“Thuận theo hoàn cảnh” – Không có một chiến lược phát triển “vạn năng”

Cuốn sách “Thuận theo hoàn cảnh” là một đóng góp quý giá của tác giả Brian Levy cho những nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế phát triển và hoạt động xã hội.

 “Thuận theo hoàn cảnh” – Không có một chiến lược phát triển “vạn năng”
Quản trị tốt chính là mục tiêu tối hậu mà mọi quốc gia đều hướng tới trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, mô tả được các nhà nước quản trị tốt không hô biến chúng trở thành hiện thực trong nháy mắt. Những thực hành tốt nhất (best practices) ngầm định rằng tất cả các chính sách và thể chế đều có thể chuyển đổi, cải cách và sắp xếp lại phù hợp với từng hoàn cảnh đặc thù.
“Thuan theo hoan canh” – Khong co mot chien luoc phat trien “van nang”
Cuốn sách “Thuận theo hoàn cảnh” cung cấp cho những nhà hoạch định chính sách, những nhà tài trợ cũng như tất cả những ai đang dấn thân vào hành trình cải cách một hướng dẫn thực tiễn, chuyên sâu - một cách tiếp cận “vừa vặn” (good fit) đối với chính sách phát triển, một hướng đi khác với cách tiếp cận “chìa khóa vạn năng tốt nhất” (one-size-fits-all best practices)” đối với tiến trình cải cách thể chế (và rộng hơn là quá trình hoạch định chính sách phát triển) đã thống trị những diễn ngôn chính trị về phát triển trong những thập niên gần đây.
Cuốn sách tích hợp nhuần nhuyễn giữa thực tế hơn 40 năm làm việc tại Ngân hàng Thế giới chuyên về các chương trình viện trợ phát triển, cải cách thể chế cho các quốc gia đang phát triển của tác giả Brian Levy với những kiến thức sâu rộng về lí thuyết Kinh tế thể chế, Kinh tế hành vi, Lí thuyết trò chơi và Điều khiển học... Do đó, đây là một đóng góp quý giá cho những nhà hoạch định chính sách kinh tế, các nhà nghiên cứu kinh tế phát triển và hoạt động xã hội. Với những tổ chức quốc tế hỗ trợ các chương trình phát triển ở Việt Nam và các tổ chức có quan tâm tới cải cách hành chính và thể chế thì đây chính là cuốn cẩm nang hữu ích.
“Thuan theo hoan canh” – Khong co mot chien luoc phat trien “van nang”-Hinh-2
Theo thống kê, Ngân hàng Thế giới đã chi cho các chương trình phát triển và cải cách thể chế ở các nước nghèo nhưng kết quả mang lại chưa tương xứng với nỗ lực bỏ ra, hay nói chính xác hơn là chưa đáp ứng được kì vọng ban đầu về những cải cách cần đạt được.
Đi sâu phân tích hoạt động của Ngân hàng Thế giới tại nhiều quốc gia trên khắp các châu lục, tác giả Brian Levy đã chỉ ra những “gót chân Asin” của chàng khổng lồ World Bank và đề nghị một cách tiếp cận phù hợp hơn theo lối “bổ củi phải lựa thớ gỗ” đối với cải cách quản trị và hoạch định chính sách phát triển. Cách tiếp cận này đưa ra quan điểm mới về thay đổi bằng các thuật ngữ mang tính tiến hóa chứ không mang tính thiết lập, do đó hướng sự chú ý ra ngoài nỗ lực tìm kiếm các chính sách “tối ưu” mà tới việc khởi tạo và duy trì quán tính phát triển.
