Các nước châu Á sẽ phản ứng sao nếu xung đột Mỹ-Trung nổ ra?

Các quốc gia châu Á sẽ phải đối mặt với áp lực chọn bên nếu như xảy ra một cuộc xung đột nóng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Các nước châu Á sẽ phản ứng sao nếu xung đột Mỹ-Trung nổ ra?
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở nên xấu đi và hiện đã xuống đến mức thấp nhất trong 40 năm qua. Điều này dẫn đến nguy cơ xung đột. Và nếu một cuộc chiến nổ ra, đó sẽ không phải là chuyện riêng giữa Mỹ và Trung Quốc, nó có thể kéo theo nhiều nước khác vào cuộc.
Cac nuoc chau A se phan ung sao neu xung dot My-Trung no ra?
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản năm 2019. Ảnh: Reuters. 
Trong các tuyên bố công khai, không có bất kỳ nước nào nói muốn thấy xung đột trực tiếp nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo các chuyên gia phân tích quân sự, một khi xung đột xảy ra, các nước trong khu vực sẽ phải chọn phe và hầu hết sẽ đứng về phía Mỹ vì các hiệp ước và liên minh sẵn có.
Trong suốt 2 năm qua, Mỹ-Trung va chạm nhau trong rất nhiều vấn đề: từ chiến tranh thương mại đến vấn đề trộm cắp công nghệ, dịch bệnh Covid-19, vấn đề Đài Loan, Hong Kong, Biển Đông…
Timothy Heath, nhà nghiên cứu quốc phòng cấp cao của Tập đoàn Rand, một nhóm chuyên gia cố vấn độc lập của Mỹ nhận định, căng thẳng đang làm cho khu vực châu Á bị phân cực sâu sắc. Cả Bắc Kinh và Washington đều muốn có được sự ủng hộ của các nước ở châu Á và một số nước khác.
Theo ông Heath, nếu mối quan hệ trở nên tồi tệ và nguy cơ chiến tranh trở nên rõ ràng đối với tất cả, các quốc gia có khả năng sẽ sát cánh với Mỹ nhất trong cuộc đối đầu với Trung Quốc bao gồm Nhật Bản và có thể là Australia, Philippines… tùy thuộc vào hoàn cảnh của cuộc chiến.
Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định, mối quan hệ Mỹ-Trung vẫn tương đối ổn định và chưa bị rơi xuống mức thù địch công khai.
“Trung Quốc có ít bạn bè hơn để hỗ trợ họ trong một cuộc xung đột, vì vậy Bắc Kinh có thể tập trung vào việc làm giảm số lượng các quốc gia ngả theo Mỹ”, Heath nói.
Ông Heath nói thêm: “Nga có thể cung cấp hỗ trợ và thông tin tình báo cho Trung Quốc nhưng có lẽ họ sẽ thích đứng bên lề để xem hai siêu cường ‘ẩu đả’ hơn là trực tiếp tham gia”.
Kết quả một nghiên cứu của Pew được công bố vào tháng 12/2019 cho thấy, Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bản lần lượt xếp từ vị trí thứ 2 đến thứ 4 trong cuộc khảo sát các quốc gia trên thế giới coi Mỹ là đồng minh đáng tin cậy hơn Trung Quốc. Vị trí đầu tiên thuộc về Israel. Trong cuộc thăm dò này, Ấn Độ và Indonesia lần lượt đứng ở vị trí thứ 12 và 13.
Giới phân tích cho rằng, mối quan hệ song phương với các nước này có thể củng cố niềm tin của Mỹ và thêm đòn bẩy để Washington đối phó với Bắc Kinh.
Các nước châu Á sẽ phản ứng ra sao nếu Mỹ-Trung xung đột?
“Cá nhân tôi tin rằng nếu có chuyện gì xảy ra ở Đài Loan, Hàn Quốc sẽ giữ thái độ trung lập hơn so với yêu cầu của Mỹ vì Seoul rất coi trọng ý tưởng về chính sách một Trung Quốc”, ông Park Ihn-Hwi, giáo sư về chính trị quốc tế tại Đại học Ewha Womans ở Hàn Quốc nhận định.
“Đối với vấn đề Biển Đông, Hàn Quốc sẽ áp dụng nguyên tắc ‘dựa trên tiêu chuẩn toàn cầu’. Điều này sẽ có lợi hơn cho Mỹ… Nếu có chuyện gì đó xảy ra ở Biển Đông, Hàn Quốc sẽ cố gắng đưa ra một số hành động thông qua các tổ chức quốc tế để tìm kiếm các lựa chọn ngoại giao đáng tin cậy”, giáo sư Park Ihn-Hwi nói thêm.
Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề về Biển và Luật Biển tại Đại học Philippines cho rằng, nếu xảy ra xung đột Trung-Mỹ, Philippines ban đầu có thể sẽ giữ thái độ trung lập nhưng sau đó đứng về phía Mỹ.
“Chắc chắn Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ do dự bởi ông ấy có mối quan hệ cá nhân tốt với phía Trung Quốc, nhưng tôi nghĩ Philippines sẽ tuân thủ các quy định của Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ (MDT) mà Washington và Manila ký năm 1951”, Batongbacal nói.
Gavin Newsham, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản, cho rằng nếu mọi thứ đi đến “điểm sôi” của một cuộc chiến thực sự, Tokyo có khả năng sẽ tham gia vào phe của Mỹ. 
Cũng không thể không nhắc tới Ấn Độ - một nhân tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, và Ấn Độ chắc chắn sẽ xuất hiện trong bất kỳ kịch bản xung đột Mỹ-Trung nào. Trung Quốc và Ấn Độ vừa qua đã có va chạm tại khu vực biên giới tranh chấp giữa hai nước dẫn đến cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ trong khi con số thương vong của phía Trung Quốc vẫn chưa được xác nhận. Cuộc đụng độ giữa binh sỹ Trung Quốc và binh sỹ Ấn Độ trên dãy Himalaya hồi giữa tháng 6 vừa qua là cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất trong hơn 40 năm qua giữa hai bên.
Srikanth Kondapalli, giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi cho biết, học thuyết quân sự của Ấn Độ tập trung vào Ấn Độ Dương, nhưng nếu tình hình ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc ở Himalaya xấu đi, Ấn Độ sẽ can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông.
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích quân sự là làm thế nào để ngăn chặn xung đột vũ trang lan rộng một khi nó nổ ra.
Malcolm Davis, nhà phân tích cao cấp chuyên về an ninh Trung Quốc tại Viện Chính sách chiến lược Australia ở Canberra cho rằng, nếu nổ ra chiến tranh, các lực lượng Mỹ ở Nhật Bản, hay ở các căn cứ ở Australia có thể là mục tiêu tấn công của Trung Quốc và xung đột sẽ lan theo chiều ngang.
“Nga sẽ phản ứng như thế nào? Liệu Nga có thể tranh thủ cuộc xung đột Mỹ-Trung ở châu Á để thách thức NATO hay không? Đó sẽ là kịch bản nguy hiểm có khả năng dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng đó chỉ là tình huống xấu nhất”, Davis nói.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: "Kẻ khóc người cười"

(Kiến Thức) - Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang khiến nhiều công ty "lao đao", đặc biệt là Huawei, nhưng dường như điều đó lại mang đến tin vui cho ông lớn công nghệ của Hàn Quốc - Tập đoàn Samsung.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: "Kẻ khóc người cười"

Đối đầu Mỹ - Trung: Thế giới chia hai phe

Việc Mỹ và Trung Quốc gấp rút xây dựng hệ thống đồng minh, đối tác riêng dấy lên lo ngại về tương lai những nước còn lại phải chọn giữa hai phe đối đầu.

Đối đầu Mỹ - Trung: Thế giới chia hai phe
Hôm 18/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hội đàm trực tiếp với Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (TQ) Dương Khiết Trì tại bang Hawaii (Mỹ).
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, ông Pompeo và ông Dương đã trao đổi thẳng thắn về nhiều vấn đề nhạy cảm như Hong Kong, Đài Loan, đại dịch COVID-19 nhưng cuối cùng không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào. Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung đang có dấu hiệu biến thành một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới.

Chân dung thiếu nữ diệt loạt tay súng Taliban trả thù cho cha mẹ

(Kiến Thức) - Một thiếu nữ Afghanistan đã bắn chết 3 tay súng Taliban sau khi chúng sát hại cha mẹ cô vì ủng hộ chính phủ.

Chân dung thiếu nữ diệt loạt tay súng Taliban trả thù cho cha mẹ
Chan dung thieu nu diet loat tay sung Taliban tra thu cho cha me
 The Guardian dẫn lời quan chức địa phương ngày 21/7 cho biết, tuần trước, khoảng 40 tay súng Taliban đã xông vào ngôi làng Geriveh, tỉnh Ghor, nơi thiếu nữ 16 tuổi Qamar Gul (ảnh) sống cùng cha mẹ và em trai 12 tuổi Habibullah. Ảnh: NYP.
Chan dung thieu nu diet loat tay sung Taliban tra thu cho cha me-Hinh-2
"Chúng (lực lượng Taliban) gõ cửa nhà Gul lúc 1 giờ sáng ngày 17/7. Khi mẹ của Gul thấy chúng mang vũ khí, bà từ chối mở cửa. Ngay lập tức, chúng bắn chết bà ấy và xông vào nhà bắn cha của Gul", phát ngôn viên Thống đốc tỉnh, Mohamed Aref Aber, cho biết. Ảnh: AP. 
Chan dung thieu nu diet loat tay sung Taliban tra thu cho cha me-Hinh-3
 Chứng kiến cái chết của cha mẹ, Qamar Gul liền lấy một khẩu súng AK-47 trong nhà bắn chết 3 chiến binh Taliban và làm bị thương nhiều kẻ khác. Ảnh: Reuters. 
Chan dung thieu nu diet loat tay sung Taliban tra thu cho cha me-Hinh-4
 Một số chiến binh khác sau đó kéo đến nhà của Gul nhưng trước sự chống trả của dân làng và lực lượng dân quân thân chính phủ, bọn chúng đã phải rút lui. Ảnh: IBT. 
Chan dung thieu nu diet loat tay sung Taliban tra thu cho cha me-Hinh-5
 Sau đó, lực lượng an ninh Afghanistan đã đưa Gul và em trai Habibullah đến nơi an toàn. Ảnh: Reuters. 
Chan dung thieu nu diet loat tay sung Taliban tra thu cho cha me-Hinh-6
 "Hai ngày đầu, chị em Gul vẫn còn sốc và không thể nói gì nhiều. Nhưng hiện tại, tinh thần của hai đứa trẻ đã ổn định", Aber cho hay. Twitter. 
Chan dung thieu nu diet loat tay sung Taliban tra thu cho cha me-Hinh-7
Sau hành động dũng cảm tiêu diệt 3 chiến binh Taliban, Qamar Gul được ca ngợi là "người hùng". Ảnh: Times Of Israel.
Chan dung thieu nu diet loat tay sung Taliban tra thu cho cha me-Hinh-8
 Bức ảnh thiếu nữ đội khăn trùm đầu và cầm súng được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Ảnh: Reddit. 
Chan dung thieu nu diet loat tay sung Taliban tra thu cho cha me-Hinh-9
"Sức mạnh của một cô gái Afghanistan", Fazila Alizada, một cư dân mạng, viết. Ảnh: ED.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.