Gừng tươi
Gừng tươi (sinh khương) đã được dùng để giảm các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát họng, đờm ừ, khàn tiếng… Theo kinh nghiệm dân gian, gừng có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, cầm ho, chỉ thống (giảm đau), cải thiện sức đề kháng cho người bệnh.
Hiệu quả chữa viêm họng của gừng cũng đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Hợp chất Gingerol trong gừng tươi có khả năng kháng viêm và ức chế virus RSV – chủng virus thường gây viêm họng và cảm lạnh. Ngoài ra, Gingerol còn có tác dụng giảm đau tự nhiên với cơ chế tương tự thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Cách dùng gừng tươi trị viêm họng tại nhà:
Nước chanh mật ong ấm
Chanh là trái cây giàu vitamin C. 100 gram chanh chứa khoảng 50 gram vitamin C, tương đương 1/2 nhu cầu hàng ngày của một người trưởng thành.
Nước chanh ấm kết hợp với mật ong có lợi cho người bị đau họng và các triệu chứng cảm lạnh khác.
Bạn chỉ cần vắt một quả chanh pha với một cốc nước nóng và thêm khoảng 1/2 thìa cà phê mật ong (tùy theo khẩu vị).
Tía tô
Tía tô chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất, hạt chứa nước, protein,… nên rất tốt cho hệ miễn dịch và nhất là sức đề kháng và sức khỏe tai – mũi – họng.
Trong Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có tính kháng viêm, diệt khuẩn, thanh lọc cơ thể và bổ phế rất tốt. Cũng bởi vậy mà loại lá này thường được sử dụng để chữa viêm họng tại nhà.
Tắm nước nóng
Thực tế, hơi nóng đã được chứng minh có tác dụng với người chớm cảm cúm và giảm các triệu chứng kèm theo, ví dụ như đau họng. Hơi nóng sẽ kích thích niêm mạch và tuần hoàn máu, nhờ đó cơ thể tăng cường hệ miễn dịch.
Một cách đơn giản để làm đổ mồ hôi là tắm nước nóng. Sau khi tắm, hãy nhớ lau và sấy khô người thật kỹ, mặc quần áo ấm, đi tất. Tắm nước nóng với các loại thảo mộc làm dịu cũng có thể giúp bạn giảm đau họng.