Cách giảm tức thời chứng trào ngược thực quản

Cách giảm tức thời chứng trào ngược thực quản

(Kiến Thức) - Trào ngược thực quản là cảm giác khó chịu thường gặp sau khi ăn quá no, mỗi khi nằm xuống giường hoặc khi gập người để nhấc một vật nặng và không khó đối phó. 

 Trào ngược thực quản tuy gây cảm giác nóng ở phần tim nhưng không liên quan gì đến tim mà do axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây khó chịu, còn được gọi là trào ngược axit hoặc chứng ợ nóng. Dấu hiệu của chứng ợ nóng là: cảm giác nóng phía sau xương ức sau khi ăn hoặc mỗi khi nằm xuống; cảm thấy cổ họng bị đốt nóng hoặc có dịch chua; nuốt khó; cảm giác thức ăn bị nghẽn ở giữa ngực hoặc giữa cổ họng.
Trào ngược thực quản tuy gây cảm giác nóng ở phần tim nhưng không liên quan gì đến tim mà do axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây khó chịu, còn được gọi là trào ngược axit hoặc chứng ợ nóng. Dấu hiệu của chứng ợ nóng là: cảm giác nóng phía sau xương ức sau khi ăn hoặc mỗi khi nằm xuống; cảm thấy cổ họng bị đốt nóng hoặc có dịch chua; nuốt khó; cảm giác thức ăn bị nghẽn ở giữa ngực hoặc giữa cổ họng.
Nếu không kèm theo những triệu chứng của bệnh loét dạ dày như thở gấp hoặc đau dọc theo cánh tay thì hiện tượng ợ nóng chỉ đơn thuần là trào ngược axit nên chỉ cần thực hiện những điều sau:
Nếu không kèm theo những triệu chứng của bệnh loét dạ dày như thở gấp hoặc đau dọc theo cánh tay thì hiện tượng ợ nóng chỉ đơn thuần là trào ngược axit nên chỉ cần thực hiện những điều sau:
Nới lỏng thắt lưng hoặc quần áo chật: Nếu thường xuyên bị chứng ợ nóng, hãy chấm dứt ngay việc mặc quần áo quá chật ở phần bụng, nhất là những quần áo không co giãn như quần jean ôm hoặc thắt lưng nhựa khiến bụng bị tì và chịu thêm áp lực.
Nới lỏng thắt lưng hoặc quần áo chật: Nếu thường xuyên bị chứng ợ nóng, hãy chấm dứt ngay việc mặc quần áo quá chật ở phần bụng, nhất là những quần áo không co giãn như quần jean ôm hoặc thắt lưng nhựa khiến bụng bị tì và chịu thêm áp lực.
Dùng một tấm đệm dày khoảng 15-18cm để kê vào chân giường hoặc đặt một chiếc gối nêm ở dưới đệm sao cho phần đầu được cao hơn mặt giường. Đừng nên chỉ dùng gối để nâng đầu vì khi đó phần bụng sẽ bị gập và chịu thêm áp lực làm tình trạng trào ngược tồi tệ hơn.
Dùng một tấm đệm dày khoảng 15-18cm để kê vào chân giường hoặc đặt một chiếc gối nêm ở dưới đệm sao cho phần đầu được cao hơn mặt giường. Đừng nên chỉ dùng gối để nâng đầu vì khi đó phần bụng sẽ bị gập và chịu thêm áp lực làm tình trạng trào ngược tồi tệ hơn.
Nhai kẹo cao su làm tăng lượng nước bọt trong khoang miệng nhằm trung hòa axit trong dạ dày vì bạn phải nuốt thường xuyên hơn. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần nhai kẹo cao su trong vòng 30 phút sau khi ăn có thể làm giảm sự trào ngược thực quản. Uống nước cũng cho hiệu quả tương tự.
Nhai kẹo cao su làm tăng lượng nước bọt trong khoang miệng nhằm trung hòa axit trong dạ dày vì bạn phải nuốt thường xuyên hơn. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần nhai kẹo cao su trong vòng 30 phút sau khi ăn có thể làm giảm sự trào ngược thực quản. Uống nước cũng cho hiệu quả tương tự.
Uống sữa có thể tạm thời làm chứng ợ nóng biến mất nhờ tác động đến axit trong dạ dày, nhưng chất béo trong sữa lại có thể làm tăng thêm axit. Giải pháp đơn giản là chỉ cần uống sữa tách béo và không uống quá 220ml.
Uống sữa có thể tạm thời làm chứng ợ nóng biến mất nhờ tác động đến axit trong dạ dày, nhưng chất béo trong sữa lại có thể làm tăng thêm axit. Giải pháp đơn giản là chỉ cần uống sữa tách béo và không uống quá 220ml.
Không nên ăn thường xuyên những thực phẩm gây ợ nóng như cam quýt, sô-cô-la, cà chua, đồ ăn cay nóng, rượu bia, cà phê và hành tỏi.
Không nên ăn thường xuyên những thực phẩm gây ợ nóng như cam quýt, sô-cô-la, cà chua, đồ ăn cay nóng, rượu bia, cà phê và hành tỏi.
Uống thuôc có chất chống axit cũng có thể là giải pháp tạm thời đối với cơn ợ nóng nhờ trung hòa lượng axit trong dạ dày.
Uống thuôc có chất chống axit cũng có thể là giải pháp tạm thời đối với cơn ợ nóng nhờ trung hòa lượng axit trong dạ dày.
Những loại thảo dược như cam thảo, cúc La mã, thục quỳ và cây du trơn cũng có thể làm giảm những triệu chứng ợ nóng nhưng trước khi uống cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì chúng có thể không hợp với những loại thuốc bạn đang uống.
Những loại thảo dược như cam thảo, cúc La mã, thục quỳ và cây du trơn cũng có thể làm giảm những triệu chứng ợ nóng nhưng trước khi uống cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì chúng có thể không hợp với những loại thuốc bạn đang uống.

GALLERY MỚI NHẤT