Cái kết thê thảm vị hoàng đế Trung Hoa lập 11 hoàng hậu

Lưu Thông là một trong những hoàng đế Trung Hoa thông minh, tài giỏi nhưng cũng như nhiều ông vua khác, ông mắc tật "mê gái"...

Trong chốn hậu cung tam cung lục viện có hàng ngàn giai nhân nhưng chỉ vợ chính của hoàng thượng mới được phong là hoàng hậu. Trước thời nhà Chu, vợ của thiên tử được xưng là “Phi”. Bắt đầu từ triều nhà Chu, đổi Phi thành Hậu. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc, đổi thiên tử thành hoàng đế, vợ chính của hoàng đế cũng được đổi từ hậu phi thành hoàng hậu.

Lưu Thông, tự Huyền Minh là con trai thứ 4 của hoàng đế Lưu Uyên, người khai sáng nhà Hán thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc. Lưu Thông vốn thông minh, hiếu học từ nhỏ. Năm 14 tuổi đã thông kinh sử, bách gia chi học, tinh thông binh pháp của Tôn Ngô, giỏi thư pháp, thơ phú… Lưu Thông cũng là người tinh thông võ nghệ. Năm 15 tuổi, bắt đầu học đấu kiếm, cưỡi ngựa bắn tên, sức khỏe hơn người, có thể nâng được cây cung nặng 150kg. Có thể nói ông là nhân tài hiếm có đương thời. Tuy nhiên, ông cũng là một ông vua đam mê sắc dục vô độ.

Cai ket the tham vi hoang de Trung Hoa lap 11 hoang hau
 

Lưu Thông không phải là hậu duệ của Tây Hán, cũng chẳng phải là người thừa kế của Đông Hán, mà là một chi của một dòng dõi quý tộc Hung Nô, Tây Bắc. Đương thời, Lưu Uyên cha của Lưu Thông là một quý tộc Hung Nô. Lưu Uyên đã dấy binh khởi nghĩa tại lưu vực Phần Hà rồi tự xưng đế một vùng, đổi hiệu thành Hán quốc. Đây chính là nước Hán, một trong Ngũ triều thập lục quốc giữa thời Tây Tấn và Đông Tấn. Tuy chỉ là một nước rất nhỏ, nhưng trong thời gian tại vị, việc lập 11 hoàng hậu đã khiến Chiêu Võ Đế Lưu Thông trở thành nổi tiếng lưu truyền thiên cổ.

Ngay sau khi tức vị, Lưu Thông từng xây dựng lên một Hán quốc cường thịnh. Tây Tấn Hoài Đế Vĩnh Gia năm thứ tư, tức Hà Thụy năm thứ hai cũng là năm 310 công nguyên, Lưu Thông giết em trai mình là thái tử Lưu Hòa để đoạt vị. Năm kế tiếp, Lưu Thông phái đại tướng quân Hô Diên Án công phá Lạc Dương, bắt Tấn Hoài Đế Tư Mã Sí làm tù binh. Năm 316 công nguyên, lại phái tiếp Lưu Diệu tấn công Trường An bắt Tấn Mẫn Đế làm tù binh, Tây Tấn từ dó diệt vong.

Cai ket the tham vi hoang de Trung Hoa lap 11 hoang hau-Hinh-2
 

Lưu Thông cũng là một ông hoàng hoang dâm vô độ nổi tiếng trong lịch sử. Tức vị không lâu, ông sắc phong vợ cả là Hô Diên Thị thành hoàng hậu. Nhưng ông ta nhanh chóng bỏ rơi người vợ tào khang của mình để thông dâm với Đơn hoàng hậu, vốn là ái thiếp của cha mình, tức mẹ đẻ của hoàng thái đệ Lưu Nghĩa. Trong một đêm xuân cô đơn, lạnh lẽo, dục vọng lên cao, củi  khô gặp lửa tự dưng bén cháy rừng rực. Chuyện mẹ con loạn luân đã trở thành trò cười cho thiên hạ. Đơn hoàng hậu nghe chuyện đồn đại vô cùng xấu hổ, sầu muộn phát bệnh, chưa đến 1 năm sau thì qua đời.

