Cận cảnh 2 đại gia giàu nức tiếng Sài Gòn bưng bê cà phê, đứng phục vụ khách

(Vietnamdaily) - Sáng 19/2, cà phê Ông Bầu chính thức mở cửa, đặc biệt còn có sự xuất hiện của bầu Thắng, Chủ tịch Công ty CP Đồng Tâm và ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty Nutifood.

Can canh 2 dai gia giau nuc tieng Sai Gon bung be ca phe, dung phuc vu khach
Sáng 19/2, cà phê Ông Bầu mở cửa "lấy ngày", trong đó có sự có mặt ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Công ty CP Đồng Tâm và ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty Nutifood, còn bầu Đức từ Campuchia bay về không kịp. Ảnh: Saostar.
Can canh 2 dai gia giau nuc tieng Sai Gon bung be ca phe, dung phuc vu khach-Hinh-2
Bầu Thắng có vẻ "căng thẳng" khi thử pha chế cà phê. Trong một clip nội bộ bị rò rỉ trước Tết Nguyên đán vừa rồi, hình ảnh bầu Thắng ngẫu hứng hát bài tự chế về cà phê Ông Bầu lúc nửa đêm khi đang cùng team cà phê bàn thảo kế hoạch cho thấy sự hứng khởi của ông với dự án này.
Can canh 2 dai gia giau nuc tieng Sai Gon bung be ca phe, dung phuc vu khach-Hinh-3
Một vị khách order 10 - 20 ly mang đi. Vị khách này sau khi khen cà phê ngon còn bỏ nhỏ với 2 ông bầu: "Bán rẻ thế có đủ lời không". Được biết, giá cà phê đá là 16.000 đồng/ly. Thực đơn quán có khá nhiều loại nước đang thịnh hành hiện nay như cà phê đá, cà phê sữa đá milk foam, Matcha, Machiato, Americano, các loại sinh tố, trà sữa trân châu, sữa chua...
Can canh 2 dai gia giau nuc tieng Sai Gon bung be ca phe, dung phuc vu khach-Hinh-4
Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Nụ cười thường trực trên mặt ông bầu Hải nổi tiếng. Ông hồ hởi kể, ông mới bị khách "kiện" vì làm kẹt đường. Quả thực, sự có mặt của 2 doanh nhân nổi tiếng đã thu hút nhiều khách đi đường tạt vào mua cà phê, chụp hình khiến đường Hoàng Diệu đoạn có cà phê Ông Bầu đôi lúc ùn ứ.
Can canh 2 dai gia giau nuc tieng Sai Gon bung be ca phe, dung phuc vu khach-Hinh-5
Hầu hết khách hàng mua cà phê mang đi hay uống tại quán, già hay trẻ... đều "đòi" chụp ảnh với "ông bầu" Võ Quốc Thắng. Bầu Thắng cũng tạo dáng chuyên nghiệp chiều khách.
Can canh 2 dai gia giau nuc tieng Sai Gon bung be ca phe, dung phuc vu khach-Hinh-6
Một trong những hình ảnh có thể nói rất đẹp trong ngày bầu Thắng bán cà phê là hai mẹ con đứng xếp hàng gần 30 phút do quá đông khách. Cậu bé đứng đợi để được cầm ly cà phê và trà đào từ bầu Thắng, sau đó xin ông chủ nổi tiếng của bóng đá Việt Nam chụp ảnh làm kỷ niệm. Ảnh: Saostar.
Can canh 2 dai gia giau nuc tieng Sai Gon bung be ca phe, dung phuc vu khach-Hinh-7
Được biết, cà phê Ông Bầu là sự kết hợp giữa bầu Đức, bầu Thắng và bầu Hải (ông Trần Thanh Hải – Chủ tịch NutiFood). Thương hiệu này ra đời từ cảm hứng tình yêu bóng đá của các ông bầu. Tức đến từ tôn chỉ làm bóng đá sạch, giống như câu slogan: “Sống thật – Cà phê thật”.
Can canh 2 dai gia giau nuc tieng Sai Gon bung be ca phe, dung phuc vu khach-Hinh-8
Nói thêm về sự ra đời của thương hiệu cà phê liên quan đến nguồn cảm hứng từ bóng đá, bầu Đức, bầu Thắng và bầu Hải đều là những người có những đóng lớn lao cho nền thể thao Việt Nam. Ngoài những mối quan hệ xã hội thì sợi dây liên kết của họ chính là tình yêu bóng đá và khát vọng cống hiến cho bóng đá, qua đó tạo ra những giá trị mà không chỉ gói gọn ở môn thể thao vua.

Vì sao "ghế nóng" hàng loạt ngân hàng đổi chủ?

Quyết định chọn doanh nghiệp, hàng loạt đại gia đã buộc phải thôi chức Chủ tịch HĐQT tại các ngân hàng trong mùa đại hội cổ đông năm nay.

