Cách trồng ba loại gia vị thiết yếu tại nhà cực dễ

Cách trồng ba loại gia vị thiết yếu tại nhà cực dễ

Thay vì phải đi mua ngoài chợ, tại sao bạn không nghĩ sẽ tự trồng cây gia vị thiết yếu như hành, gừng, tỏi... ngay trong căn bếp nhà mình.

Hành, gừng, tỏi là ba loại gia vị thiết yếu thường xuyên "góp mặt" trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt. Trong khi đó,  trồng cây gia vị trong nhà bếp hiện đang là xu hướng hiện được các bà nội trợ yêu thích. Việc tự tay trồng những loại rau gia vị giúp quanh năm có sẵn nguyên liệu chế biến các món ăn vừa sạch, vừa tiện, vừa tiết kiệm. Chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn cách trồng và chăm sóc ba loại gia vị cơ bản dưới đây là bạn sẽ có ngay một vườn rau gia vị ở ngay trong căn bếp xinh xinh của mình.
Hành, gừng, tỏi là ba loại gia vị thiết yếu thường xuyên "góp mặt" trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt. Trong khi đó, trồng cây gia vị trong nhà bếp hiện đang là xu hướng hiện được các bà nội trợ yêu thích. Việc tự tay trồng những loại rau gia vị giúp quanh năm có sẵn nguyên liệu chế biến các món ăn vừa sạch, vừa tiện, vừa tiết kiệm. Chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn cách trồng và chăm sóc ba loại gia vị cơ bản dưới đây là bạn sẽ có ngay một vườn rau gia vị ở ngay trong căn bếp xinh xinh của mình.
1. Trồng gừng Gừng tươi là một loại gia vị tuyệt vời trong xào nấu các món ăn, đồng thời còn được đánh giá là một trong những loại "thần dược tại gia" để khắc phục một số bệnh. Về chọn giống, nên chọn những củ gừng nhỏ vì củ nhỏ có vị cay, thơm hơn và cây gừng khi lớn sẽ có chiều cao vừa, không bị gãy lá.
1. Trồng gừng
Gừng tươi là một loại gia vị tuyệt vời trong xào nấu các món ăn, đồng thời còn được đánh giá là một trong những loại "thần dược tại gia" để khắc phục một số bệnh. Về chọn giống, nên chọn những củ gừng nhỏ vì củ nhỏ có vị cay, thơm hơn và cây gừng khi lớn sẽ có chiều cao vừa, không bị gãy lá.
Bẻ lấy một phần củ gừng già còn tươi chờ khô rồi đem ngâm vào nước ấm để qua đêm. Gừng thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt, chiều cao lý tưởng của chậu trồng cần có kích thước khoảng 35-40cm, rộng 30-35cm.
Bẻ lấy một phần củ gừng già còn tươi chờ khô rồi đem ngâm vào nước ấm để qua đêm. Gừng thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt, chiều cao lý tưởng của chậu trồng cần có kích thước khoảng 35-40cm, rộng 30-35cm.
Đặt chậu ở những nơi có ánh sáng với nhiệt độ khoảng 24-290C. Tưới nước nhẹ 2-3 lần/ngày đủ ẩm. Tránh chôn sâu củ gừng giống sẽ khiến bị úng nước, dễ thối củ. Nếu muốn sử dụng củ gừng thì cây được 5-6 tháng là có thể đào lấy củ. Khi đào phải nhẹ tay tránh làm đứt rễ, trầy củ, tạo vết thương khiến sâu bệnh dễ xâm nhập.
Đặt chậu ở những nơi có ánh sáng với nhiệt độ khoảng 24-290C. Tưới nước nhẹ 2-3 lần/ngày đủ ẩm. Tránh chôn sâu củ gừng giống sẽ khiến bị úng nước, dễ thối củ. Nếu muốn sử dụng củ gừng thì cây được 5-6 tháng là có thể đào lấy củ. Khi đào phải nhẹ tay tránh làm đứt rễ, trầy củ, tạo vết thương khiến sâu bệnh dễ xâm nhập.
2. Trồng tỏi Cũng giống như trổng gừng, tỏi là một gia vị không thể thiếu trong thực đơn mỗi bữa ăn của các gia đình Việt.
2. Trồng tỏi
Cũng giống như trổng gừng, tỏi là một gia vị không thể thiếu trong thực đơn mỗi bữa ăn của các gia đình Việt.
Chọn một vài củ tỏi sạch, tươi, ngon làm giống. Tách củ tỏi ra từng nhánh nhỏ, chọn những nhánh mẩy chắc nhất để trồng. Cần đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước đầy đủ để rễ cây sinh trưởng và phát triển tốt, chậu trồng cũng cần đảm bảo thoát nước tốt.
Chọn một vài củ tỏi sạch, tươi, ngon làm giống. Tách củ tỏi ra từng nhánh nhỏ, chọn những nhánh mẩy chắc nhất để trồng. Cần đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước đầy đủ để rễ cây sinh trưởng và phát triển tốt, chậu trồng cũng cần đảm bảo thoát nước tốt.
Cần quan sát phần lá tỏi, khi lá tỏi khô héo, các nhánh tỏi phía trên đã ngả sang màu vàng cũng đồng thời là lúc củ tỏi phía dưới đủ lớn để thu hoạch.
Cần quan sát phần lá tỏi, khi lá tỏi khô héo, các nhánh tỏi phía trên đã ngả sang màu vàng cũng đồng thời là lúc củ tỏi phía dưới đủ lớn để thu hoạch.
3. Trồng hành Với vị cay hăng nhè nhẹ, hành lá giúp chị em biến tấu cho món ăn gia đình thêm ngon. Nhà nào cũng nên thử trồng một chậu hành lá nho nhỏ. Hành lá là một trong những cây gia vị được sử dụng thường xuyên trong các món ăn Việt. Toàn bộ cây từ gốc đến thân đều có mùi thảo mộc làm tăng độ ngon ngọt cho món ăn.
3. Trồng hành
Với vị cay hăng nhè nhẹ, hành lá giúp chị em biến tấu cho món ăn gia đình thêm ngon. Nhà nào cũng nên thử trồng một chậu hành lá nho nhỏ. Hành lá là một trong những cây gia vị được sử dụng thường xuyên trong các món ăn Việt. Toàn bộ cây từ gốc đến thân đều có mùi thảo mộc làm tăng độ ngon ngọt cho món ăn.
Hành lá thích hợp trồng ở đất nhiều mùn, thoát nước tốt. Khi trồng cần tiến hành cắt phần trên lá của hành để nấu ăn và giữ lại phần gốc màu trắng.
Hành lá thích hợp trồng ở đất nhiều mùn, thoát nước tốt. Khi trồng cần tiến hành cắt phần trên lá của hành để nấu ăn và giữ lại phần gốc màu trắng.
Trồng phần rễ hành vào trong chậu sao cho thân hành để lộ 2-3cm trên mặt đất. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây và làm cỏ kịp thời để không ăn hết chất dinh dưỡng của hành. Sau 30 - 40 ngày, bạn đã có thể cắt lá ăn dần và tiếp tục tưới nước, bón phân cho chậu cây.
Trồng phần rễ hành vào trong chậu sao cho thân hành để lộ 2-3cm trên mặt đất. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây và làm cỏ kịp thời để không ăn hết chất dinh dưỡng của hành. Sau 30 - 40 ngày, bạn đã có thể cắt lá ăn dần và tiếp tục tưới nước, bón phân cho chậu cây.

GALLERY MỚI NHẤT