Cách dạy trẻ “bán nước chanh” để trở thành doanh nhân

Bán được 3 triệu bản trên toàn thế giới, Thương vụ nước tranh dạy trẻ cách tư duy toán học, kinh doanh và giải quyết những xung đột trong cuộc sống. Sách đang trong quá trình đàm phán để chuyển thể thành phim.

Cách dạy trẻ “bán nước chanh” để trở thành doanh nhân
Thương vụ nước chanh là câu chuyện xoay quanh Evan Treski và em gái của cậu, Jessie Treski. Hai anh em rất thân nhau và khả năng thiên bẩm của mỗi đứa trẻ thường bổ sung cho nhau.
Cach day tre “ban nuoc chanh” de tro thanh doanh nhan
Thương vụ nước chanh nằm trong bộ ba cuốn sách đã bán được 3 triệu bản trên toàn thế giới. 
Jessie rất giỏi toán và các môn học khác ở trường, nhưng trí tuệ cảm xúc lại là phần yếu nhất của cô. Ngược lại Evan có trí tuệ cảm xúc, năng lực chơi thể thao tốt nhưng cậu lại không giỏi trong các môn học tại trường.
Mối quan hệ của hai anh em thay đổi vào mùa hè lớp ba của Evan, khi nhà trường gửi một lá thư đến nhà thông báo: Jessie sẽ được nhảy cóc qua lớp ba, và lên lớp 4 học cùng anh trai mình. Thông báo này với Evan thật sự là thảm họa, khi cậu hình dung bạn bè và thầy cô giáo sẽ so sánh và chê bai cậu như thế nào lúc cậu không thể giải các bài toán giỏi như Jessi.
Sau mấy ngày dằn dỗi, Evan và Jessi quyết định thực hiện một cuộc chiến bán nước chanh, xem đứa trẻ nào có thể kiếm được nhiều tiền nhất trong tuần cuối cùng trước khi đến trường. Evan muốn giành phần thắng để chứng minh Jessi vẫn chỉ là đứa trẻ con, không xứng học lớp 4 cùng cậu. Jessi thì muốn chiến thắng để chứng minh cô bé đã lớn.
Mỗi chương của Thương vụ nước chanh đều bắt đầu với định nghĩa về một thuật ngữ trong kinh doanh, giúp các bạn nhỏ dần tiếp cận với các khái niệm kinh doanh quen thuộc như: suy thoái, chia tách, liên doanh, hợp tác, cạnh tranh, hạ giá…
Và mối quan hệ giữa hai anh em cùng các câu chuyện xảy ra trong chương đều minh họa khá cụ thể, dễ hiểu các thuật ngữ này. Tương tự, tác giả cũng cung cấp cho các độc giả nhỏ một số hiểu biết tuyệt vời về việc điều hành một doanh nghiệp và giao thương nói chung.
Cach day tre “ban nuoc chanh” de tro thanh doanh nhan-Hinh-2
 
Thông qua quá trình kinh doanh nước chanh của hai anh em Evan và Jessi, tác giả lồng ghép vào đó những bài toán và những cuộc thảo luận thú vị về cách giải những bài toán đó.
Điều này thậm chí còn chạm đến quan điểm rằng: những người có thế mạnh tư duy khác nhau sẽ tiếp cận các vấn đề toán học theo những cách khác nhau. Và đây chính là cách rất tuyệt vời để chỉ cho độc giả nhỏ thấy những kiến thức chúng đang học có liên quan như thế nào đối với cuộc sống.
Không chỉ là câu chuyện về kinh doanh, cuốn sách còn đưa ra những gợi ý để trẻ đối mặt và giải quyết các xung đột, rắc rối của chính mình như thế nào.
Dũng cảm đối mặt với cảm xúc của mình, nhận sai khi phạm lỗi, sẵn sàng bỏ qua khi đối phương nhận lỗi và sửa sai, không lôi người lớn vào câu chuyện… đó là các cách Evan và Jessi giải quyết những xung đột cá nhân để từ đó tìm được tiếng nói chung, tìm lại được tình anh em, tình "đồng đội" keo sơn gắn bó.
Thương vụ nước chanh gồm 3 cuốn: Thương vụ nước chanh, Phiên tòa khối 4, Chiếc chuông mất tích.
Bộ sách Thương vụ nước chanh đã bã bán được hơn 3 triệu ấn bản toàn thế giới, đạt 3,7 triệu USD doanh thu kể từ khi ra mắt. Đặc biệt, bộ sách đang trong quá trình đàm phán HBO Max và Disney để chuyển thể thành phim.

Mối tình tuổi đôi mươi của nhà thơ Nguyễn Phan Hách trong “Hoa sữa“

Với thế hệ 7X, 8X, “Hoa sữa” cùng "Hương của tình yêu đầu nhắc nhở/ Có hai người xưa đã yêu nhau"... được chép trong hầu hết lưu bút. Bài thơ chính là mối tình đầy ly kỳ đến chính tác giả cũng không ngờ tới.

Mối tình tuổi đôi mươi của nhà thơ Nguyễn Phan Hách trong “Hoa sữa“
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“
 Nguyễn Phan Hách tên thật là Nguyễn Xuân Hách, sinh năm 1944 tại Bắc Ninh. Ông sáng tác thơ văn từ sớm, nhưng nổi tiếng với 2 bài thơ Làng quan họ và bài thơ Hoa sữa sau này được phổ nhạc thành Làng quan họ quê tôi và Mối tình đầu rất nổi tiếng.
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-2
Nguyễn Phan Hách sáng tác Hoa sữa khi đã ngoại tứ tuần. Tác phẩm chinh phục con tim bao thế hệ những cung bậc cảm xúc, ngọt ngào, trong trẻo đến bùi ngùi tiếc nuối cho một mối tình. “Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt/Vậy mà tan trong sương gió mong manh”. 
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-3
Chuyện kể rằng, Hoa sữa chính là cảm xúc của nhà thơ khi nhớ về mối tình thời trai trẻ. Thời ấy, chàng 20, nàng là cô sinh viên đang theo học hát quan họ ở độ tuổi mười sáu trăng tròn.  
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-4
Vào mỗi buổi chiều thu, khi nắng đã tắt dần, ngồi trên ghế đá ở hồ Thiền Quang chàng tình tứ đọc thơ cho nàng nghe còn nàng dạy chàng hát quan họ. Tuy nhiên tình yêu chẳng thành. 
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-5
 Bẵng đi nhiều năm, mỗi lần đi làm về trên con phố Nguyễn Du đầy hoa sữa, ghé qua hồ Thiền Quang, Nguyễn Phan Hách bùi ngùi xúc động nhớ về cô thiếu nữ bé nhỏ trong tình thơ năm xưa: "Tuổi mười lăm em lớn từng ngày/ Một buổi sớm em bỗng thành thiếu nữ...".
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-6
 Bài thơ viết xong cũng chỉ để cất vào ký ức bởi vì theo nhà thơ Nguyễn Phan Hách hồi đó, đất nước vừa bước qua chiến tranh, những bài thơ về tình yêu đôi lứa rất ít khi dùng. 
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-7
Nữ sĩ Xuân Quỳnh là người đầu tiên tuyển chọn bài thơ "Hoa sữa" để in trong tập thơ "Tình bạn tình yêu" của NXBGD. Sau đó, Nguyễn Phan Hách mạnh dạn gửi lên Báo Văn nghệ cùng với chùm thơ của ông. Từ đó bài thơ đến với đông đảo người đọc, đặc biệt là lứa tuổi học trò.
Moi tinh tuoi doi muoi cua nha tho Nguyen Phan Hach trong “Hoa sua“-Hinh-8

Nguyễn Phan Hách cũng không ngờ duyên phận của bài thơ "Hoa sữa" lại ám ảnh dai dẳng ông như vậy. Khi về cuối đời, có cô gái sinh viên văn khoa vì yêu bài thơ "Hoa sữa" mà tìm đến với ông, trao cho ông tình yêu nồng nàn của tuổi trẻ. 

Bật mí Tình em “xanh rời rợi” lãng mạn của nhà thơ Hồ Ngọc Sơn

"Khi chiếc lá xa cành/Lá không còn màu xanh/Mà sao em xa anh/Đời vẫn xanh rời rợi” là những vần thơ nổi tiếng trong "Tình em". Bài thơ chính là tình yêu của người lính Hồ Ngọc Sơn tặng vợ mới cưới 5 ngày đã chia xa.

Bật mí Tình em “xanh rời rợi” lãng mạn của nhà thơ Hồ Ngọc Sơn
Bat mi Tinh em “xanh roi roi” lang man cua nha tho Ho Ngoc Son
 Bài thơ Tình em của tác giả Hồ Ngọc Sơn viết vào cuối thu năm 1962 ở chiến trường Gia Lai.
Bat mi Tinh em “xanh roi roi” lang man cua nha tho Ho Ngoc Son-Hinh-2
Bài thơ Tình em là nỗi niềm của nhà thơ Hồ Ngọc Sơn dành cho người vợ mới cưới được 5 ngày đã phải chia xa.  
Bat mi Tinh em “xanh roi roi” lang man cua nha tho Ho Ngoc Son-Hinh-3
Ông kể, cưới xong, sống bên nhau được 5 ngày, ông được lệnh bí mật vào Nam chiến đấu, Do yêu cầu tuyệt đối giữ bí mật của chiến trường, ông nói dối vợ đi học ở Liên Xô. Sau một năm bặt tin nhau, cuối mùa hè 1962, ông mới nhận được thư vợ. 
Bat mi Tinh em “xanh roi roi” lang man cua nha tho Ho Ngoc Son-Hinh-4
Những dòng thư tha thiết “Chỉ mong sao anh đừng ngã xuống nơi tiền phương. Nếu anh hy sinh, em không biết sẽ phải sống như thế nào. Em sẽ chung thủy chờ anh cho đến ngày toàn thắng...", khiến nhà thơ xúc động. 