Ngày 26/4, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank), ông Võ Quốc Thắng (tức “bầu” Thắng) đã chính thức thôi chức Chủ tịch ngân hàng này để lui về với vai trò cố vấn. Thay vào đó, HĐQT nhiệm kỳ mới đã họp và thống nhất bầu ông Lê Khắc Gia Bảo giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT.
Về lý do rời ghế Chủ tịch HDQT Kienlongbank, ông Võ Quốc Thắng chia sẻ, đã quyết định chọn Đồng Tâm Group nên buộc phải thôi chức tại Kienlongbank. Nguyên nhân là do Luật các tổ chức tín dụng mới sửa đổi có hiệu lực từ 15/1/2018, quy định: Chủ tịch HĐQT, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc của tổ chức tín dụng không được đồng thời là chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc hoặc các chức danh tương đương của DN khác.
"Bầu" Thắng chia sẻ trước khi rời vị trí lãnh đạo Kienlongbank.
 "Bầu" Thắng chia sẻ trước khi rời vị trí lãnh đạo Kienlongbank.
Trước đó 1 ngày, Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng với lý do trên, ông Vũ Văn Tiền cũng đã quyết định rời vị trí chủ tịch HĐQT ngân hàng này, thay vào đó người được bầu vào là ông Đào Mạnh Kháng.
Ông Vũ Văn Tiền hiện đang nắm giữ vị trí lãnh đạo ở nhiều công ty khác như: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco, chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình, chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long…
Có thể thấy, “làn sóng” thay đổi lãnh đạo chủ chốt tại nhiều ngân hàng và tập đoàn đang diễn ra rất mạnh trong mùa Đại hội cổ đông năm nay. Ngược với một số đại gia quyết định chọn doanh nghiệp thì nhiều người lại chọn ngân hàng.
Cụ thể, ông Đỗ Quang Hiển (“bầu” Hiển) cũng đã phải chấp nhận rời bỏ vị trí chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bất động sản T&T để ở lại với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Lý do, đại gia này cho biết dù đã nhiều năm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT hay Tổng giám đốc các công ty nhưng ông lại phải dành tới 80-90% thời gian để quản trị hệ thống NH.
"Bầu" Hiển quyết định ở lại SHB và rời T&T.
 "Bầu" Hiển quyết định ở lại SHB và rời T&T.
Tương tự, để giữ chiếc ghế nóng ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ông Dương Công Minh đã phải rời bỏ các chức danh chủ tịch HĐQT tại 4 doanh nghiệp, gồm: Him Lam, Dụng cụ thể thao Bảo Long, Phát triển Xín Mần và Chứng khoán Liên Việt.
Điều này đã khiến người đứng đầu Sacombank khá đau đầu. “Phải nói thật là đến thời điểm hiện tại tôi mới xác định 100% là mình sẽ gắn bó với Sacombank, chứ còn trước đó trong thâm tâm vẫn không biết là mình sẽ ở lại bao lâu hay sẽ sớm ra đi” – ông Dương Công Minh từng chia sẻ.
Hay ông Đỗ Minh Phú cũng đã phải rời bỏ vị trí Chủ tịch Doji để giữ vị trí tương tự tại TPBank. Bà Thái Hương cũng quyết định sẽ rút lui khỏi chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn TH True Milk sau 10 năm gắn bó, và ở lại vị trí Tổng giám đốc BacABank.
Theo các chuyên gia, dự báo xu hướng “đổi chủ” ghế nóng của các ngân hàng, doanh nghiệp sẽ còn tiếp tục. Trên thực tế, đến nay Luật Các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực hơn 3 tháng nhưng một số người vẫn đang cùng lúc kiêm nhiệm các chức vụ cao tại cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp.
Đơn cử như bà Nguyễn Thị Nga, hiện đang là Chủ tịch SeABank, nhưng đồng thời cũng đang giữ vị trí lãnh đạo hàng loạt doanh nghiệp khác như: BRG Group và hàng loạt công ty khác. Hay bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện là Tổng giám đốc của VietJet Air nhưng cũng đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT của HDBank…
Do đó, trong mùa đại hội cổ đông này, họ sẽ buộc phải lựa chọn cương vị quan trọng nhất của mình là ngân hàng hay doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng, việc này là bắt buộc nhằm đảm bảo giảm sở hữu chéo, và đảm bảo các vị lãnh đạo này tập trung vào lãnh đạo tốt các ngân hàng.

Doanh nghiệp của các ông bầu bóng đá đang làm ăn ra sao?

Nhiều ông bầu bóng đá năm qua không chỉ hưởng niềm vui từ thành công của tuyển U23 Việt Nam mà còn đón nhận kết quả kinh doanh tốt của những doanh nghiệp mình sở hữu.

Cùng với bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức), các ông Đỗ Quang Hiển, Nguyễn Quốc Thắng và Nguyễn Đức Thụy… là những ông bầu có tiếng trong làng bóng đá Việt Nam. Nguồn lực chính giúp các ông bầu này xây dựng và làm bóng đá chủ yếu đến từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sở hữu. Trong năm 2017, doanh nghiệp của các ông bầu bóng đá này đều đón nhận kết quả kinh doanh khả quan.

Tin mới