Đối đầu Mỹ - Trung: Thế giới chia hai phe

Việc Mỹ và Trung Quốc gấp rút xây dựng hệ thống đồng minh, đối tác riêng dấy lên lo ngại về tương lai những nước còn lại phải chọn giữa hai phe đối đầu.

Đối đầu Mỹ - Trung: Thế giới chia hai phe
Hôm 18/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hội đàm trực tiếp với Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (TQ) Dương Khiết Trì tại bang Hawaii (Mỹ).
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, ông Pompeo và ông Dương đã trao đổi thẳng thắn về nhiều vấn đề nhạy cảm như Hong Kong, Đài Loan, đại dịch COVID-19 nhưng cuối cùng không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào. Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung đang có dấu hiệu biến thành một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới.
Doi dau My - Trung: The gioi chia hai phe
Hai chiến tuyến Mỹ, Trung
Tờ South China Morning Post dẫn nhận định của một số chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng đối đầu giữa hai cường quốc kéo dài, trật tự thế giới trong tương lai có thể sẽ bị chia thành hai vùng ảnh hưởng tương ứng với hai hệ thống đồng minh, đối tác của mỗi bên.
Về phía TQ, nước này đang ra sức quảng bá về siêu dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Vành đai - Con đường (BRI) sau một thời gian đình trệ vì COVID-19. Đối tượng Bắc Kinh nhắm đến lần này là các quốc gia đang cần một giải pháp phục hồi nền kinh tế bị đại dịch tàn phá. Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ tận dụng sức bật nhanh chóng của mình sau đại dịch để chứng minh sự vượt trội của mô hình kinh tế TQ trước mô hình phương Tây.
Ngày 18/6, Ngoại trưởng TQ Vương Nghị tuyên bố thông qua Vành đai - Con đường, nước này sẽ tăng cường các dự án phát triển chung và thúc đẩy đa phương hóa. Ông Vương cũng khẳng định khối lượng trao đổi thương mại giữa các nước thành viên BRI và TQ đã tăng 3,2% trong ba tháng đầu năm nay, theo đài CGTN.
Trong khi đó, Mỹ thời gian qua đã rút khỏi hàng loạt thiết chế quốc tế mà Mỹ cho là không có lợi cho mình hoặc thân TQ. Vào tháng 5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố cắt quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và rút toàn bộ viện trợ hằng năm với cáo buộc Bắc Kinh kiểm soát cơ quan này.
Đổi lại, Washington hỗ trợ củng cố, thiết lập hàng loạt tổ chức, liên minh khác để thay thế. Một số ví dụ điển hình là thúc đẩy nhóm tình báo Ngũ Nhãn thành một liên minh chống TQ, ủng hộ thành lập liên minh D10 để đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu công nghệ viễn thông 5G.
Một diễn biến đáng chú ý khác, ngày 5/6, một nhóm 18 nghị sĩ từ tám quốc gia phương Tây khác nhau cùng thành lập liên minh hành động chung có tên Liên minh Quốc hội đa quốc gia về chính sách đối phó TQ (IPAC) để “đưa ra một lập trường cứng rắn hơn với TQ”.
Theo PGS khoa học chính trị Paul Poast thuộc ĐH Chicago (Mỹ), “những động thái trên càng chứng tỏ hoàn toàn có khả năng xảy ra việc trật tự thế giới bị chia thành hai vùng ảnh hưởng với một bên là hệ thống BRI của TQ, bên còn lại là trật tự của Mỹ”.
Khó có hợp tác thực chất
Dù vậy, một số nhà quan sát lại có quan điểm rằng kể cả khi căng thẳng Mỹ - Trung tới cực điểm, kịch bản các quốc gia còn lại sẽ chủ động xếp thành hai chiến tuyến đối đầu nhau theo sự dẫn đầu của hai cường quốc này vẫn khó xảy ra. Lý do, đơn giản vì không nước nào muốn làm phật ý hai siêu cường này.
“Các nước nhiều khả năng sẽ duy trì một đường lối ngoại giao mềm dẻo để tránh bị Washington hay Bắc Kinh chú ý, nhất là những nước tham gia các liên minh với mục tiêu chính trị quá rõ ràng như IPAC. Bên cạnh đó, nhiều nước vẫn còn nghi ngại về cam kết duy trì thương mại tự do của cả Mỹ và TQ khi cả hai đều từng sử dụng chính sách bảo hộ mậu dịch để gây sức ép lẫn nhau” - chuyên gia phân tích Reva Goujon tại Công ty tư vấn rủi ro Crumpton (Mỹ) nhận định.
Ông Goujon kết luận: Nếu không có động thái tăng cường lòng tin, siết chặt hợp tác với các đồng minh và đối tác, cái gọi là “hai chiến tuyến đối đầu” có thể sẽ chỉ là một mạng lưới đa quốc gia lỏng lẻo, không tạo được ảnh hưởng thực chất.
Liên minh châu Âu (EU) hiện là tổ chức đầu tiên tuyên bố sẽ đứng ngoài, không chọn phe trong đối đầu Mỹ - Trung, theo phát biểu Đại diện cấp cao về an ninh và chính sách đối ngoại EU Josep Borrell hôm 14-6. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, ông Borrell khẳng định sẽ mở kênh liên lạc chung EU - Mỹ do lo ngại về “tham vọng và tiềm lực của Bắc Kinh”. Đây được đánh giá là bước đi cẩn trọng của EU trong thế bị kẹt giữa một bên là đối tác thương mại quan trọng (TQ), bên còn lại đồng minh lâu năm (Mỹ).

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung: Bắc Kinh phản đòn?

(Kiến Thức) - Không tỏ ra yếu thế trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Bắc Kinh liên tục đưa ra những biện pháp phản đòn Washington khiến mối quan hệ bế tắc giữa hai nước vẫn chưa thể tìm được lối thoát.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung: Bắc Kinh phản đòn?
Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?
 Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn kể từ khi vòng đàm phán thương mại thứ 11 giữa Mỹ và Trung Quốc tại Washington kết thúc ngày 10/5 (theo giờ Mỹ) mà hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào. Trước những động thái trừng phạt từ phía Washington, Bắc Kinh không tỏ ra yếu thế, liên tục đưa ra các biện pháp phản đòn. Ảnh: SCMP.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-2
 Trung Quốc cáo buộc Mỹ là nhà đàm phán không đáng tin cậy, phá hỏng cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước. Phía Bắc Kinh tuyên bố, chiến tranh thương mại sẽ chỉ gây tổn hại đến nền kinh tế Mỹ. Ảnh: NAR.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-3
 Ngày 2/6, Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố sách trắng, đề cập đến lập trường của Trung Quốc về đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Nội dung sách trắng khẳng định, Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại, nhưng cũng không sợ chiến tranh thương mại và sẽ chiến đấu nếu cần thiết. Ảnh: CD. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-4
 Lập trường cứng rắn của Trung Quốc có thể được thấy rõ kể từ sau khi vòng đàm phán thương mại thứ 11 với Mỹ sụp đổ hôm 10/5. Ảnh: HER. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-5
 Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó đã ra lệnh khởi động quá trình tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá khoảng 300 tỷ USD. Động thái này diễn ra cùng ngày sau khi Mỹ chính thức áp mức thuế 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: WB.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-6
Đáp trả, ngày 13/5, Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ áp thuế nhập khẩu từ 5%-25% đối với 5.140 sản phẩm từ Mỹ, với trị giá khoảng 60 tỉ USD. Quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6 vừa qua. Ảnh: ST. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-7
Đến ngày 16/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp tuyên bố trình trạng khẩn cấp quốc gia, trong đó cấm các công ty công nghệ trong nước mua hoặc sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài mà Washington cho là tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Ảnh: Independent. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-8
 Ngoài Tập đoàn Huawei, có 143 cá nhân và tổ chức khác của Trung Quốc nằm trong "danh sách đen" mà Mỹ cho rằng gây rủi ro tới an ninh quốc gia nước này. Ảnh: FP. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-9
 Hôm 20/5, Google đã đình chỉ giấy phép và thỏa thuận chia sẻ với Tập đoàn Huawei, bao gồm việc chuyển giao sản phẩm phần cứng và phần mềm. Điều này đồng nghĩa với việc những sản phẩm chạy Android của hãng điện thoại Trung Quốc sẽ mất quyền truy cập vào các bản cập nhật của hệ điều hành Android. Ảnh: PBS.

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-10
 Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa hạ nhiệt, ngày 29/5 vừa qua, Trung Quốc cân nhắc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm, một thành phần quan trọng trong nhiều sản phẩm công nghệ cao, sang Mỹ nhằm đáp trả Washington. Ảnh: CFP. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-11
 “Theo những gì tôi biết, Trung Quốc đang nghiêm túc cân nhắc việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Trung Quốc cũng có thể sử dụng các biện pháp đáp trả khác trong tương lai”, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hu Xijin cho hay. Ảnh: NYP. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-12
 Chưa hết, ngày 31/5, Trung Quốc thông báo sẽ lập danh sách đen các công ty nước ngoài để trả đũa vụ Huawei. Theo đó, các công ty nằm trong danh sách "thực thể không đáng tin cậy" và "gây tổn hại quyền và lợi ích" của Huawei sẽ buộc phải ngừng cung cấp cho doanh nghiệp Trung Quốc này. Ảnh: TM. 

Cang thang thuong mai My-Trung: Bac Kinh phan don?-Hinh-13
"Quyết định lập danh sách đen của Trung Quốc là một biện pháp 'ăn miếng trả miếng' để thể hiện rằng Trung Quốc có thể nhắm vào các công ty Mỹ", Rajiv Biswas, đến từ công ty IHS Markit, nói. Ảnh: CNN. 

Mời độc giả xem thêm video: Nguy cơ từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung (Nguồn: CNBC)

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: "Kẻ khóc người cười"

(Kiến Thức) - Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang khiến nhiều công ty "lao đao", đặc biệt là Huawei, nhưng dường như điều đó lại mang đến tin vui cho ông lớn công nghệ của Hàn Quốc - Tập đoàn Samsung.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: "Kẻ khóc người cười"

Nối lại đàm phán đầu tháng 10, Mỹ - Trung sẽ tạm đình chiến?

Các nhà đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp trực tiếp vào đầu tháng 10 tới để bàn phương án giải quyết chiến tranh thương mại song phương.

Nối lại đàm phán đầu tháng 10, Mỹ - Trung sẽ tạm đình chiến?
Theo South China Morning Post, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã trao đổi qua điện thoại ngày 5/9, lần đầu tiên kể từ ngày 13/8.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.