Nhói lòng Thạch Lam và cái nghèo đeo bám từ sách đến đời

Thạch Lam nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam. Cuộc đời tài hoa vắn số của ông gắn với cái nghèo, từ trang sách đến cuộc đời thật. Ông mất lúc mới 32 tuổi, độ tuổi rực rỡ nhưng trong cảnh nghèo khó.
 
 

Nhói lòng Thạch Lam và cái nghèo đeo bám từ sách đến đời
Nhoi long Thach Lam va cai ngheo deo bam tu sach den doi
 Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, là một nhà văn thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông là em ruột của hai nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ngoài bút danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ.
Nhoi long Thach Lam va cai ngheo deo bam tu sach den doi-Hinh-2
 Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng... ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ.
Nhoi long Thach Lam va cai ngheo deo bam tu sach den doi-Hinh-3
 Truyện ngắn Thạch Lam không hấp dẫn bạn đọc bằng những chi tiết xung đột gay cấn, mà gây xúc động độc giả bằng lối kể chuyện tâm tình, tâm sự về những cảnh đời, cảnh sống tối tăm, tù túng, tội nghiệp, nghèo khổ của người dân lao động.
Nhoi long Thach Lam va cai ngheo deo bam tu sach den doi-Hinh-4
Truyện của ông thường ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng như Cô hàng xén, Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ...
Nhoi long Thach Lam va cai ngheo deo bam tu sach den doi-Hinh-5
 Không chỉ viết về cuộc sống nghèo khó, cuộc đời thật của Thạch Lam cũng bị cái nghèo đem bám. Ngay từ nhỏ, nhà đông anh chị em, cha mất sớm nên Thạch Lam đã sống cả tuổi thơ trong cảnh thiếu thốn.
Nhoi long Thach Lam va cai ngheo deo bam tu sach den doi-Hinh-6
Lớn lên, cái nghèo khó vẫn đeo bám ông. Cưới vợ xong, Thạch Lam vẫn không có tiền lo cho tổ ấm. Chị gái ông nhường cho em trai một căn nhà đơn sơ tại Yên Phụ, ven Hồ Tây - Hà Nội. Nhuận bút của Thạch Lam không đủ nuôi mấy miệng ăn. 
Nhoi long Thach Lam va cai ngheo deo bam tu sach den doi-Hinh-7
Theo người thân của Thạch Lam, dù cao tới 1m70, vượt trội so với chiều cao trung bình của người Việt thời đó, nhưng sức khỏe của Thạch Lam lại không tương xứng với chiều cao. Thể chất yếu, cộng thêm cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo, ông bị lao phổi, một căn bệnh nan y thời bấy giờ. 
Nhoi long Thach Lam va cai ngheo deo bam tu sach den doi-Hinh-8
Ông mất lúc mới 32 tuổi, khi đang còn trong độ tuổi rực rỡ, để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. 

Đọc nhiều nhất

Những phong tục tập quán độc, lạ trong Vợ chồng A phủ

Những phong tục tập quán độc, lạ trong Vợ chồng A phủ

 Ngoài bức tranh hiện thực về đời sống xã hội của người dân tộc miền núi, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ còn thu hút bởi những phong tục tập quán độc, lạ như tục bắt vợ, tục cho vay nặng lãi, tục xử kiện, bắt vạ, cúng trình ma...

Tin mới

Bốn mùa da diết với 'Thương nhớ mười hai'

Bốn mùa da diết với 'Thương nhớ mười hai'

“Thương nhớ mười hai” là áng văn được cất nên bởi hoài niệm đã khắc họa nên những đặc sắc nhất của thiên nhiên, con người, phong tục, đời sống, ẩm thực… của Hà Nội nói riêng, miền Bắc nói chung.
Tri ân các tác giả có bài trong bộ sách nâng cao

Tri ân các tác giả có bài trong bộ sách nâng cao

Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông (VUSTA) tổ chức buổi gặp mặt tri ân các tác giả có tác phẩm được lựa chọn đưa vào bộ sách “Dạy và học Ngữ văn theo phương pháp mới” nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.