Cận cảnh kỹ thuật làm phim kinh dị tại Trung Quốc

Cận cảnh kỹ thuật làm phim kinh dị tại Trung Quốc

Trung Quốc không tạo ra siêu phẩm kinh dị hàng đầu nhưng những cảnh chém giết, chết không toàn thây không thiếu trên màn ảnh.

Hollywood là thánh địa về  siêu phẩm kinh dị trên thế giới. Và trong địa hạt này, Trung Quốc chỉ là tay mơ. Tại quốc gia này, phim kinh dị thường có cảnh đáng sợ nhân vật bị chặt một bộ phận cơ thể hay dao cứa khắp người. Tuy nhiên, các nhà làm phim không ít lần khiến khán giả lắc đầu khi lạm dụng kỹ xảo. Tân thần điêu đại hiệp bị chỉ trích vì cảnh chặt tay Dương Quá lộ rõ kỹ xảo mức “5 xu”.
Hollywood là thánh địa về siêu phẩm kinh dị trên thế giới. Và trong địa hạt này, Trung Quốc chỉ là tay mơ. Tại quốc gia này, phim kinh dị thường có cảnh đáng sợ nhân vật bị chặt một bộ phận cơ thể hay dao cứa khắp người. Tuy nhiên, các nhà làm phim không ít lần khiến khán giả lắc đầu khi lạm dụng kỹ xảo. Tân thần điêu đại hiệp bị chỉ trích vì cảnh chặt tay Dương Quá lộ rõ kỹ xảo mức “5 xu”.
Theo China, những năm gần đây, các nhà làm phim đã đầu tư hơn về khâu chế tác hậu kỳ trên phim trường. Sở Kiều truyện tạo nên độ chân thực nhờ kỹ xảo kết hợp chế tác hậu kỳ với cảnh nữ chính rơi vào trận săn người.
Theo China, những năm gần đây, các nhà làm phim đã đầu tư hơn về khâu chế tác hậu kỳ trên phim trường. Sở Kiều truyện tạo nên độ chân thực nhờ kỹ xảo kết hợp chế tác hậu kỳ với cảnh nữ chính rơi vào trận săn người.
“Việc tạo ra những phiên bản người giả như thật mới là công nghệ làm phim kinh dị được đầu tư nhất hiện nay”, chế tác Lưu Cát nói. Thiết kế họ Lưu cho biết không phải đoàn phim nào cũng đủ kinh phí tạo ra hàng trăm người “giả” bị chém giết trên màn ảnh. Ngay cả cảnh quay cứa cổ thường thấy nếu được đầu tư cũng tạo ra sự chân thực cao. “Để quay cảnh này, chúng tôi dán lớp silicon bên ngoài cổ diễn viên. Bên trong dán nhiều lớp huyết tương. Chỉ cần đạo diễn hô diễn, phần dao rạch trên cổ sẽ khiến túi huyết tương phía sau bị vỡ, rất hiệu quả”.
“Việc tạo ra những phiên bản người giả như thật mới là công nghệ làm phim kinh dị được đầu tư nhất hiện nay”, chế tác Lưu Cát nói. Thiết kế họ Lưu cho biết không phải đoàn phim nào cũng đủ kinh phí tạo ra hàng trăm người “giả” bị chém giết trên màn ảnh. Ngay cả cảnh quay cứa cổ thường thấy nếu được đầu tư cũng tạo ra sự chân thực cao. “Để quay cảnh này, chúng tôi dán lớp silicon bên ngoài cổ diễn viên. Bên trong dán nhiều lớp huyết tương. Chỉ cần đạo diễn hô diễn, phần dao rạch trên cổ sẽ khiến túi huyết tương phía sau bị vỡ, rất hiệu quả”.
Những vết thương do rạch là kết quả của quá trình vẽ tỉ mỉ bằng các dụng cụ chuyên dụng.
Những vết thương do rạch là kết quả của quá trình vẽ tỉ mỉ bằng các dụng cụ chuyên dụng.
Dung dịch đạo cụ tạo máu được chuẩn bị trước mỗi cảnh quay. Với những phim kinh phí thấp, dung dịch này được chuẩn bị sơ sài. Nhưng đoàn phim chịu khó đầu tư, họ chú trọng từng chi tiết dù là nhỏ nhất. “Ví dụ máu khi mới tuôn ra sẽ có màu đỏ. Lát sau, sắc máu tối dần, biến thành nâu đậm. Chúng tôi thường pha trộn với cà phê để tạo ra màu giống nhất”, Lưu Cát nói thêm.
Dung dịch đạo cụ tạo máu được chuẩn bị trước mỗi cảnh quay. Với những phim kinh phí thấp, dung dịch này được chuẩn bị sơ sài. Nhưng đoàn phim chịu khó đầu tư, họ chú trọng từng chi tiết dù là nhỏ nhất. “Ví dụ máu khi mới tuôn ra sẽ có màu đỏ. Lát sau, sắc máu tối dần, biến thành nâu đậm. Chúng tôi thường pha trộn với cà phê để tạo ra màu giống nhất”, Lưu Cát nói thêm.
Những mô hình đầu người giống như thật là sản phẩm của quá trình chế tác tinh xảo.
Những mô hình đầu người giống như thật là sản phẩm của quá trình chế tác tinh xảo.
Trên màn ảnh, khán giả chứng kiến cảnh kinh dị như ngũ mã phanh thây. Thực tế, đây hoàn toàn là sản phẩm từ silicon. "Không đoàn phim nào thiếu silicon", một nhà thiết kế khác cho biết.
Trên màn ảnh, khán giả chứng kiến cảnh kinh dị như ngũ mã phanh thây. Thực tế, đây hoàn toàn là sản phẩm từ silicon. "Không đoàn phim nào thiếu silicon", một nhà thiết kế khác cho biết.
Thông thường, diễn viên sẽ được mặc sẵn những đồ vật giả như thế này. Sau khi quá trình quay hoàn tất, ê-kíp sử dụng công nghệ kỹ xảo để xử lý hình ảnh.
Thông thường, diễn viên sẽ được mặc sẵn những đồ vật giả như thế này. Sau khi quá trình quay hoàn tất, ê-kíp sử dụng công nghệ kỹ xảo để xử lý hình ảnh.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.