Cách thức tụng kinh bộ

Sang ngày hôm sau, muốn tụng “tiếp theo” ngày hôm trước thì vẫn bắt đầu theo các bước như lễ Phật, tán hương, phát nguyện, khai kinh.

Cách thức tụng kinh bộ
HỎI: Tôi là Phật tử, tu tập và tụng niệm mỗi ngày hai thời, buổi đêm tụng kinh A Di Đà, buổi sáng tụng kinh Vô lượng thọ. Vì kinh Vô lượng thọ khá dài mà thời khóa thì có hạn nên phải chia thành nhiều ngày. Có điều tôi hơi lúng túng là khi hết giờ ngày thứ nhất thì “kết thúc” thế nào và từ ngày thứ hai trở đi nên “tiếp theo” bằng cách sao? Còn nữa, có người bạn khuyên khi thỉnh kinh về để trì tụng xong nên làm “một cái lễ để trả lễ cho bà con cô bác”. Xin quý Báo cho biết ý kiến về vấn đề này.
(THANH BÌNH, tranthanhbinhprc@yahoo.com)
ĐÁP: Bạn Thanh Bình thân mến!
Đối với những bộ kinh dài, cần phải tụng nhiều ngày mới xong như kinh Pháp hoa, kinh Địa Tạng, kinh Vô lượng thọ…, thì khi hết thời gian, người tụng chủ động “kết thúc”, hôm sau lại tiếp tục.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Hầu hết các kinh bộ thông dụng này đều được thiết kế đầy đủ với nghi thức tụng niệm. Mở quyển kinh ra, người tụng thấy rõ bao gồm các phần lễ Phật, tán hương,…, phát nguyện, khai kinh, tiếp đến là nội dung kinh (Pháp hoa chẳng hạn), cuối bản kinh có các phần Bát-nhã tâm kinh, niệm Phật, tụng sám,…, rồi phục nguyện, tự quy y và hồi hướng.
Ngày đầu tiên, chúng ta bắt đầu tụng niệm theo các nghi thức như kinh đã hướng dẫn, gồm lễ Phật, tán hương, phát nguyện, khai kinh rồi tụng đọc kinh văn. Cách “kết thúc” thông thường là vào đoạn cuối phẩm nào vừa kịp lúc gần hết giờ, liền chuyển sang tụng Bát-nhã tâm kinh, niệm Phật, tụng sám rồi phục nguyện, tự quy y và hồi hướng, chấm dứt thời kinh.
Sang ngày hôm sau, muốn tụng “tiếp theo” ngày hôm trước thì vẫn bắt đầu theo các bước như lễ Phật, tán hương, phát nguyện, khai kinh. Đến phần tụng đọc kinh văn thì nên “tiếp theo” ngay đoạn mà ngày hôm trước mình đã “kết thúc”. Cụ thể, hôm trước mình kết thúc vào cuối phẩm 6 thì hôm nay tiếp theo vào đầu phẩm 7, tụng cho đến khi hết giờ thì “kết thúc” như đã hướng dẫn ở trên. Cứ như vậy, chúng ta lần lượt “kết thúc” rồi “tiếp theo” cho đến hết bộ kinh.
Sau khi tụng xong một bộ kinh, người ta thường sắm sanh lễ vật gồm hương, hoa, bánh, trái, xôi, chè… để tạ ơn Tam bảo (trong nhà), và nếu có thể thì cúng thí cho cô bác âm linh cô hồn (ngoài trời), nguyện cầu âm siêu dương thái. Lễ này hoàn toàn tùy tâm!
Chúc bạn tinh tấn!

Nên tụng kinh Phật

Chỉ cần xem kinh, đọc kỹ hướng dẫn là có thể trì tụng đúng theo nghi thức tụng niệm Phật giáo.

Nên tụng kinh Phật
HỎI: Ba tôi theo đạo Năm Ông, hàng ngày ông vẫn tụng kinh của đạo (kinh Năm Ông). Nay ba tôi muốn tụng thêm kinh A Di Đà nữa, như vậy có được không? Cùng một thời điểm tụng nhiều loại kinh Phật có được không? Kinh Vu lan - Báo ân cha mẹ chỉ tụng vào tháng Bảy hay là tụng khi nào cũng được? Nghe nói phải ăn chay trường mới được tụng kinh Kim cang có đúng không? Nghi thức tụng kinh Phật tại tư gia như thế nào?

Lạy Phật cách nào đúng?

Lạy Phật theo cách “ngũ thể đầu địa” là thể hiện lòng tôn kính nhất.

Lạy Phật cách nào đúng?
HỎI: Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnh và trang nghiêm. Tuy nhiên thực tế tôi thấy nhiều người lạy Phật với những cách thức khác nhau: Có người ngửa hai lòng bàn tay, trán cúi đặt vào lòng bàn tay. Có người thì úp hai bàn tay xuống đất, trán cúi đặt vào lưng bàn tay. Có người thì trán cúi chạm xuống đất, còn hai bàn tay ngửa đưa ra phía trước trán. Có người khi cúi đầu lạy xuống, giữ lại một lúc. Có người cúi lạy xuống thì ngẩng đầu lên ngay. Tôi không biết cách lạy nào đúng? Ý nghĩa của cách thức lạy ấy thế nào? Kính mong quý Báo hướng dẫn.

TT.Thích Lệ Trang trò chuyện về hiện tượng ngoại cảm

TT.Thích Lệ Trang: “Nếu suy nghĩ đúng, thì sẽ hành động đúng”...

TT.Thích Lệ Trang trò chuyện về hiện tượng ngoại cảm
Thời gian gần đây, có nhiều thông tin trái chiều về hiện tượng ngoại cảm, phần nào gây hoang mang trong dư luận. Với người Phật tử, chúng ta cần hiểu đúng về sự sống và cái chết, để từ đó có một hướng đi và những ứng xử đúng trong cuộc đời, không bị tác động bởi dư luận các hiện tượng khác như ngoại cảm... TT.Thích Lệ Trang (ảnh), Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo TP.HCM đã dành cho phóng viên cuộc trò chuyện xung quanh những vấn đề mà bạn đọc quan tâm.
TT.Thích Lệ Trang.
TT.Thích Lệ Trang.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.