Cận cảnh cột kinh cổ cực kỳ quý ở Cố đô Hoa Lư

Cận cảnh cột kinh cổ cực kỳ quý ở Cố đô Hoa Lư

(Kiến Thức) - Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ được vua Lê Đại Hành cho dựng ở Cố đô Hoa Lư vào năm 995, đến nay vẫn đứng vững sau hơn 1.000 năm lịch sử.

Chùa Nhất Trụ nằm trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, được xây dựng từ thời Tiền Lê. Đây là nơi lưu giữ cột kinh Phật bằng đá cổ xưa nhất Việt Nam.
Chùa Nhất Trụ nằm trong quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, được xây dựng từ thời Tiền Lê. Đây là nơi lưu giữ cột kinh Phật bằng đá cổ xưa nhất Việt Nam.
Các nghiên cứu cho thấy, cột kinh Phật chùa Nhất Trụ được vua Lê Đại Hành cho dựng vào năm 995 nhằm cầu mong quốc thái dân an, triều đình vững mạnh và sự tin tưởng nhiệm màu của Phật pháp.
Các nghiên cứu cho thấy, cột kinh Phật chùa Nhất Trụ được vua Lê Đại Hành cho dựng vào năm 995 nhằm cầu mong quốc thái dân an, triều đình vững mạnh và sự tin tưởng nhiệm màu của Phật pháp.
Cột kinh Phật hơn 1.000 năm tuổi này được làm bằng đá, cao 4,16m,nặng 4,5 tấn, được lắp ghép bằng 6 bộ phận khác nhau bao gồm: Tảng vuông, đế tròn, thân bát giác, thớt bát giác, đấu bát giác và đỉnh hoa sen.
Cột kinh Phật hơn 1.000 năm tuổi này được làm bằng đá, cao 4,16m,nặng 4,5 tấn, được lắp ghép bằng 6 bộ phận khác nhau bao gồm: Tảng vuông, đế tròn, thân bát giác, thớt bát giác, đấu bát giác và đỉnh hoa sen.
Các bộ phận của cột kinh Phật được gắn chặt với nhau bằng mộng mà không cần sử dụng chất kết dính, trải qua rất nhiều giai đoạn lịch sử vẫn vững chắc và giữ được dáng vẻ ban đầu.
Các bộ phận của cột kinh Phật được gắn chặt với nhau bằng mộng mà không cần sử dụng chất kết dính, trải qua rất nhiều giai đoạn lịch sử vẫn vững chắc và giữ được dáng vẻ ban đầu.
Không chỉ độc đáo về kiến trúc, cột kinh chùa Nhất Trụ còn là một hiện vật độc bản có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Trên tám mặt của cây cột khắc khoảng 2.500 chữ Hán.
Không chỉ độc đáo về kiến trúc, cột kinh chùa Nhất Trụ còn là một hiện vật độc bản có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Trên tám mặt của cây cột khắc khoảng 2.500 chữ Hán.
Dù nhiều phần đã mờ theo thời gian, các nhà nghiên cứu vẫn nhận diện được những nội dung chủ đạo của cột kinh, là những lạc khoản, kệ kinh Phật phản ánh một giai đoạn lịch sử của Phật giáo Việt Nam.
Dù nhiều phần đã mờ theo thời gian, các nhà nghiên cứu vẫn nhận diện được những nội dung chủ đạo của cột kinh, là những lạc khoản, kệ kinh Phật phản ánh một giai đoạn lịch sử của Phật giáo Việt Nam.
Có thể nói, cột kinh này là dấu mốc cho sự phát triển của đạo Phật ở nước ta thời kỳ bắt đầu giành quyền tự chủ, độc lập, đồng thời cũng thể hiện sự khéo léo trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc trên đá, nghệ thuật chế tác của ông cha ta thời bấy giờ.
Có thể nói, cột kinh này là dấu mốc cho sự phát triển của đạo Phật ở nước ta thời kỳ bắt đầu giành quyền tự chủ, độc lập, đồng thời cũng thể hiện sự khéo léo trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc trên đá, nghệ thuật chế tác của ông cha ta thời bấy giờ.
Với những giá trị lịch sử nổi bật, vào năm 2015 cột kinh chùa Nhất Trụ đã được công nhận đây là bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Với những giá trị lịch sử nổi bật, vào năm 2015 cột kinh chùa Nhất Trụ đã được công nhận đây là bảo vật quốc gia của Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT