Cách bảo dưỡng nồi nấu bằng điện

(Kiến Thức) - Các loại nồi kể trên không được bảo dưỡng lau chùi có thể gây mất an toàn cho người dùng, cụ thể là giật hoặc nổ, cháy. 

Cách bảo dưỡng nồi nấu bằng điện
Hỏi: Nhà tôi sử dụng nhiều nồi nấu bằng điện như nồi cơm, nồi hầm, ấm đun nước, nồi kho cá... Xin hỏi, các thiết bị này cần bảo dưỡng thế nào để được an toàn? - Nguyễn Hải Anh (Phú Thọ).
 
KS Nguyễn Văn Khải, Trung tâm Kỹ thuật điện Bách khoa Hà Nội tư vấn: Các loại nồi kể trên chủ yếu hoạt động trên nguyên lý sử dụng dây đốt làm nóng. Trường hợp sử dụng lâu ngày, không được bảo dưỡng lau chùi, dây dẫn bị lão hóa khô giòn hoặc rách, vỡ; sử dụng quá tải dòng điện... có thể gây mất an toàn cho người dùng, cụ thể là giật hoặc nổ, cháy.  
Đối với các loại nồi này khi sử dụng cần chú ý một số điểm như tránh để nước dây vào hệ thống điện, hằng tháng nên kiểm tra bảo dưỡng, lau chùi sạch sẽ bằng khăn ẩm. Khi thấy nồi nấu bằng điện có các biểu hiện như tiếng kêu lạ, không vào điện hay tóe tia lửa điện... cần tắt điện nguồn, dùng bút thử điện kiểm tra các thiết bị để phát hiện điểm rò. 
Ngoài ra, thường xuyên lau khô dây dẫn để kiểm tra nguy cơ bị vỡ, hở. Không đặt trực tiếp nồi xuống đất, thay vì đặt trên một lớp cách nhiệt như tấm gỗ, khăn trải... Nấu xong cần ngắt nguồn điện, hạn chế để chế độ hâm nóng quá lâu. Không dùng nhiều thiết bị nồi nấu một thời điểm cũng như cùng một ổ cắm để không bị quá tải dòng điện...   

Nấu cơm bằng nước sôi có tốt hơn nước lạnh?

Nấu cơm bằng nước sôi có tốt hơn nước lạnh?
 

PGS.TS Nguyên Văn Hoan, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết: Đúng, khi nấu cơm dùng nước sôi sẽ tốt hơn dùng nước lạnh (kể cả nấu bằng nồi cơm điện). Ngoài việc dùng nước nóng sẽ giúp cơm chín nhanh hơn (rút ngắn thời gian nấu cơm) mà còn làm cho cơm chín được đều hơn, cơm ngon hơn.

Nếu nấu cơm bằng nước lạnh, sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để nước nóng lên, khi ấy hạt gạo sẽ bị trương nở khiến cơm mất ngon. Nếu nấu bằng bếp củi, tốt nhất là đun sôi nước rồi mới cho gạo vào, đổ từ từ để gạo chín đều.

TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU

Nguyên nhân khiến nồi cơm điện nấu bị sượng

Nguyên nhân khiến nồi cơm điện nấu bị sượng
 

Hỏi: Nồi cơm điện vẫn hoạt động bình thường, nhưng có khi cơm hơi bị sượng, hoặc có chỗ cứng, chỗ nát là do đâu? - Nguyễn Minh Thúy (Trung Yên, Hà Nội).

Chuyên gia Nguyễn Văn Ngọc, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật điện Ngọc Minh cho biết: Nồi cơm điện được cấu tạo bởi một bếp điện và các linh kiện điện tử tự động. Cơm được nấu chín do sức nóng của mâm lửa bên trong nồi. Vì vậy, nếu không bảo quản đúng cách, nồi dễ bị hỏng.

Bạn chú ý lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu lẹt xẹt khi cấp nhiệt. Khi đặt xoong nấu vào nồi bạn không nên dùng một tay, vì có thể làm hỏng rơle chính của nồi. Thiết kế của đáy xoong hơi lõm nên việc đặt bằng một tay dễ khiến rơle tiếp xúc không đều, dẫn đến cơm bên sống bên chín.

Do vậy, nên đặt xoong bằng hai tay nhẹ nhàng, sau đó bạn xoay xoong nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rơle tiếp xúc đều, cơm nấu sẽ không bị sượng. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, bạn cũng nên dàn đều mặt gạo để cơm chín đều.

TIN LIÊN QUAN:

TIN ĐỌC NHIỀU:

Cận cảnh hải cẩu truy đuổi chim cánh cụt suốt 3 giờ

(Kiến Thức) -Một con chim cánh cụt đã may mắn thoát khỏi hàm răng của hải cẩu đói, sau khi bị truy đuổi suốt 3 giờ trên đảo Cuverville, Nam Cực.

Cận cảnh hải cẩu truy đuổi chim cánh cụt suốt 3 giờ
Nhiếp ảnh gia người Nam Phi Ben Cranke đã ghi lại cảnh tượng hải cẩu báo săn đuổi chim cánh cụt trên đảo Cuverville.
Nhiếp ảnh gia người Nam Phi Ben Cranke đã ghi lại cảnh tượng hải cẩu báo săn đuổi chim cánh cụt trên đảo Cuverville.
Sau khi phát hiện bị hải cẩu truy đuổi dưới nước, chim cánh cụt nhanh chóng lao lên một mỏm đá.
Sau khi phát hiện bị hải cẩu truy đuổi dưới nước, chim cánh cụt nhanh chóng lao lên một mỏm đá.

Đọc nhiều nhất

Tin mới