Cận cảnh bên trong chiến hạm Mỹ vừa áp sát Hoàng Sa

Cận cảnh bên trong chiến hạm Mỹ vừa áp sát Hoàng Sa

Tàu khu trục USS Mustin (DDG 89) với nòng cốt là hệ thống chiến đấu tối tân Aegis, được nâng cấp với khả năng phòng thủ tên lửa.

Ngày 28/5, Hải quân Mỹ một lần nữa thách thức các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông khi đưa tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Mustin đến gần quần đảo Hoàng Sa. Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Ngày 28/5, Hải quân Mỹ một lần nữa thách thức các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông khi đưa tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Mustin đến gần quần đảo Hoàng Sa. Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
 Tàu USS Mustin đi vào khu vực 12 hải lý của đảo Phú Lâm và đảo Đá Tháp ở Hoàng Sa, một quan chức Hải quân Mỹ cho biết. Đây là lần thứ ba tàu khu trục Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải trong thời gian gần đây. Trong tháng 4, 2 tàu chiến của Hải quân Mỹ đã áp sát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một chiến dịch tương tự cũng diễn ra ở Hoàng Sa vào tháng 3.
Tàu USS Mustin đi vào khu vực 12 hải lý của đảo Phú Lâm và đảo Đá Tháp ở Hoàng Sa, một quan chức Hải quân Mỹ cho biết. Đây là lần thứ ba tàu khu trục Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải trong thời gian gần đây. Trong tháng 4, 2 tàu chiến của Hải quân Mỹ đã áp sát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một chiến dịch tương tự cũng diễn ra ở Hoàng Sa vào tháng 3.
USS Mustin là tàu thứ 39 thuộc nhóm các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke. Arleigh Burke cũng lớp tàu khu trục đông đảo nhất thế giới. Tàu USS Mustin thuộc phiên bản nâng cấp Flight IIA với nhiều cải tiến về hệ thống cảm biến và hỏa lực.
USS Mustin là tàu thứ 39 thuộc nhóm các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke. Arleigh Burke cũng lớp tàu khu trục đông đảo nhất thế giới. Tàu USS Mustin thuộc phiên bản nâng cấp Flight IIA với nhiều cải tiến về hệ thống cảm biến và hỏa lực.
USS Mustin được nâng cấp hệ thống chiến đấu Aegis, cải tiến cột ăng ten để giảm mặt cắt radar, nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống trao đổi thông tin và hệ thống phân phối thông tin chiến thuật chung.
USS Mustin được nâng cấp hệ thống chiến đấu Aegis, cải tiến cột ăng ten để giảm mặt cắt radar, nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống trao đổi thông tin và hệ thống phân phối thông tin chiến thuật chung.
Một thủy thủ đang chăm chú theo dõi màn hình điều khiển pháo 127 mm trên tàu. Chiến hạm USS Mustin sử dụng pháo 127 mm nâng cấp với tháp pháo cải tiến để tăng khả năng tàng hình, mở rộng tầm bắn lên 34 km so với 27 km của phiên bản cũ.
Một thủy thủ đang chăm chú theo dõi màn hình điều khiển pháo 127 mm trên tàu. Chiến hạm USS Mustin sử dụng pháo 127 mm nâng cấp với tháp pháo cải tiến để tăng khả năng tàng hình, mở rộng tầm bắn lên 34 km so với 27 km của phiên bản cũ.
Hệ thống chiến đấu Aegis được nâng cấp với khả năng phòng thủ tên lửa. Bộ vi xử lý của radar AN/SPY-1D được cải tiến để nhận biết mục tiêu tốt hơn ở các khu vực lộn xộn ven biển.
Hệ thống chiến đấu Aegis được nâng cấp với khả năng phòng thủ tên lửa. Bộ vi xử lý của radar AN/SPY-1D được cải tiến để nhận biết mục tiêu tốt hơn ở các khu vực lộn xộn ven biển.
Cụm phóng ngư lôi chống ngầm Mk 46 được chuyển lên boong trước, thay vì ở giữa thân tàu của phiên bản cũ. DDG-89 chỉ mang theo một hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx CIWS, trong khi các tàu từ DDG-84 trở về trước được trang bị 2 CIWS.
Cụm phóng ngư lôi chống ngầm Mk 46 được chuyển lên boong trước, thay vì ở giữa thân tàu của phiên bản cũ. DDG-89 chỉ mang theo một hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx CIWS, trong khi các tàu từ DDG-84 trở về trước được trang bị 2 CIWS.
DDG-89 phóng tên lửa chống ngầm RUM-139 trong một cuộc tập trận. Một chi tiết khá thú vị là các tàu từ DDG-85 trở về sau, bao gồm DDG-89 không được trang bị tên lửa chống hạm Harpoon.
DDG-89 phóng tên lửa chống ngầm RUM-139 trong một cuộc tập trận. Một chi tiết khá thú vị là các tàu từ DDG-85 trở về sau, bao gồm DDG-89 không được trang bị tên lửa chống hạm Harpoon.
Các tàu thuộc Flight IIA trở đi tập trung chủ yếu cho nhiệm vụ tấn công mặt đất và phòng thủ tên lửa đạn đạo. Hải quân Mỹ dự định trang bị hệ thống phòng thủ laser cho các tàu thuộc Flight IIA từ năm 2021.
Các tàu thuộc Flight IIA trở đi tập trung chủ yếu cho nhiệm vụ tấn công mặt đất và phòng thủ tên lửa đạn đạo. Hải quân Mỹ dự định trang bị hệ thống phòng thủ laser cho các tàu thuộc Flight IIA từ năm 2021.
Thủy thủ đoàn 380 người trên tàu được cung cấp bữa ăn giàu dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho những chuyến làm nhiệm vụ dài ngày.
Thủy thủ đoàn 380 người trên tàu được cung cấp bữa ăn giàu dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho những chuyến làm nhiệm vụ dài ngày.
USS Mustin đóng quân tại cảng Yokosuka, Nhật Bản.
USS Mustin đóng quân tại cảng Yokosuka, Nhật Bản.
Một thủy thủ quan sát mặt biển bằng ống nhòm. Kể từ khi được đưa vào hoạt động từ năm 2003, USS Mustin chưa tham gia nhiệm vụ chiến đấu thực tế nào, nhưng đã thực hiện nhiều nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo ở Thái Lan và Myanmar.
Một thủy thủ quan sát mặt biển bằng ống nhòm. Kể từ khi được đưa vào hoạt động từ năm 2003, USS Mustin chưa tham gia nhiệm vụ chiến đấu thực tế nào, nhưng đã thực hiện nhiều nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo ở Thái Lan và Myanmar.
USS Mustin bắn tên lửa phòng không SM-2 trong một cuộc tập trận. Tàu có thể mang theo 96 tên lửa các loại trong ống phóng thẳng đứng Mk41 với 64 ở boong trước và 32 ở boong sau.
USS Mustin bắn tên lửa phòng không SM-2 trong một cuộc tập trận. Tàu có thể mang theo 96 tên lửa các loại trong ống phóng thẳng đứng Mk41 với 64 ở boong trước và 32 ở boong sau.
Các thủy thủ kéo ống bơm để tiếp nhiên liệu từ tàu hậu cần USNS John Ericsson (T-AO 194) trong một nhiệm vụ trên Thái Bình Dương.
Các thủy thủ kéo ống bơm để tiếp nhiên liệu từ tàu hậu cần USNS John Ericsson (T-AO 194) trong một nhiệm vụ trên Thái Bình Dương.

GALLERY MỚI NHẤT