Cảm phục cô giáo vượt đường lầy lội đến trường

Cảm phục cô giáo vượt đường lầy lội đến trường

Hình ảnh cô Lò Thị Hòa, giáo viên Trường Mầm non Huổi Mí trong bộ quần áo dính đầy bùn đất vì đường đến trường vô cùng khó khăn khiến nhiều người cảm phục.

Để đến điểm trường của mình dạy, cô giáo Lò Thị Hòa cùng các đồng nghiệp quen với việc vượt qua những cung đường hẹp nhưng vô cùng khúc khuỷu. Trời mưa đường lầy lội và để đến được trường, cả xe và người lấm lem bùn đất.
Để đến điểm trường của mình dạy, cô giáo Lò Thị Hòa cùng các đồng nghiệp quen với việc vượt qua những cung đường hẹp nhưng vô cùng khúc khuỷu. Trời mưa đường lầy lội và để đến được trường, cả xe và người lấm lem bùn đất.
Những bức ảnh cô giáo Lò Thị Hòa sau khi được đăng tải lên mạng xã hội đã nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận đồng cảm với những khó khăn mà các  cô giáo vùng cao nơi đây hằng ngày phải vượt qua.
Những bức ảnh cô giáo Lò Thị Hòa sau khi được đăng tải lên mạng xã hội đã nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận đồng cảm với những khó khăn mà các cô giáo vùng cao nơi đây hằng ngày phải vượt qua.
Bạn Minh Thu nói: “Nhìn những hình ảnh này mới biết được nỗi vất vả của các cô giáo vùng cao. Điều kiện trường lớp thiếu thốn đã đành nhưng để lên được tới đó còn phải khổ sở, thậm chí ngã trầy trật trên đường”.
Bạn Minh Thu nói: “Nhìn những hình ảnh này mới biết được nỗi vất vả của các cô giáo vùng cao. Điều kiện trường lớp thiếu thốn đã đành nhưng để lên được tới đó còn phải khổ sở, thậm chí ngã trầy trật trên đường”.
Bạn Trần Thanh bình luận: “Mình cũng đã từng đi thăm anh chị em giáo viên vùng cao và cảm nhận sự vất vả của họ đặc biệt về đường sá đi lại. Nếu không vì thương học sinh những nơi đó và không trách nhiệm với việc gieo cái chữ chắc cũng khó để học có thể bám trụ được lâu đến vậy. Thấy giáo viên đến trường mà nhìn không kỹ tưởng bà con đi làm ruộng”.
Bạn Trần Thanh bình luận: “Mình cũng đã từng đi thăm anh chị em giáo viên vùng cao và cảm nhận sự vất vả của họ đặc biệt về đường sá đi lại. Nếu không vì thương học sinh những nơi đó và không trách nhiệm với việc gieo cái chữ chắc cũng khó để học có thể bám trụ được lâu đến vậy. Thấy giáo viên đến trường mà nhìn không kỹ tưởng bà con đi làm ruộng”.
Chia sẻ với VietNamNet, cô Hòa chia sẻ dù khó khăn nhưng để tiếp tục gieo con chữ, các nữ giáo viên vẫn học cách đi xe để chống trượt và làm quen với việc khắp người đầy bùn đất.
Chia sẻ với VietNamNet, cô Hòa chia sẻ dù khó khăn nhưng để tiếp tục gieo con chữ, các nữ giáo viên vẫn học cách đi xe để chống trượt và làm quen với việc khắp người đầy bùn đất.
Nhà cô giáo Hòa ở huyện Điện Biên nhưng cách xa trung tâm huyện đến hơn 50 km. Nhưng từng đó chưa thấm tháp gì so với quãng đường từ huyện vào trường bởi đường vô cùng khúc khuỷu mà như lời cô giáo trẻ là không thể đong đếm được bằng cây số, thay vào tính bằng giờ đồng hồ. “Từ huyện đến trung tâm trường, chúng em phải đi mất khoảng hơn 3 giờ đồng hồ. Trời mưa thì thời gian gấp đôi, gấp ba như vậy”, cô Hòa kể. Cũng vì vậy mà mỗi tuần cô giáo Hòa mới về nhà một lần. Cứ thế đều đặn Chủ nhật đi lên đến Thứ 6 lại đánh xe máy về.
Nhà cô giáo Hòa ở huyện Điện Biên nhưng cách xa trung tâm huyện đến hơn 50 km. Nhưng từng đó chưa thấm tháp gì so với quãng đường từ huyện vào trường bởi đường vô cùng khúc khuỷu mà như lời cô giáo trẻ là không thể đong đếm được bằng cây số, thay vào tính bằng giờ đồng hồ. “Từ huyện đến trung tâm trường, chúng em phải đi mất khoảng hơn 3 giờ đồng hồ. Trời mưa thì thời gian gấp đôi, gấp ba như vậy”, cô Hòa kể. Cũng vì vậy mà mỗi tuần cô giáo Hòa mới về nhà một lần. Cứ thế đều đặn Chủ nhật đi lên đến Thứ 6 lại đánh xe máy về.
“Đường xấu nên chị em phụ nữ vừa đi vừa ngã, người không chỗ nào lành, đầy vết xước. Xe máy thì sửa suốt. Nhiều người cũng hỏi sao con gái mà đi được như vậy. Lúc đầu mình không đi được thật nhưng rồi phải luyện dần rồi thành quen”, cô Hòa cười. Cô giáo Lò Thị Hòa chia sẻ chỉ có một mong ước giản dị là có một con đường lên trường để hằng ngày cô cùng những nữ đồng nghiệp khác đỡ khổ.
“Đường xấu nên chị em phụ nữ vừa đi vừa ngã, người không chỗ nào lành, đầy vết xước. Xe máy thì sửa suốt. Nhiều người cũng hỏi sao con gái mà đi được như vậy. Lúc đầu mình không đi được thật nhưng rồi phải luyện dần rồi thành quen”, cô Hòa cười. Cô giáo Lò Thị Hòa chia sẻ chỉ có một mong ước giản dị là có một con đường lên trường để hằng ngày cô cùng những nữ đồng nghiệp khác đỡ khổ.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.