Cách nền kinh tế vận hành

Cuốn sách "Cách nền kinh tế vận hành" còn đưa ra một số ý tưởng mới và thúc giục cho sự ra đời của các chính sách kinh tế mới dựa trên nền tảng của các ý tưởng...

Hiểu biết về kinh tế học có vai trò quan trọng không thua kém gì so với hiểu biết về toán học hay vật lí. Và việc nắm được cách các học thuyết kinh tế tác động lên những chính sách kinh tế thế nào và tiếp đó các chính sách này đang hằng ngày ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta ra sao càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Cach nen kinh te van hanh
 "Cách nền kinh tế vận hành" của tác giả Roger E. A. Farmer. 
Cuốn sách “Cách nền kinh tế vận hành” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2010. Thời điểm này cũng là lúc thế giới đang phải vật lộn với cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Đã ba mươi bảy tháng trôi qua kể từ thời điểm Cục nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kì (NBER) tuyên bố cuộc khủng hoảng kinh tế lần này đã chấm dứt, nhưng vào tháng 6 năm 2009, Chính phủ Hoa Kì vẫn còn rất nhiều việc phải làm để có thể phục hồi số việc làm cho người lao động về mức trước khủng hoảng. Cuốn sách này giúp các bạn hiểu rõ hơn tại sao những điều tồi tệ này lại xảy ra, và đưa ra một số ý tưởng nhằm ngăn chặn các cuộc khủng khoảng tài chính tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
Roger E. A. Farmer - Nhà kinh tế học người Mĩ, giảng dạy tại Đại học California, được biết đến qua các công trình về những lời tiên tri tự đúng.
Cach nen kinh te van hanh-Hinh-2
Cuốn sách đưa ra một số ý tưởng mới và thúc giục cho sự ra đời của các chính sách kinh tế mới dựa trên nền tảng của các ý tưởng...
"Rất nhiều người đã hỏi tôi liệu kinh tế học có phải là một môn khoa học. Câu trả lời của tôi phần lớn là có. Kinh tế học là một môn khoa học: nhưng không phải là một môn khoa học thực nghiệm.
... Tôi hi vọng rằng, bằng cách giới thiệu lịch sử phát triển của các học thuyết kinh tế, cuốn sách này sẽ cổ vũ được một số bộ óc mới dành thêm thời gian đào sâu tìm hiểu về những tư tưởng đã hình thành nên chuyên ngành của chúng ta hiện nay...
Tuy vậy, cuốn sách này không dừng lại ở việc giới thiệu về lịch sử của các học thuyết kinh tế. Nó còn đưa ra một số ý tưởng mới và thúc giục cho sự ra đời của các chính sách kinh tế mới dựa trên nền tảng của các ý tưởng nói trên.
...
Theo tôi, đối với người dân, hiểu biết về kinh tế học có vai trò quan trọng không thua kém gì so với hiểu biết về toán học hay vật lí. Và việc nắm được cách các học thuyết kinh tế tác động lên những chính sách kinh tế thế nào và tiếp đó các chính sách này đang hằng ngày ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của chúng ta ra sao càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết...
(Trích Lời nói đầu, Cách nền kinh tế vận hành, Roger E. A. Farmer, NXB Tri Thức)

“Kinh tế học Phật giáo”: Hướng đi minh triết cho ngành kinh tế chính trị

Trong cuốn sách “Kinh tế học Phật giáo”, Giáo sư Clair Brown cho rằng, chúng ta sống như thế nào và hạnh phúc như thế nào đều do kinh tế tác động.

Khi những nhà tâm lí học nghiên cứu về cái gì làm cho con người hạnh phúc, họ nhận thấy rằng con người làm một việc tốt cho người khác thì người đó cảm thấy hạnh phúc hơn.

“Thuận theo hoàn cảnh” – Không có một chiến lược phát triển “vạn năng”

Cuốn sách “Thuận theo hoàn cảnh” là một đóng góp quý giá của tác giả Brian Levy cho những nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế phát triển và hoạt động xã hội.

Quản trị tốt chính là mục tiêu tối hậu mà mọi quốc gia đều hướng tới trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, mô tả được các nhà nước quản trị tốt không hô biến chúng trở thành hiện thực trong nháy mắt. Những thực hành tốt nhất (best practices) ngầm định rằng tất cả các chính sách và thể chế đều có thể chuyển đổi, cải cách và sắp xếp lại phù hợp với từng hoàn cảnh đặc thù.

Bộ ảnh chất lừ về 36 phố phường Hà Nội năm 1899

Phố Hàng Đào sầm uất, phố Hàng Tre với những bó tre khổng lồ, phố Hàng Nón la liệt mũ nón... là loạt ảnh đặc sắc về 36 phố phường Hà Nội xưa được in trong ấn phẩm “Cái nhìn về xứ Đông Dương, 1899”.

Bo anh chat lu ve 36 pho phuong Ha Noi nam 1899
Quang cảnh phố Tơ Lụa (rue de la Soie), nay là phố Hàng Đào, với nhiều cửa hiệu bán đồ tơ lụa, Hà Nội năm 1899. Ảnh: Bunum.univ-cotedazur.fr.

Đọc nhiều nhất

Tin mới