Với tư duy phân tích hệ thống của Điều khiển học kinh tế, tác giả đặt ra luận đề mang tính xuất phát điểm là: “nền kinh tế, chính thể xã hội và thể chế hỗ trợ của một quốc gia được bao trùm hoàn toàn bởi một mạng lưới phức hợp của sự liên hệ phụ thuộc. Cải cách muốn thành công thì không thể xây lại từ đầu mà phải phù hợp với hoàn cảnh hiện có. Cải cách phải tương thích với động lực của một khối lượng đáng kể những nhân tố có sức ảnh hưởng, để đạt được một cột chống - một điểm tựa trong tiến trình chuyển đổi và sẵn sàng bảo vệ quá trình đổi mới trước sự đối kháng của những người hưởng lợi từ hoàn cảnh cũ. Mục tiêu là tạo ra cú hích cùng lúc trên nhiều lĩnh vực, tìm kiếm những thành tựu, tuy hữu ích và thường xuất hiện với vẻ ngoài rất giản dị, nhưng nhiều khi có thể tạo ra động lực cho một chuỗi thay đổi đầy xung năng vì những điều tốt đẹp hơn”.
“Thuận theo hoàn cảnh” đáng được những người quan tâm đến các vấn đề cải cách thể chế, hoạch định chính sách phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội dành thời gian và nỗ lực tham khảo.
“Thuan theo hoan canh” – Khong co mot chien luoc phat trien “van nang”-Hinh-3
 Chân dung tác giả cuốn sách - chuyên gia Brian Levy. 
Tác giả Brian Levy, là chuyên gia của Ngân hàng Thế giới với hàng chục năm kinh nghiệm thực tế tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ở thế giới của Brian Levy, ông tận tụy, nhiệt tình, cố gắng hết mình để giải quyết một bài toán khó: Làm sao để các quốc gia kém phát triển tăng trưởng? Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) hay các tổ chức quản trị tài chính khác được thành lập nhằm tạo ra một thị trường lành mạnh, bền vững và họ luôn nỗ lực để giúp tất cả các quốc gia thành viên hoặc sắp trở thành thành viên có được sự chuẩn bị tốt nhất, có quyền lợi bình đẳng với tất cả các nước khác. Và Brian Levy đã không đứng nhìn thảm trạng đó kéo dài.
Ông đã dùng toàn bộ kinh nghiệm nhiều thập kỉ ở vai trò chuyên gia cũng như lãnh đạo nhóm làm việc của WB để đưa ra một hướng đi mới cho các chính sách hỗ trợ phát triển của ngân hàng này: Thuận theo hoàn cảnh. Cách tiếp cận thuận theo hoàn cảnh chính là phải hiểu cặn kẽ tình trạng của một quốc gia, trước khi đưa ra bất cứ chính sách hỗ trợ nào. Điều này đi ngược lại hoàn toàn lối tiếp cận trước đây của Ngân hàng Thế giới: chìa khóa vạn năng (one size fits all). Suốt nhiều thập kỉ, WB đã áp dụng một phương pháp duy nhất, được cho là tốt nhất, cho tất cả các quốc gia được ngân hàng này quyết định hỗ trợ. Và những gì phương pháp chìa khóa vạn năng này đem đến là tham nhũng và ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Những cuốn sách yêu thích của vợ chồng tỷ phú Bill Gates

Trước khi thông báo ly hôn, vợ chồng tỷ phú Bill Gates và Melinda Gates có chung nhiều sở thích, trong đó gồm đọc sách. Giống như nhiều người thành công, vợ chồng tỷ phú xem đó như một thói quen không thể thiếu vào mỗi ngày.

Những cuốn sách yêu thích của vợ chồng tỷ phú Bill Gates
Nhung cuon sach yeu thich cua vo chong ty phu Bill Gates
 Trước khi tuyên bố ly hôn, vợ chồng tỷ phú Bill Gates và Melinda Gates được biết đến là cặp đôi hạnh phúc có nhiều sở thích chung, trong đó có sở thích đọc sách.
Nhung cuon sach yeu thich cua vo chong ty phu Bill Gates-Hinh-2
 Trung bình mỗi năm tỷ phú Bill Gates đọc 50 cuốn sách và thường xuyên chia sẻ những cuốn sách ông thấy tâm đắc với mọi người.
Nhung cuon sach yeu thich cua vo chong ty phu Bill Gates-Hinh-3
The Headspace Guide To Meditation and Mindfulness - Andy Puddicombe- (Dẫn lối vào thiền và chánh niệm) là cuốn sách nằm trong số những tác phẩm mà Bill Gates khuyên đọc. Cuốn sách mang đến những cách thức thấu hiểu thiền định và khuyến khích mỗi chúng ta dành 10 phút/ngày để tĩnh tâm. 
Nhung cuon sach yeu thich cua vo chong ty phu Bill Gates-Hinh-4
Cá voi tỷ đô, Chuyến đi của cả cuộc đời (The Ride of a Lifetime) là 2 trong số hiếm hoi những cuốn sách về kinh doanh mà Bill Gate thích đọc. 
Nhung cuon sach yeu thich cua vo chong ty phu Bill Gates-Hinh-5
Nhà đồng sáng lập của Microsoft từng thừa nhận ông không đọc nhiều sách về điều hành doanh nghiệp hay kinh doanh, tài chính. Nguyên nhân là vì “hiếm khi tìm được cuốn sách đúng nghĩa về xây dựng và vận hành một tổ chức". 
Nhung cuon sach yeu thich cua vo chong ty phu Bill Gates-Hinh-6
Gates thường "nghiền" những cuốn sách về gene, sinh học, nguyên tử. Tiểu thuyết ông chỉ đọc một cách ngẫu hứng. "The Rosie Project" (Dự án Roise) của tác giả Graeme Simsion là cuốn tiểu thuyết đặc biệt mà ông chủ Microsoft yêu thích. 
Nhung cuon sach yeu thich cua vo chong ty phu Bill Gates-Hinh-7
Bill Gates gọi "Dự án Rosie" là một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất mà ông từng đọc trong một thời gian dài. Nhà đồng sáng lập Microsoft cho biết, ông được người vợ thân yêu của mình - bà Melinda Gates giới thiệu về cuốn tiểu thuyết "Dự án Rosie". 
Nhung cuon sach yeu thich cua vo chong ty phu Bill Gates-Hinh-8
 Giống người chồng vừa ly hôn của mình, thói quen đọc sách là một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của Melinda Gates.
Nhung cuon sach yeu thich cua vo chong ty phu Bill Gates-Hinh-9
 Bà Melinda Gates từng tiết lộ cuốn sách có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến cuộc đời bà chính là cuốn "The Book of Awakening: Having the Life You Want by Being Present to the Life You Have" (Cuốn sách về sự thức tỉnh: Có được cuộc đời ta mong muốn bằng cách hiện diện trong cuộc sống ta đang có) của nhà thơ Mỹ nổi tiếng Mark Nepo.
Nhung cuon sach yeu thich cua vo chong ty phu Bill Gates-Hinh-10
 Bà Melinda thường đọc vài trang sách này mỗi sáng. “Cuốn sách của Mark Nepo giúp tôi tĩnh tâm và tập trung vào chính mình, đặc biệt trong những ngày hỗn loạn”, bà chia sẻ. Cuốn sách mang thông điệp về sự tĩnh tại, khuyến khích độc giả nhìn cuộc đời bằng con mắt chậm rãi, tiếp nhận những chấn thương dễ dàng, đối diện nó với sự trưởng thành.
Nhung cuon sach yeu thich cua vo chong ty phu Bill Gates-Hinh-11
Không chỉ đọc sách, bà Melinda còn viết sách. Cuốn sách "The Moment of Lift: How Empowering Women Changes the World" (Thời khắc cất cánh: Làm thế nào trao quyền cho phụ nữ để thay đổi thế giới) do Melinda viết rất nổi tiếng. 
Nhung cuon sach yeu thich cua vo chong ty phu Bill Gates-Hinh-12
Cuốn sách khiến cả tỷ phú Warren Buffett và cựu tổng thống Barack Obama say mê. Đặc biệt, tỷ phú Bill Gates cũng dành những lời có cánh cho The moment of lift: Nó cũng bao gồm những hiểu biết về cuộc hôn nhân của chúng tôi, con đường chúng tôi đã đi để trở nên bình đẳng trong công việc và cách cô ấy đã giúp tôi phát triển như một người cha và người chồng. 

“Kinh tế học Phật giáo”: Hướng đi minh triết cho ngành kinh tế chính trị

Trong cuốn sách “Kinh tế học Phật giáo”, Giáo sư Clair Brown cho rằng, chúng ta sống như thế nào và hạnh phúc như thế nào đều do kinh tế tác động.

“Kinh tế học Phật giáo”: Hướng đi minh triết cho ngành kinh tế chính trị
Khi những nhà tâm lí học nghiên cứu về cái gì làm cho con người hạnh phúc, họ nhận thấy rằng con người làm một việc tốt cho người khác thì người đó cảm thấy hạnh phúc hơn.

Người Pháp viết về Hai Bà Trưng hơn 100 năm trước

Trong tác phẩm “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ”, bác sĩ Charles-Édouard Hocquard đã có những trang viết thể hiện sự ngưỡng mộ của ông với hai nữ anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Người Pháp viết về Hai Bà Trưng hơn 100 năm trước

Nguoi Phap viet ve Hai Ba Trung hon 100 nam truoc

Tranh vẽ Hai Bà Trưng của Kay Woodward.

Một chiến dịch ở Bắc kỳ của Charles-Édouard Hocquard (1853-1911) - bác sĩ tình nguyện sang Đông Dương năm 1884 phục vụ trong quân đoàn viễn chinh Pháp - là sách du ký, ký sự, song tư liệu trong đó rất phong phú.

Đọc nhiều nhất

Tin mới