Cận cảnh kiến trúc “tổ ong” trăm tuổi độc đáo nhất thế giới

Cận cảnh kiến trúc “tổ ong” trăm tuổi độc đáo nhất thế giới

Cung điện được vua Maharaja Sawai Pratap Singh của triều đại Mughal cho xây vào năm 1799 bằng đá sa thạch hồng, gồm 5 tầng với kiến trúc mô phỏng theo chiếc vương miện của vị thần Krishna.

 Hawa Mahal, còn gọi là Cung điện của gió, là công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của thành phố cổ Jaipur, bang Rajasthan, Ấn Độ. Ảnh: Indiatravelpage.com.
Hawa Mahal, còn gọi là Cung điện của gió, là công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của thành phố cổ Jaipur, bang Rajasthan, Ấn Độ. Ảnh: Indiatravelpage.com.
Cung điện được vua Maharaja Sawai Pratap Singh của triều đại Mughal cho xây vào năm 1799 bằng đá sa thạch hồng, gồm 5 tầng với kiến trúc mô phỏng theo chiếc vương miện của vị thần Krishna. Ảnh: The Independent.
Cung điện được vua Maharaja Sawai Pratap Singh của triều đại Mughal cho xây vào năm 1799 bằng đá sa thạch hồng, gồm 5 tầng với kiến trúc mô phỏng theo chiếc vương miện của vị thần Krishna. Ảnh: The Independent.
Nhìn từ phía ngoài, cung điện trông giống như một tổ ong khổng lồ với 953 ô cửa được trang trí, chạm trổ tinh tế đến từng chi tiết. Ảnh: Halal Trip India.
Nhìn từ phía ngoài, cung điện trông giống như một tổ ong khổng lồ với 953 ô cửa được trang trí, chạm trổ tinh tế đến từng chi tiết. Ảnh: Halal Trip India.
Hệ thống các ô cửa sổ nhỏ hứng các luồng gió từ ngoài thổi vào, giữ cho cung điện luôn luôn thoáng đãng và mát mẻ. Ảnh: East Indian Traveller.
Hệ thống các ô cửa sổ nhỏ hứng các luồng gió từ ngoài thổi vào, giữ cho cung điện luôn luôn thoáng đãng và mát mẻ. Ảnh: East Indian Traveller.
Những ban công nhỏ chắn ngang cửa sổ và mái vòm được gắn vào các gờ tạo nên điểm nhấn, tôn thêm vẻ đẹp của cung điện có kiến trúc đặc biệt này. Ảnh: Wikipedia.
Những ban công nhỏ chắn ngang cửa sổ và mái vòm được gắn vào các gờ tạo nên điểm nhấn, tôn thêm vẻ đẹp của cung điện có kiến trúc đặc biệt này. Ảnh: Wikipedia.
Các gian phòng bên trong cung điện có những ô kính màu toát lên vẻ rực rỡ khi ánh nắng chiếu vào, cùng những hàng cột trụ thanh thoát, được tạo tác tinh tế. Ảnh: Travellive.
Các gian phòng bên trong cung điện có những ô kính màu toát lên vẻ rực rỡ khi ánh nắng chiếu vào, cùng những hàng cột trụ thanh thoát, được tạo tác tinh tế. Ảnh: Travellive.
Công trình này được xây để cung nữ có thể quan sát cuộc sống thường ngày và những lễ hội trên đường phố Jaipur. Ngược lại, người ngoài không nhìn thấy được bên trong cung điện. Ảnh: Phil and Garth.
Công trình này được xây để cung nữ có thể quan sát cuộc sống thường ngày và những lễ hội trên đường phố Jaipur. Ngược lại, người ngoài không nhìn thấy được bên trong cung điện. Ảnh: Phil and Garth.
Hawa Mahal đặc biệt nổi bật vào buổi sáng, khi những tia nắng mặt trời chiếu lên mặt tiền làm toàn bộ cung điện trở nên rực rỡ. Ảnh: India Map.
Hawa Mahal đặc biệt nổi bật vào buổi sáng, khi những tia nắng mặt trời chiếu lên mặt tiền làm toàn bộ cung điện trở nên rực rỡ. Ảnh: India Map.
Mặt sau cung điện (thực chất là mặt tiền, còn mặt hướng ra phố mới là mặt hậu) kết nối với một khu phức hợp rộng lớn của hoàng gia. Lối vào cung điện nằm ở khu vực này. Ảnh: AirAsia.
Mặt sau cung điện (thực chất là mặt tiền, còn mặt hướng ra phố mới là mặt hậu) kết nối với một khu phức hợp rộng lớn của hoàng gia. Lối vào cung điện nằm ở khu vực này. Ảnh: AirAsia.
Ngày nay, cung điện Hawa Mahal là một phần của Di sản văn hóa thế giới Thành phố Jaipur, được UNESCO công nhận vào năm 2019. Ảnh: Windows Spotlight Images.
Ngày nay, cung điện Hawa Mahal là một phần của Di sản văn hóa thế giới Thành phố Jaipur, được UNESCO công nhận vào năm 2019. Ảnh: Windows Spotlight Images.
Mời quý độc giả xem video: Người dân New Delhi, Ấn Độ thất vọng vì là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.