Cách nhận biết quần áo nhiễm độc đang giết trẻ em

Những chiếc quần áo nhiễm độc khi trẻ mặc vào là bị dị ứng, hoặc trở thành “sát thủ” lấy đi tính mạnh của hàng chục trẻ nhỏ mỗi năm.

Ngoài loại quần áo "giết trẻ em" còn có những cái bao tay, tất chân đã làm trẻ bị hoại tử, mất ngón. Các bậc cha mẹ hãy chú ý để chọn quần áo an toàn cho trẻ nhỏ.
Chết oan chỉ vì dây rút
Những chiếc áo khoác dây rút rất dễ thấy trên thị trường và được nhiều phụ huynh ưa chuộng, kể cả ở Việt Nam. Nhưng mới đây Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ đã yêu cầu thu hồi số áo trẻ em này vì “Áo khoác loại này có thể giết chết trẻ con”.
Họ đã dán ảnh loại áo “giết trẻ em” trên bảng tóm tắt hàng tháng các mặt hàng tiêu dùng nguy hiểm từ Trung Quốc (tháng 12/2014), với yêu cầu thu hồi các sản phẩm loại này bởi họ đã có nhiều bài học rất bi thảm vì những chiếc áo dây rút.
Từ tháng 1/1985 đến tháng 6/1995 đã có 12 báo cáo trường hợp bị thương vong vì mặc các loại quần áo dây rút này. Nguyên nhân là khi trẻ em hoạt động, những sợi dây rút dễ mắc vào các thiết bị trò chơi trong sân trường, thang cuốn và các thiết bị khác... làm trẻ bị chấn thương, siết cổ, nghẹt thở.
Cach nhan biet quan ao nhiem doc dang giet tre em
Chiếc áo trong hình chính lấy đi tính mạng của hàng chục trẻ nhỏ mỗi năm trên thế giới. 
Ủy ban này đã kêu gọi mọi người nên tránh sử dụng các sản phẩm quần áo dây rút để cải thiện vấn đề, nhưng không thành công. Do đó, họ đã đưa ra quy định: Các loại quần áo dành cho trẻ từ 2-12 tuổi hoàn toàn không được có dây rút. Bởi trẻ có nguy cơ tử vong khi mặc áo loại này - các sợi dây bị mắc kẹt vào các thiết bị khiến trẻ bị siết cổ.
Không chỉ Hoa Kỳ, mà ở các nước khác như EU, Canada, Úc,... cũng có quy định tương tự. Tại Trung Quốc đã có nhiều vụ về “sát thủ giết người” này, hầu hết xảy ra khi trẻ bị trượt ngã lúc chơi đùa ở trường mẫu giáo.
Tháng 1/2007 bé gái bốn tuổi ở Quảng Tây trong khi đang chơi trong sân trường thì bị ngã. Sợi dây rút trên nón áo bị thắt lại quấn quanh cổ làm bé bị nghẹt thở đến chết.
Năm 2011 tại Giang Tây một cậu bé ba tuổi cũng bị dây áo từ phía sau siết cổ cho đến chết. Ngày 5/11/2012 một em bé ở Đông Quan cũng thiệt mạng vì những sợi dây “giết người” này.
Tháng 9/2013, một em bé ba tuổi đã chết trong trường mẫu giáo tại Thái Khang, Hà Nam, nguyên nhân cũng là vì những sợi dây trên áo này…
Vải nhiễm độc
Hàng loạt thông tin quần áo trẻ em không rõ nguồn gốc phần lớn chứa hóa chất độc hại, gây dị ứng, ung thư da, buồn nôn… khiến nhiều bà mẹ hoang mang, lo lắng.
Theo TS. Đặng Chí Hiền - Viện Công nghệ hóa học (TP.HCM), trong quần áo nhập lậu từ biến giới có loại chứa hợp chất Aronmatic (thuộc nhóm aronmatic amin thơm) sử dụng trong công đoạn nhuộm quần áo, có thể dễ dàng thâm nhập vào quần áo, gây kích ứng da, mẩn ngứa, dị ứng, viêm nhiễm, và có thể gây ung thư.
Cach nhan biet quan ao nhiem doc dang giet tre em-Hinh-2
Mua quần áo về cần giặt vài nước, phơi nơi khô thoáng rồi hãy cho trẻ mặc. (Ảnh minh họa) 
Hợp chất Aronmatic này đã bị cấm từ lâu. Độc chất này chỉ gây hại đối với quần áo mới, chưa qua giặt, nhất là trẻ em khi mặc hay cho vào miệng gây nhiễm độc. Nhưng khi đã giặt nhiều lần sẽ không ảnh hưởng gì.
Có loại quần áo chứa độc chất formol được phun vào quần áo, vải để diệt khuẩn khi tiếp xúc vào cơ thể (đặc biệt trẻ em) ở nồng độ thấp có thể gây dị ứng, mẩm ngứa với người mẫn cảm, gây phồng rộp giác mạc, kích ứng mũi họng gây chảy nước mắt, hắt xì. Nếu quần áo chứa lượng formol nồng độ cao có thể gây cảm giác buồn nôn, khó thở rất nguy hiểm.
Theo TS. Trần Hồng Côn - Giảng viên Khoa Hoá, Trường ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội, chất formol có trong quần áo nguy hại đến sức khỏe con người, nhưng bay hơi được trong không khí và dễ tan trong nước. Để phòng tránh, khi mua quần áo về không nên mặc ngay. Hãy giặt qua nước vài lần để tan hết lượng độc chất dính trong quần áo rồi phơi khô hãy mặc.
Có thể nhận biết như sau:
- Quần áo có độc chất formol phun vào quần áo để diệt khuẩn, nấm mốc sẽ có mùi khó ngửi, hăng như mùi tương hạt cải, rất dễ nhận ra.
- Quần áo có chất làm sáng dạ quang, hay in màu sặc sỡ rất bắt mắt.
- Khi mua quần áo trẻ em nên chọn màu nhạt, không có chất làm sáng dạ quang, màu sắc sặc sỡ. Nên mua quần áo được sản xuất tại Việt Nam (có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ghi đầy đủ thành phần nguyên liệu). Giá cả phù hợp, sản phẩm chất lượng, bền đẹp,...
- Quần áo mới mua không nên cất trong tủ kín. Cần giặt phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vài ngày ở nơi thoáng mát các độc tố bay hơi rồi mới cất vào tủ.
Chỉ siết ngón chân, tay trẻ
Theo PGS TS Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, bác sĩ đã gặp trường hợp trẻ đeo bao tay lâu ngày, bàn tay đứa bé cứ nắm chặt. Bố mẹ khi rửa ráy cho con đã không mở bàn tay ra, khiến vi khuẩn tích tụ làm bàn tay trẻ bị viêm nhiễm, các đường chỉ vân tay sâu hóm, đóng vảy...
Do đó khi cho trẻ mang bao tay, bao chân cần hết sức cẩn trọng vì ngón tay của trẻ nhũ nhi rất nhỏ và mềm, mạch máu càng nhỏ hơn, chỉ một vật chẹn lấy hoặc tì đè ngón quá lâu là rất dễ xảy ra hoại tử đầu ngón (nhất là khi trẻ quấy khóc cần kiểm tra kỹ bao chân bao tay trẻ ngay để xử trí kịp thời nếu sợi chỉ tưa siết một ngón chân, ngón tay của trẻ.
Nên đặt, hoặc chọn mua quần áo, bao tay, tất... cho trẻ nhỏ loại có đường may lộn trái sẽ an toàn cho trẻ hơn.

