Tường tận nhóm tàu sân bay Mỹ sẵn sàng tấn công Triều Tiên

Tường tận nhóm tàu sân bay Mỹ sẵn sàng tấn công Triều Tiên

(Kiến Thức) - Nhóm tàu sân bay Mỹ tại Đông Bắc Á đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng tham chiến và cái duy nhất họ còn thiếu chính là một mã lệnh từ Washington.

Với những gì đang xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên, cùng những tuyên bố mang đầy tính gây chiến giữa hai bên nhưng rất khó để nổ ra một cuộc chiến mới trên bán đảo này một lần nữa. Dù vậy “khó” nhưng không phải là không thể, bởi nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump là một nước Mỹ khác và mọi chuyện đều có thể xảy ra theo cách mà chẳng ai có thể ngờ tới được. Còn  Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 (CSG-5) của Mỹ tại Đông Bắc Á thì chỉ cần đến một mã lệnh của Washington để xuất kích. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Với những gì đang xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên, cùng những tuyên bố mang đầy tính gây chiến giữa hai bên nhưng rất khó để nổ ra một cuộc chiến mới trên bán đảo này một lần nữa. Dù vậy “khó” nhưng không phải là không thể, bởi nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump là một nước Mỹ khác và mọi chuyện đều có thể xảy ra theo cách mà chẳng ai có thể ngờ tới được. Còn Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 (CSG-5) của Mỹ tại Đông Bắc Á thì chỉ cần đến một mã lệnh của Washington để xuất kích. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 (CSG-5), là biên đội tàu sân bay thường trực của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương có căn cứ chính tại Yokosuka , Nhật Bản. CSG hoạt động chủ yếu trong khu vực này từ năm 1944 cho tới tận ngày nay và là một phần của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 (CSG-5), là biên đội tàu sân bay thường trực của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương có căn cứ chính tại Yokosuka , Nhật Bản. CSG hoạt động chủ yếu trong khu vực này từ năm 1944 cho tới tận ngày nay và là một phần của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
CSG-5 hay các nhóm tàu thành viên của nó có lẽ đã quá quen thuộc trong các sự kiện nóng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong suốt thời gian gần đây. Và trong biên chế của CSG-5 luôn có ít nhất 11 tàu chiến, với 1 tàu sân bay hạt nhân, 7 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke và 3 tàu tuần dương hạm Ticonderoga, còn số trên chưa bao gồm các tàu đổ bộ, tàu đổ bộ tấn công và hổ trợ tác chiến khác. Nguồn ảnh: Wikipedia.
CSG-5 hay các nhóm tàu thành viên của nó có lẽ đã quá quen thuộc trong các sự kiện nóng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong suốt thời gian gần đây. Và trong biên chế của CSG-5 luôn có ít nhất 11 tàu chiến, với 1 tàu sân bay hạt nhân, 7 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke và 3 tàu tuần dương hạm Ticonderoga, còn số trên chưa bao gồm các tàu đổ bộ, tàu đổ bộ tấn công và hổ trợ tác chiến khác. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Trái tim của CSG-5 dĩ nhiên là tàu sân bay hạt nhân, với soái hạm là tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) “kẻ răn đe” của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi nó luôn được cử đến các điểm nóng như là một lời nhắc nhở về sức mạnh quân sự của Mỹ. Nhiều nhất trong số đó vẫn những lần nó xuất hiện tại Bán đảo Triều Tiên, nơi chiến tranh chưa bao giờ kết thúc sau hơn 60 năm. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Trái tim của CSG-5 dĩ nhiên là tàu sân bay hạt nhân, với soái hạm là tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) “kẻ răn đe” của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi nó luôn được cử đến các điểm nóng như là một lời nhắc nhở về sức mạnh quân sự của Mỹ. Nhiều nhất trong số đó vẫn những lần nó xuất hiện tại Bán đảo Triều Tiên, nơi chiến tranh chưa bao giờ kết thúc sau hơn 60 năm. Nguồn ảnh: Wikipedia.
USS Ronald Reagan là chiếc thứ 9 của lớp tàu sân bay hạt nhân Nimitz được hãng Northrop Grumman Newport News đóng cho Hải quân Mỹ. Nó được khởi đóng năm 1998, hạ thủy năm 2001 và chính thức biên chế năm 2003. Con tàu được đặt theo tên cố Tổng thống Ronald Wilson Reagan - Tổng thống thứ 40 của nước Mỹ cầm quyền trong giai đoạn 1981-1989. Nguồn ảnh: Wikipedia.
USS Ronald Reagan là chiếc thứ 9 của lớp tàu sân bay hạt nhân Nimitz được hãng Northrop Grumman Newport News đóng cho Hải quân Mỹ. Nó được khởi đóng năm 1998, hạ thủy năm 2001 và chính thức biên chế năm 2003. Con tàu được đặt theo tên cố Tổng thống Ronald Wilson Reagan - Tổng thống thứ 40 của nước Mỹ cầm quyền trong giai đoạn 1981-1989. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Giống như tàu sân bay lớp Nimitz khác, USS Ronald Reagan có thể chở đến 90 máy bay các loại, tập trung chủ yếu là tiêm kích trên hạm F/A-18E/F Super Hornet, máy bay cảnh báo sớm E-2C, trực thăng hải quân SH-60F Seahawk và máy bay vận tải hải quân C-2A Greyhound. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Giống như tàu sân bay lớp Nimitz khác, USS Ronald Reagan có thể chở đến 90 máy bay các loại, tập trung chủ yếu là tiêm kích trên hạm F/A-18E/F Super Hornet, máy bay cảnh báo sớm E-2C, trực thăng hải quân SH-60F Seahawk và máy bay vận tải hải quân C-2A Greyhound. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Và để bảo vệ tàu sân bay này, luôn song hành với nó là biên đội tàu khu trục mạnh nhất của Mỹ các tàu khu trục lớp Arleigh Burke với ít nhất 7 đơn vị. Gồm những cái tên như: USS Curtis Wilbur (DDG-54), USS John S. McCain (DDG-56), USS Fitzgerald (DDG-62), USS Stethem (DDG-63), USS Barry(DDG-52), USS McCampbell (DDG-85) và USS Mustin (DDG-89). Nguồn ảnh: Wikipedia.
Và để bảo vệ tàu sân bay này, luôn song hành với nó là biên đội tàu khu trục mạnh nhất của Mỹ các tàu khu trục lớp Arleigh Burke với ít nhất 7 đơn vị. Gồm những cái tên như: USS Curtis Wilbur (DDG-54), USS John S. McCain (DDG-56), USS Fitzgerald (DDG-62), USS Stethem (DDG-63), USS Barry(DDG-52), USS McCampbell (DDG-85) và USS Mustin (DDG-89). Nguồn ảnh: Wikipedia.
Các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke là mẫu tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Mỹ cũng như trên thế giới, chúng là xương sống của lực lượng tác chiến trên biển của Mỹ trong suốt 26 năm qua. Bản thân Arleigh Burke được biên chế cho tất cả các hạm đội thuộc Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke là mẫu tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Mỹ cũng như trên thế giới, chúng là xương sống của lực lượng tác chiến trên biển của Mỹ trong suốt 26 năm qua. Bản thân Arleigh Burke được biên chế cho tất cả các hạm đội thuộc Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Lực lượng tàu khu trục này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, khi vừa là lực lượng phòng vệ vừa là lực lượng tấn công. Để làm được điều đó Arleigh Burke được trang bị hệ thống vũ khí cực kỳ mạnh đủ sức đánh bại mọi đối thủ từ trên không, trên mặt đất cho đến dưới mặt nước. Trong ảnh là USS Fitzgerald (DDG-62) một trong số tàu Arleigh Burke bảo vệ cho tàu sân bay USS Ronald Reagan. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Lực lượng tàu khu trục này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, khi vừa là lực lượng phòng vệ vừa là lực lượng tấn công. Để làm được điều đó Arleigh Burke được trang bị hệ thống vũ khí cực kỳ mạnh đủ sức đánh bại mọi đối thủ từ trên không, trên mặt đất cho đến dưới mặt nước. Trong ảnh là USS Fitzgerald (DDG-62) một trong số tàu Arleigh Burke bảo vệ cho tàu sân bay USS Ronald Reagan. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Kho vũ khí tạo nên sức mạnh của Arleigh Burke chính là các tên lửa tấn công mà nó được trang bị như tên lửa hành trình Tomahawk, các tên lửa phòng không trên hạm RIM-161, RIM-162, và RIM-174A. Ngoài ra chúng còn được trang bị các tên lửa chống hạm Harpoon và tên lửa chống ngầm RUM-139. Nổi tiếng nhất trong số tên lửa trên vẫn là Tomahawk, khi nó là tên lửa tấn công chiến thuật chính của Hải quân Mỹ, với tầm bắn có thể đạt 1.700km. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Kho vũ khí tạo nên sức mạnh của Arleigh Burke chính là các tên lửa tấn công mà nó được trang bị như tên lửa hành trình Tomahawk, các tên lửa phòng không trên hạm RIM-161, RIM-162, và RIM-174A. Ngoài ra chúng còn được trang bị các tên lửa chống hạm Harpoon và tên lửa chống ngầm RUM-139. Nổi tiếng nhất trong số tên lửa trên vẫn là Tomahawk, khi nó là tên lửa tấn công chiến thuật chính của Hải quân Mỹ, với tầm bắn có thể đạt 1.700km. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Bên cạnh Arleigh Burke, CSG-5 còn có sự xuất hiện của nhóm ba tàu tuần dương lớp Ticonderoga gồm: USS Antietam (CG-54), USS Chancellorsville (CG-62) và USS Shiloh (CG-67). Trước khi Arleigh Burke xuất hiện Ticonderoga là lớp tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Bên cạnh Arleigh Burke, CSG-5 còn có sự xuất hiện của nhóm ba tàu tuần dương lớp Ticonderoga gồm: USS Antietam (CG-54), USS Chancellorsville (CG-62) và USS Shiloh (CG-67). Trước khi Arleigh Burke xuất hiện Ticonderoga là lớp tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Về khả năng tác chiến Ticonderoga sở hữu sức mạnh tấn công ngang ngửa so với Arleigh Burke nhưng nếu yếu hơn về khả năng tác chiến điện tử, thậm chí chính nhờ các công nghệ tiên tiến trên Arleigh Burke đã giúp Ticonderoga được hiện đại hóa và tiếp tục phục vụ trong Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Về khả năng tác chiến Ticonderoga sở hữu sức mạnh tấn công ngang ngửa so với Arleigh Burke nhưng nếu yếu hơn về khả năng tác chiến điện tử, thậm chí chính nhờ các công nghệ tiên tiến trên Arleigh Burke đã giúp Ticonderoga được hiện đại hóa và tiếp tục phục vụ trong Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Nhìn chung nhóm tàu phòng vệ trong CSG-5 đóng vai đặc biệt quan trọng trong nhóm tác chiến tàu sân bay, khi chúng là lực lượng bảo vệ chính cho toàn bộ nhóm tàu cũng như hổ trợ tấn công bên cạnh các phi đội chiến đấu cơ do tàu sân bay mang theo. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Nhìn chung nhóm tàu phòng vệ trong CSG-5 đóng vai đặc biệt quan trọng trong nhóm tác chiến tàu sân bay, khi chúng là lực lượng bảo vệ chính cho toàn bộ nhóm tàu cũng như hổ trợ tấn công bên cạnh các phi đội chiến đấu cơ do tàu sân bay mang theo. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Sức mạnh cuối cùng tạo nên nền tảng của nhóm tác chiến tàu sân bay đó chính là các phi đội không vận. Và CSF-5 được biên chế 9 phi đội chính gồm: 4 phi đội tiêm kích VFA-27, VFA-102, VFA-115 và VFA-195 với trang bị chính là tiêm kích trên hạm F/A-18E Super Hornet, một phi đội cảnh báo sớm VAW-115 với E-2C Hawkeye 2000, một phi đội tác chiến điện tử VAQ-141 với EA-18G Growler và ba phi đội vận tải hàng không. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Sức mạnh cuối cùng tạo nên nền tảng của nhóm tác chiến tàu sân bay đó chính là các phi đội không vận. Và CSF-5 được biên chế 9 phi đội chính gồm: 4 phi đội tiêm kích VFA-27, VFA-102, VFA-115 và VFA-195 với trang bị chính là tiêm kích trên hạm F/A-18E Super Hornet, một phi đội cảnh báo sớm VAW-115 với E-2C Hawkeye 2000, một phi đội tác chiến điện tử VAQ-141 với EA-18G Growler và ba phi đội vận tải hàng không. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Các phi đội này tạo nên nền tảng tấn công tầm xa cho nhóm tác chiến tàu sân bay, đóng vai trò trọng tâm là các phi đội chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet lực lượng tấn công chính trên các tàu sân bay Mỹ. F/A-18E Super Hornet có bán kính chiến đấu lên đến hơn 700km với khả năng mang theo hơn 8 tấn vũ khí các loại. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Các phi đội này tạo nên nền tảng tấn công tầm xa cho nhóm tác chiến tàu sân bay, đóng vai trò trọng tâm là các phi đội chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet lực lượng tấn công chính trên các tàu sân bay Mỹ. F/A-18E Super Hornet có bán kính chiến đấu lên đến hơn 700km với khả năng mang theo hơn 8 tấn vũ khí các loại. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Khả năng tác chiến của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ nhìn chung không chỉ sẵn sàng khi có các tình huống gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia của Mỹ, mà cả những lúc bình thường chúng vẫn được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Do đó khi có mã lệnh từ Washington nhóm tàu này sẽ ngay lập tức được triển khai đến các khu vực nóng nhất trên thế giới hoặc thực hiện tấn công phủ đầu đối phương từ xa. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Khả năng tác chiến của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ nhìn chung không chỉ sẵn sàng khi có các tình huống gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia của Mỹ, mà cả những lúc bình thường chúng vẫn được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Do đó khi có mã lệnh từ Washington nhóm tàu này sẽ ngay lập tức được triển khai đến các khu vực nóng nhất trên thế giới hoặc thực hiện tấn công phủ đầu đối phương từ xa. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT