Cận cảnh “sát thủ săn ngầm” Ka-25 của Việt Nam

Cận cảnh “sát thủ săn ngầm” Ka-25 của Việt Nam

(Kiến Thức) - Trực thăng săn ngầm Ka-25 đóng góp phần quan trọng trong quá trình bảo vệ biển đảo Tổ quốc, đặc biệt là quần đảo Trường Sa những năm 1980.

Theo tài liệu Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, ngày 13/1/1979, Không quân Hải quân Việt Nam chính thức được thành lập gồm hai phi đội: Phi đội 1 gồm 6 máy bay  trực thăng săn ngầm Ka-25, căn cứ đóng quân ban đầu tại sân bay Kiến An sau đó chuyển về sân bay Cát Bi; Phi đội 2 gồm 4 máy bay vận tải tuần thám thủy phi cơ Be-12 ở Cam Ranh sau đó chuyển về Cát Bi. Trong ảnh là một trong 6 trực thăng Ka-25 mà Việt Nam nhận được từ Liên Xô.
Theo tài liệu Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, ngày 13/1/1979, Không quân Hải quân Việt Nam chính thức được thành lập gồm hai phi đội: Phi đội 1 gồm 6 máy bay trực thăng săn ngầm Ka-25, căn cứ đóng quân ban đầu tại sân bay Kiến An sau đó chuyển về sân bay Cát Bi; Phi đội 2 gồm 4 máy bay vận tải tuần thám thủy phi cơ Be-12 ở Cam Ranh sau đó chuyển về Cát Bi. Trong ảnh là một trong 6 trực thăng Ka-25 mà Việt Nam nhận được từ Liên Xô.
Trực thăng săn ngầm Ka-25 số hiệu 755 trong suốt thời gian phục vụ đã tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc như trinh sát các mục tiêu trên biển, dưới mặt nước, chỉ huy, tìm kiếm, cứu hộ, tuần tra bảo vệ vùng biển và vùng trời. Trong thời gian đầu những năm 1980, hàng tuần có đến 8-10 chuyến bay Ka-25 trinh sát biển.
Trực thăng săn ngầm Ka-25 số hiệu 755 trong suốt thời gian phục vụ đã tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc như trinh sát các mục tiêu trên biển, dưới mặt nước, chỉ huy, tìm kiếm, cứu hộ, tuần tra bảo vệ vùng biển và vùng trời. Trong thời gian đầu những năm 1980, hàng tuần có đến 8-10 chuyến bay Ka-25 trinh sát biển.
Trực thăng săn ngầm Ka-25 (NATO định danh là Hormone) do Kamov nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950-1960 nhằm tăng cường khả năng săn tìm tàu ngầm Mỹ, NATO cho Hải quân Liên Xô. Ka-25 mở đầu dòng trực thăng săn ngầm nổi danh của Liên Xô.
Trực thăng săn ngầm Ka-25 (NATO định danh là Hormone) do Kamov nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950-1960 nhằm tăng cường khả năng săn tìm tàu ngầm Mỹ, NATO cho Hải quân Liên Xô. Ka-25 mở đầu dòng trực thăng săn ngầm nổi danh của Liên Xô.
Điểm làm cho Ka-25 độc đáo hơn các dòng trực thăng khác trên thế giới chính là cơ cấu cánh quạt nâng thiết kế "sơ đồ cánh quạt đồng trục" (hai cánh quạt chồng lên nhau). Đặc điểm của sơ đồ này là không có cánh quạt đuôi mà có 2 bộ cánh quạt nâng đồng trục quay ngược chiều nhau để triệt tiêu mô men quay thân máy bay. Sơ đồ cánh quạt này có rất nhiều ưu điểm: vì có 2 cánh quạt nâng nên đường kính, vận tốc quay của cánh quạt không cần lớn lắm cho phép cánh quạt hoạt động trong khoảng hiệu suất cao nhất, và độ an toàn chống cộng hưởng, chống rung giật cánh quạt tốt, không mất phần công suất hoang phí như loại Sikorsky.
Điểm làm cho Ka-25 độc đáo hơn các dòng trực thăng khác trên thế giới chính là cơ cấu cánh quạt nâng thiết kế "sơ đồ cánh quạt đồng trục" (hai cánh quạt chồng lên nhau). Đặc điểm của sơ đồ này là không có cánh quạt đuôi mà có 2 bộ cánh quạt nâng đồng trục quay ngược chiều nhau để triệt tiêu mô men quay thân máy bay. Sơ đồ cánh quạt này có rất nhiều ưu điểm: vì có 2 cánh quạt nâng nên đường kính, vận tốc quay của cánh quạt không cần lớn lắm cho phép cánh quạt hoạt động trong khoảng hiệu suất cao nhất, và độ an toàn chống cộng hưởng, chống rung giật cánh quạt tốt, không mất phần công suất hoang phí như loại Sikorsky.
Để tác chiến chống ngầm, Ka-25 được trang bị nhiều khí tài hỗ trợ gồm radar băng I/J, sonar OKA-2. Trong ảnh, cảm biến phục vụ chống ngầm cho trực thăng được gắn dưới mũi buồng lái Ka-25 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Để tác chiến chống ngầm, Ka-25 được trang bị nhiều khí tài hỗ trợ gồm radar băng I/J, sonar OKA-2. Trong ảnh, cảm biến phục vụ chống ngầm cho trực thăng được gắn dưới mũi buồng lái Ka-25 trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Ngoài khí tài trinh sát tàu ngầm, trực thăng Ka-25 có khả năng mang đa dạng vũ khí với tải trọng tới 1,9 tấn ở giá treo ngoài và khoang vũ khí trong thân. Ảnh: cận cảnh hai cánh cửa khoang vũ khí trong thân.
Ngoài khí tài trinh sát tàu ngầm, trực thăng Ka-25 có khả năng mang đa dạng vũ khí với tải trọng tới 1,9 tấn ở giá treo ngoài và khoang vũ khí trong thân. Ảnh: cận cảnh hai cánh cửa khoang vũ khí trong thân.
Bên trong khoang vũ khí có thể chứa 1-2 quả ngư lôi săn ngầm cỡ 450mm AT-1/AT-1M đạt tầm bắn 10km, lắp đầu nổ 90kg, tốc độ hành trình 28-30 hải lý/h xuyên sâu xuống mặt nước 20-200m. Trực thăng có thể thả AT-1 ở độ cao 20m tới 500m.
Bên trong khoang vũ khí có thể chứa 1-2 quả ngư lôi săn ngầm cỡ 450mm AT-1/AT-1M đạt tầm bắn 10km, lắp đầu nổ 90kg, tốc độ hành trình 28-30 hải lý/h xuyên sâu xuống mặt nước 20-200m. Trực thăng có thể thả AT-1 ở độ cao 20m tới 500m.
Ngoài ra, hai bên hông máy bay còn có giá treo cho mang 2-4 quả bom nổ phá thông thường.
Ngoài ra, hai bên hông máy bay còn có giá treo cho mang 2-4 quả bom nổ phá thông thường.
Cận cảnh cabin lái của trực thăng chống ngầm Ka-25.
Cận cảnh cabin lái của trực thăng chống ngầm Ka-25.
Máy bay trang bị hai động cơ tuốc bin trục GTD-3F cho tốc độ bay tối đa 209km/h, tầm bay 400km, trần bay 3,3km.
Máy bay trang bị hai động cơ tuốc bin trục GTD-3F cho tốc độ bay tối đa 209km/h, tầm bay 400km, trần bay 3,3km.
Đuôi máy bay được trang bị cảm biến quang - điện Tie Rod "nhìn xuống dưới" và cảm biến phát hiện từ tính lạ.
Đuôi máy bay được trang bị cảm biến quang - điện Tie Rod "nhìn xuống dưới" và cảm biến phát hiện từ tính lạ.

GALLERY MỚI NHẤT