Cận cảnh các loài chim cu cu thú vị của Việt Nam (1)

Cận cảnh các loài chim cu cu thú vị của Việt Nam (1)

Trong thế giới chim chóc, họ Cu cu (Cuculidae) gồm một số loài chim quen thuộc với người Việt như bìm bịp, tu hú cùng các loài chim có cái tên kỳ lạ như khát nước, tìm vịt, bắt cô trói cột...

Bìm bịp lớn (Centropus sinensis) dài 48-52 cm, là loài định cư, phổ biến, phân bố trong cả nước. Sinh cảnh của  loài chim này là rừng mởm khu vực trống trải, rừng thứ sinh, bìa rừng, cây bụi, cỏ lau sậy, rừng ngập mặn. Ảnh: eBird.
Bìm bịp lớn (Centropus sinensis) dài 48-52 cm, là loài định cư, phổ biến, phân bố trong cả nước. Sinh cảnh của loài chim này là rừng mởm khu vực trống trải, rừng thứ sinh, bìa rừng, cây bụi, cỏ lau sậy, rừng ngập mặn. Ảnh: eBird.
Bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis) dài 38-39 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến đến phổ biến trong cả nước, di cư không phổ biến qua Đông Bắc, Bắc Trung Bộ. Chúng sống ở đồng cỏ, cây bụi, đầm lầy lau sậy.
Bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis) dài 38-39 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến đến phổ biến trong cả nước, di cư không phổ biến qua Đông Bắc, Bắc Trung Bộ. Chúng sống ở đồng cỏ, cây bụi, đầm lầy lau sậy.
Phướn (Phaenicophaeus tristis) dài 52-60 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng đầm lầy nước ngọt, rừng thứ sinh, cây bụi ven biển, rừng tre nứa, rừng trồng.
Phướn (Phaenicophaeus tristis) dài 52-60 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng đầm lầy nước ngọt, rừng thứ sinh, cây bụi ven biển, rừng tre nứa, rừng trồng.
Phướn đất (Carpococcyx renauldi) dài 68-69 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại phía Đông Nam vùng Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh. Tình trạng bảo tồn: Sắp nguy cấp (Sách Đỏ IUCN), Sắp nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam).
Phướn đất (Carpococcyx renauldi) dài 68-69 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại phía Đông Nam vùng Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh. Tình trạng bảo tồn: Sắp nguy cấp (Sách Đỏ IUCN), Sắp nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam).
Tu hú (Eudynamys scolopacea) dài 40-44 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Trung Bộ, Nam Bộ, di cư phổ biến của Đông Bắc. Sinh cảnh của loài này là rừng thứ sinh, rừng gỗ trống trải, khu vực canh tác, vườn, công viên.
Tu hú (Eudynamys scolopacea) dài 40-44 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Trung Bộ, Nam Bộ, di cư phổ biến của Đông Bắc. Sinh cảnh của loài này là rừng thứ sinh, rừng gỗ trống trải, khu vực canh tác, vườn, công viên.
Khát nước (Clamator coromandus) dài 38-42 cm, là loài trú đông sinh sản, không phổ biến tại Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ, định cư không phổ biến tại Nam Bộ, di cư tương đối phổ biến qua Đông Bắc. Sinh cảnh của chúng là rừng thứ sinh, cây bụi, rừng tre nứa, rừng thường xanh, rừng ngập mặn.
Khát nước (Clamator coromandus) dài 38-42 cm, là loài trú đông sinh sản, không phổ biến tại Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ, định cư không phổ biến tại Nam Bộ, di cư tương đối phổ biến qua Đông Bắc. Sinh cảnh của chúng là rừng thứ sinh, cây bụi, rừng tre nứa, rừng thường xanh, rừng ngập mặn.
Tìm vịt xanh (Chrysococcyx maculatus) dài 17-18 cm, là loài định cư không phổ biến tại Bắc và Trung Trung Bộ, trú đông không phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ghi nhận không thường xuyên tại vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, thỉnh thoảng ở rừng đầm lầy nước ngọt, rừng trồng và vườn trong thời gian di cư và trú đông.
Tìm vịt xanh (Chrysococcyx maculatus) dài 17-18 cm, là loài định cư không phổ biến tại Bắc và Trung Trung Bộ, trú đông không phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ghi nhận không thường xuyên tại vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, thỉnh thoảng ở rừng đầm lầy nước ngọt, rừng trồng và vườn trong thời gian di cư và trú đông.
Tìm vịt tím (Chrysococcyx xanthorhynchus) dài 16/17 cm, là loài định cư không phổ biến tại Trung Bộ và Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng rụng lá, thỉnh thoảng ghi nhận tại các công viên, vườn trong quá trình di chuyển vào mùa không sinh sản.
Tìm vịt tím (Chrysococcyx xanthorhynchus) dài 16/17 cm, là loài định cư không phổ biến tại Trung Bộ và Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng rụng lá, thỉnh thoảng ghi nhận tại các công viên, vườn trong quá trình di chuyển vào mùa không sinh sản.
Tìm vịt vằn (Cacomantis sonneratii) dài 23-24 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Tây Bắc). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thứ sinh.
Tìm vịt vằn (Cacomantis sonneratii) dài 23-24 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Tây Bắc). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thứ sinh.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.