Không lâu sau, không chịu được cảnh hậu cung lạnh lẽo, Lưu Thông đã nạp hai người con gái Lưu Anh, Lưu Nga có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của Thái Bảo Lưu Ân làm quý tần. Thậm chí thấy 4 cô cháu gái xinh đẹp, bất chấp trên dưới, tôn ti ông ta cũng đưa hết vào cung nạp thành tần phi. Ông thâu đêm suốt sáng chìm đắm với 6 nàng giai nhân. Trong một khoảng thời gian ngắn, có đến 6 cô cháu nhà họ Lưu tiến cung. Ba thế hệ cùng chung một giường, 6 người trong một dòng họ chung một chồng.

Ngày một tháng giêng năm Quý Dậu, Lưu Thông bày tiệc tiếp đãi quần thần ở Quang Cực điện, Lưu Thông ra lệnh cho Tấn Hoài đế mặc thanh y rót rượu. Các cựu thần của Tấn là Dữu Mân (庾珉) và Vương Tuấn (王俊) thấy cảnh tượng này thì khóc rống lên. Điều này khiến cho Lưu Thông giận dữ, sau đó vu cáo Dữu Mân và Vương Tuấn và những người khác âm mưu đem Bình Dương dâng Lưu Côn. Ngày Đinh Mùi tháng 2 (14.3), Lưu Thông cho giết Vương Tuấn cùng nhiều cựu thần của Tấn, cho giết Tấn Hoài Đế. Lưu phu nhân mà trước đây Lưu Thông tặng cho Hội Kê vương được phục làm quý nhân.

Cai ket the tham vi hoang de Trung Hoa lap 11 hoang hau-Hinh-3
 

Ngày Ất Hợi cùng tháng (11.4), Trương thái hậu qua đời. Cháu gái của bà là Trương hoàng hậu rất đau buồn và cũng qua đời trong cùng tháng. Sang tháng 3 âm lịch, Lưu Thông lập con gái của Lưu Ân là Lưu Nga làm hoàng hậu, và ra lệnh xây một cung điện mới cho bà. Trần Nguyên Đạt (陳元達) cố gắng thuyết phục hoàng đế rằng việc này quá lãng phí, và Lưu Thông trong cơn giận dữ đã ra lệnh giết chết Trần Nguyên Đạt. Song nhờ Lưu hoàng hậu can thiệp nên Trần được xá tội và thăng chức. Năm sau, theo lời khuyên của Lưu hoàng hậu và Trần Nguyên Đạt, Lưu Thông đã sửa đổi hành vi của mình ở một mức độ nhất định.

Hè năm 313, cháu trai của Tấn Hoài Đế là Tư Mã Nghiệp xưng đế ở Trường An, tức Tấn Mẫn Đế, song do binh lính yếu kém nên Hán không gặp phải một mối đe dọa nghiêm trọng. Tuy nhiên, động thái này đã thu hút được sự chú ý của Lưu Thông, và trong vài năm sau đó, Trường An trở thành mục tiêu chính của quân Hán.

Ngày Kỉ Sửu tháng 1 năm Giáp Tuất (19.2.314), Lưu hoàng hậu mất, và từ thời điểm này, hoàng cung của Lưu Thông tranh sủng, mất đi trật tự.

Cũng trong năm 315, Lưu Thông nạp hai người con gái của Trung hộ quân Cận Chuẩn là Cận Nguyệt Quang và Cận Nguyệt Hoa vào cung, lập Cận Nguyệt Quang làm Thượng hoàng hậu, lập Cận Nguyệt Hoa làm Hữu hoàng hậu, lập Lưu quý phi làm Tả hoàng hậu.

