Cách bổ sung kẽm bằng thực phẩm

(Kiến Thức) - Vitamin A, C và kẽm đều là những vi chất quan trọng giúp nâng cao miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, tăng cường sức đề kháng và chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, thủy đậu, rubella...

Cách bổ sung kẽm bằng thực phẩm
Hỏi: Tôi nghe nói kẽm rất tốt để phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, rubella, thủy đậu... nên muốn bổ sung cho gia đình nhưng không biết nên bổ sung bao nhiêu cho phù hợp? Các thực phẩm nào chứa nhiều kẽm? - Lê Hải Thanh (Đống Đa, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Vitamin A, C và kẽm đều là những vi chất quan trọng giúp nâng cao miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, tăng cường sức đề kháng và chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, thủy đậu, rubella... Đặc biệt, kẽm có vai trò quan trọng, cần cho phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. 
Thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ. Nên bổ sung cho trẻ dạng siro kẽm, hay dạng cốm có kẽm, (cho trẻ nhỏ), hay dạng viên cho trẻ lớn và người lớn. 
Liều bổ sung kẽm: 10mg kẽm/ngày cho trẻ < 6 tháng, và 20mg/ngày x 14 ngày cho trẻ > 6 tháng. Người lớn có thể dùng bổ sung 20 - 30mg/ngày trong thời gian mắc sởi hay thủy đậu. Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng...), đậu xanh nảy mầm cũng nhiều kẽm và dễ hấp thu. Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò. 

Bổ sung kẽm cho người bị u xơ tiền liệt tuyến

Bổ sung kẽm cho người bị u xơ tiền liệt tuyến

- Hỏi: Bố tôi bị u xơ tiền liệt tuyến. Tôi được tư vấn rằng nguyên nhân một phần do thiếu hụt kẽm. Xin hỏi bổ sung kẽm từ thực phẩm như thế nào? Hải Hà (Bắc Ninh).

 

ThS Đoàn Minh Thụy, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam trả lời: Theo y học hiện đại thì nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt có thể do thiếu kẽm (Zn) trong khẩu phần ăn hằng ngày, do lão hóa, viêm tuyến tiền liệt không được điều trị... Kẽm là một nguyên tố vi lượng, cũng là chất khoáng.

Nên bổ sung kẽm bằng những thực phẩm nào?

Nên bổ sung kẽm bằng những thực phẩm nào?
 

TS Đoàn Minh Thụy, Khoa Nam học, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết: Theo y học hiện đại, một phần nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt có thể là do thiếu kẽm (Zn) trong khẩu phần ăn hằng ngày. Đối với người đàn ông, cơ thể thiếu kẽm cũng như thiếu các vitamin khác sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh. Kẽm có nhiều trong các loại thịt động vật, trứng, trai, sò, lạc, đào, cà rốt, tiểu mạch, bánh mì bột thô, khoai tây...

Tuy nhiên, không phải thấy bổ thì ăn thoải mái sẽ có lợi, những người có huyết áp cao, tiểu đường thì cần chú ý thịt động vật, trứng... Ngoài ra, để phòng bệnh u xơ, u phì tuyến tiền liệt thì cần hạn chế rượu bia, chất kích thích, tăng ăn các loại rau, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E.

TIN LIÊN QUAN:

7 dấu hiệu của bệnh tim mạch

(Kiến Thức) - Nhận biết các dấu hiệu của bệnh tim mạch để đi khám, điều trị kịp thời sẽ tránh cho người bệnh gặp nguy hiểm vì bệnh cũng như các biến chứng.

7 dấu hiệu của bệnh tim mạch
Hồi hộp đánh trống ngực: Có thể do căng thẳng tâm lý, cường tuyến giáp, tác dụng phụ của một số loại thuốc nhưng cũng có thể là bệnh lý động mạch vành, bệnh lý cơ tim hoặc bệnh lý van tim. Vì vậy, cần đi khám bác sĩ.
Hồi hộp đánh trống ngực: Có thể do căng thẳng tâm lý, cường tuyến giáp, tác dụng phụ của một số loại thuốc nhưng cũng có thể là bệnh lý động mạch vành, bệnh lý cơ tim hoặc bệnh lý van tim. Vì vậy, cần đi khám bác sĩ.

Khó thở: Là cảm giác khó khăn khi tiến hành động tác thở. Nếu bạn thấy xuất hiện khó thở không tương xức với mức độ hoạt động thể lực, khó thở xuất hiện đột ngột bạn cần phải đi khám bác sĩ.
 Khó thở: Là cảm giác khó khăn khi tiến hành động tác thở. Nếu bạn thấy xuất hiện khó thở không tương xức với mức độ hoạt động thể lực, khó thở xuất hiện đột ngột bạn cần phải đi khám bác sĩ.

Đau thắt ngực: Bất kỳ cơn đau nào như bóp nghẹt ở giữa ngực kéo dài hơn hai phút đều có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch. Bạn cần gọi điện cho bác sĩ và đi khám bệnh ngay lập tức.
 Đau thắt ngực: Bất kỳ cơn đau nào như bóp nghẹt ở giữa ngực kéo dài hơn hai phút đều có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch. Bạn cần gọi điện cho bác sĩ và đi khám bệnh ngay lập tức.

Ngất: Một số rối loạn nhịp tim hoặc bệnh lý mạch cảnh... có thể gây ra ngất. Cần cấp cứu người bệnh bị ngất tại chỗ trước khi chuyển người bệnh tới bệnh viện.
 Ngất: Một số rối loạn nhịp tim hoặc bệnh lý mạch cảnh... có thể gây ra ngất. Cần cấp cứu người bệnh bị ngất tại chỗ trước khi chuyển người bệnh tới bệnh viện.

Phù: Thường gặp phù mắt cá chân do các bệnh lý tim mạch. Cần đưa người bệnh đi khám để xác định nguyên nhân gây ra phù chân.
 Phù: Thường gặp phù mắt cá chân do các bệnh lý tim mạch. Cần đưa người bệnh đi khám để xác định nguyên nhân gây ra phù chân.

Tím tái: Là hiện tượng đổi màu phớt xanh của da và niêm mạc do máu không được bão hòa oxy đầy đủ. Tím tái thường thấy ở đầu các ngón tay và quanh môi. Tương tự như phù, tím tái là một dấu hiệu hơn là một triệu chứng của bệnh tim mạch.
 Tím tái: Là hiện tượng đổi màu phớt xanh của da và niêm mạc do máu không được bão hòa oxy đầy đủ. Tím tái thường thấy ở đầu các ngón tay và quanh môi. Tương tự như phù, tím tái là một dấu hiệu hơn là một triệu chứng của bệnh tim mạch.

Đau cách hồi: Là một dấu hiệu khá đặc hiệu của bệnh động mạch chi dưới. Người bệnh có biểu hiện mỏi chân và đau hoặc chuột rút khi đi lại, sau khi nghỉ thì đỡ đau chân. Độ dài, quãng đường đi hoặc mức độ đau, thời gian hồi phục phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh tắc động mạch chi dưới. Cần đưa người bệnh đi khám để điều trị kịp thời.
 Đau cách hồi: Là một dấu hiệu khá đặc hiệu của bệnh động mạch chi dưới. Người bệnh có biểu hiện mỏi chân và đau hoặc chuột rút khi đi lại, sau khi nghỉ thì đỡ đau chân. Độ dài, quãng đường đi hoặc mức độ đau, thời gian hồi phục phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh tắc động mạch chi dưới. Cần đưa người bệnh đi khám để điều trị kịp thời.

Tin mới

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

(Kiến Thức) - Mẹo chữa bụi mắt bằng cách thè lưỡi liếm môi chẳng hiểu có từ khi nào, cho đến nay chưa có nhà khoa học nào giải thích được.