Chất độc trong quần áo trẻ em thương hiệu nổi tiếng

Tổ chức Hòa bình Xanh vừa phát hiện nhiều hóa chất tiềm ẩn nguy hại trong quần áo và giầy dép trẻ em của các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.

Ảnh mình họa.
 
Ảnh mình họa.

Qua phân tích 82 mẫu quần áo trẻ em của các hãng Adidas, American Apparel, Burberry, C&A, Disney, Gap, H&M, Li-ning, Nike, Primark, Puma và Uniqlo tại 12 quốc gia khác nhau (trong đó có 29 sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc), Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) đã phát hiện thấy có nhiều hóa chất tiềm ẩn nguy hại trong quần áo và giầy dép trẻ em.

Lạm dụng cây sấy quần áo, tác hại khôn lường

(Kiến Thức) - Nhiều người dùng vẫn vô tư lạm dụng cây sấy quần áo, đặc biệt trong thời tiết ẩm ướt mà không biết sản phẩm này lại có tác hại cho quần áo.

Cây sấy trở thành cứu cánh cho những bộ trang phục, khi luồng hơi nóng của máy thổi khô quần áo trong những ngày mưa phùn, giá rét.
Cây sấy trở thành cứu cánh cho những bộ trang phục, khi luồng hơi nóng của máy thổi khô quần áo trong những ngày mưa phùn, giá rét.
Không khó để các bà nội trợ tìm được cây sấy Nonan (1,4-1,6 triệu), Kangaroo (1 - 1,4 triệu), Komasu (1,5 triệu)...được bày bán trên thị trường.
Không khó để các bà nội trợ tìm được cây sấy Nonan (1,4-1,6 triệu), Kangaroo (1 - 1,4 triệu), Komasu (1,5 triệu)...được bày bán trên thị trường. 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.