Mùa hè năm 318, hoàng cung ở Bình Dương gặp nạn hỏa hoạn, khiến 21 người chết, bao gồm con trai của Lưu Thông là Cối Kê vương Lưu Khang, Lưu Thông đau buồn đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưỡng nữ của Trung thường thị Vương Thẩm có nhan sắc, được Lưu Thông lập làm Tả hoàng hậu. Sau đó, Lưu Thông lại lập dưỡng nữ của Tuyên Hoài làm Trung hoàng hậu. Khi nằm bệnh, Lưu Thông triệu Lưu Diệu và Thạch Lặc về kinh để phụ chính, song cả hai đều từ chối. Ngày Quý Hợi tháng 7 (31.8), Lưu Thông mất, Thái tử Lưu Xán sau đó tức vị. Lưu Thông được táng ở Tuyên Quang lăng, thụy hiệu là Chiêu Vũ hoàng đế, miếu hiệu là Liệt Tông.

Tuy nhiên, trong cùng năm, Lưu Xán bị Cận Chuẩn sát hại, Cận Chuẩn sau đó còn thảm sát cả hoàng tộc. Lưu Diệu và Thạch Lặc đánh bại Cận Chuẩn và Lưu Diệu lên ngôi hoàng đế, song Lưu Diệu và Thạch Lặc sau đó trở nên bất hòa, Thạch Lặc tuyên bố độc lập và lập quốc Hậu Triệu. Đế quốc mà Lưu Thông xây dựng nên bị phân làm hai nửa.

Xã hội đen "trấn lột" ở chợ Long Biên: Tạm ngừng thu tiền bốc dỡ hàng hóa

Ông Nguyễn Văn Loan - Phó trưởng Ban Quản lý chợ Long Biên (Hà Nội) cho biết đơn vị đã tạm đình chỉ việc thu tiền bốc dỡ hàng hóa ở chợ này từ ngày 24/9.

Sau những phản ánh của báo chí về tình trạng bảo kê diễn ra phức tạp ở chợ Long Biên (quận Ba Đình, Hà Nội), UBND TP Hà Nội đã có công văn yêu cầu Công an TP Hà Nội điều tra làm rõ. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, sáng 24/9, trình trạng thu tiền bến bãi tại chợ Long Biên vẫn tiếp tục xảy ra. Dư luận cho rằng, những kẻ này đã bất chấp luật pháp và ngang nghiên coi như không có chuyện gì xảy ra.

Thứ trưởng Bộ Công an nói gì vụ “bảo kê” chợ Long Biên?

(Kiến Thức) - Nói về vụ việc nghi vấn “bảo kê” tại chợ Long Biên (Hà Nội), Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho rằng, vụ việc xảy ra ở chợ Long Biên "không chấp nhận được".

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018 vừa diễn ra chiều ngày 1/10, trả lời câu hỏi của báo chí về thông tin “bảo kê” ở chợ Long Biên (Hà Nội), Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn nêu quan điểm, vụ việc xảy ra ở chợ Long Biên là không thể chấp nhận.

Bộ trưởng không dẹp giấy phép con: Nguy cơ mất chức!

Doanh nghiệp thực sự rơi nước mắt mỗi khi có một cải cách được tiến hành.

Đầu năm nay Nghị quyết 01/2018 yêu cầu các bộ phải đơn giản hóa và cắt giảm ít nhất 50% số điều kiện kinh doanh (ĐKKD) hay còn gọi là giấy phép con, giấy phép cháu. Tuy nhiên, việc cắt giảm ĐKKD cho đến nay vẫn là một “cuộc chiến”.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), TS Vũ Tiến Lộc, nhận định: “Nếu Chính phủ không đưa ra chỉ tiêu áp đặt cắt giảm 50% số lượng ĐKKD thì các bộ sẽ không quyết liệt và cuộc chiến giảm giấy phép con sẽ rất gian nan”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới