chở con tàu này đến cần đến. Hôm 11/10 vừa rồi USS John S. McCain đã được đưa lên MV Treasure và hiện tại chúng đang trong hải trình về lại cảng Yokosuka. Nguồn ảnh: YouTube.
Cận cảnh vết vá trên thân trái tàu USS John S. McCain, vết đâm quá sâu khiến việc sử dụng tấm vá từ bên ngoài thân tàu dường như không khả thi trong trường hợp mặc dù nó đã được gia cố khá kỹ. Nguồn ảnh: YouTube.
Cận cảnh vết vá trên thân trái tàu USS John S. McCain, vết đâm quá sâu khiến việc sử dụng tấm vá từ bên ngoài thân tàu dường như không khả thi trong trường hợp mặc dù nó đã được gia cố khá kỹ. Nguồn ảnh: YouTube.
Hình ảnh USS John S. McCain trên tàu vận tải MV Treasure trên đường trở về Yokosuka sau khi mới rời khỏi cảng Singapore. Khu trục hạm dài 154m và có lượng giãn nước 8.900 tấn này gần như nằm lọt hoàn toàn vào bên trong thân tàu MV Treasure. Nguồn ảnh: seawaves.com.
Hình ảnh USS John S. McCain trên tàu vận tải MV Treasure trên đường trở về Yokosuka sau khi mới rời khỏi cảng Singapore. Khu trục hạm dài 154m và có lượng giãn nước 8.900 tấn này gần như nằm lọt hoàn toàn vào bên trong thân tàu MV Treasure. Nguồn ảnh: seawaves.com.
Ở một góc chụp khác ta có thể thấy tàu USS John S. McCain được đặt hơi chéo so với thân tàu MV Treasure do chiều dài của con tàu vận tải này không đủ để đưa hẳn USS John S. McCain vào bên trong. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ở một góc chụp khác ta có thể thấy tàu USS John S. McCain được đặt hơi chéo so với thân tàu MV Treasure do chiều dài của con tàu vận tải này không đủ để đưa hẳn USS John S. McCain vào bên trong. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sự cố tàu USS John S. McCain xảy ra ở vùng biển phía đông Singapore và Eo biển Malacca giữa tàu khu trục USS John S. McCain và một tàu chở dầu khiến cho 10 thủy thủ trên tàu USS John S. McCain mất tích và 5 người khác bị thương. Theo kết quả điều tra của Hải quân Mỹ tàu USS John S. McCain đã bị đâm khi cố đi cắt ngang qua mũi tàu chở dầu Helcion thuộc một công ty vận tải hàng hải Australia. Nguồn ảnh: Military Times.
Sự cố tàu USS John S. McCain xảy ra ở vùng biển phía đông Singapore và Eo biển Malacca giữa tàu khu trục USS John S. McCain và một tàu chở dầu khiến cho 10 thủy thủ trên tàu USS John S. McCain mất tích và 5 người khác bị thương. Theo kết quả điều tra của Hải quân Mỹ tàu USS John S. McCain đã bị đâm khi cố đi cắt ngang qua mũi tàu chở dầu Helcion thuộc một công ty vận tải hàng hải Australia. Nguồn ảnh: Military Times.
Khu trục hạm USS John S.McCaine (DDG-56) là một trong những chiến hạm Arleigh Burke mạnh nhất của Hải quân Mỹ. Nó được hạ thủy vào ngày 26/9/1992, chính thức biên chế tháng 7/1994. Bản thân con tàu này hiện thuộc Liên đội tàu khu trục số 15, Hạm đội 7, đóng căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản. Nguồn ảnh: Reuters.
Khu trục hạm USS John S.McCaine (DDG-56) là một trong những chiến hạm Arleigh Burke mạnh nhất của Hải quân Mỹ. Nó được hạ thủy vào ngày 26/9/1992, chính thức biên chế tháng 7/1994. Bản thân con tàu này hiện thuộc Liên đội tàu khu trục số 15, Hạm đội 7, đóng căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản. Nguồn ảnh: Reuters.
Nó có lượng giãn nước toàn tải khoảng 8.900 tấn, dài 154m, rộng 20m, mớn nước 9,4m và được trang bị hệ thống chiến đấu tiên tiến Aegis dành cho các chiếm hạm mạnh nhất của Hải quân Mỹ. Nhưng không hiểu sao hôm 21/8 hệ thống này lại không thể phát huy khả năng của mình khiến USS John S.McCaine bị đâm bởi một tàu chở dầu vốn nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy được. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Nó có lượng giãn nước toàn tải khoảng 8.900 tấn, dài 154m, rộng 20m, mớn nước 9,4m và được trang bị hệ thống chiến đấu tiên tiến Aegis dành cho các chiếm hạm mạnh nhất của Hải quân Mỹ. Nhưng không hiểu sao hôm 21/8 hệ thống này lại không thể phát huy khả năng của mình khiến USS John S.McCaine bị đâm bởi một tàu chở dầu vốn nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy được. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Để có thể đưa USS John S.McCaine vào hoạt động trở lại Hải quân Mỹ dự kiến phải mất ít nhất từ 3-4 tháng, thậm chí họ còn lạc quan rằng sẽ đưa khu trục hạm này ra khơi trở lại vào cuối tháng 12 năm nay. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia hàng hải tàu USS John S.McCaine chỉ có thể hoạt động trở lại vào qúy I năm 2018. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Để có thể đưa USS John S.McCaine vào hoạt động trở lại Hải quân Mỹ dự kiến phải mất ít nhất từ 3-4 tháng, thậm chí họ còn lạc quan rằng sẽ đưa khu trục hạm này ra khơi trở lại vào cuối tháng 12 năm nay. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia hàng hải tàu USS John S.McCaine chỉ có thể hoạt động trở lại vào qúy I năm 2018. Nguồn ảnh: Wikimedia.

GALLERY MỚI NHẤT