Các đập thủy điện đe dọa hủy diệt hệ sinh thái sông Mekong

(Kiến Thức) - Hệ sinh thái lưu vực sông Mekong có thể bị hủy diệt hoàn toàn trong vòng 10 năm tới, nếu các dự án xây đập thủy điện vẫn được tiến hành.

Đó là cảnh báo của các tổ chức phi chính phủ ở Thái Lan và Campuchia.
Các tổ chức nói trên cũng cảnh báo rằng sẽ rất khó khăn đối với những người đòi bồi thường cho tác động tiêu cực của dự án đập thủy điện đến môi trường và sinh kế của họ vì khó có thể qui trách nhiệm cho một con đập cụ thể.
Cac dap thuy dien de doa huy diet he sinh thai song Mekong
Các dự án xây đập thủy điện có thể gây hại cho cuộc sống của hàng triệu người vốn phụ thuộc vào sông Mekong. Ảnh Telegraph 
Các tổ chức phi chính phủ ở Thái Lan và Campuchia thúc giục chính phủ hữu quan thấu hiểu tình hình và quan tâm nhiều hơn đến những tác động xuyên biên giới của các dự án xây đập thủy điện dọc theo sông Mekong để ngăn chặn hậu quả xấu có thể gây hại cho cuộc sống của hàng triệu người vốn phụ thuộc vào dòng sông chung này.
Bà Pianporn Deetes, điều phối viên người Thái Lan của Tổ chức Sông ngòi Quốc tế, kêu gọi chính phủ các nước khu vực sông Mekong tập trung hơn vào các chi phí thực tế của dự án đối với dòng sông và con người. Bà Pianporn nói: "Tôi không thấy có cách nào tránh khỏi tình trạng hủy diệt sinh thái và xã hội ở khu vực sông Mekong, nếu các nhà hoạch định chính sách vẫn không quan tâm đến tác động của các dự án (xây đập thủy điện) lớn trên sông".
Bà cho biết rằng một số nhà hoạch định chính sách chỉ xem xét những lợi ích mà họ có thể nhận được từ các dự án xây đập thủy điện trên sông Mekong mà không xem xét các tác động sinh thái của các dự án này đối với bản thân dòng sông và sinh kế của người dân.
Bà Pianporn Deetes khẳng định: "Nếu xu hướng này (xây thêm nhiều đập thủy điện trên sông Mekong) vẫn tiếp tục, tôi tin chắc chắn rằng chúng ta sẽ phải tận mắt chứng kiến sự đổ vỡ của sông Mekong trong vòng 10 năm tới”.
Ông Tek Vannara, giám đốc điều hành của Diễn đàn NGO Campuchia, đã chỉ ra rằng Ủy ban sông Mekong (MRC) đã không kiểm soát được việc xây đập trên các phụ lưu chính của sông Mekong. Ông nói rằng nếu một nước thành viên Ủy ban sông Mekong muốn xây dựng một con đập trên nhánh chính của sông Mekong, nước đó có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục thích hợp để thông báo và tham vấn trước.
Giám đốc Tek Vannara nói: "Các nước trong khu vực sông Mekong phải bắt đầu thảo luận về tác động của những con đập này. Không nên bao biện cho việc xây dựng các đập thủy điện (trên sông Mekong) vì chúng ta đang ở trên cùng một dòng sông và dòng sông này thuộc về tất cả mọi người. Chúng tôi đang cố gắng để làm cho chính phủ (Campuchia) thấy rằng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, sinh khối và năng lượng gió có thể là những lựa chọn thay thế tốt hơn việc xây dựng các đập thủy điện....”
Bà Pianporn thêm rằng sẽ là rất khó khăn đối với những người dân bị ảnh hưởng trong việc đòi bồi thường. Bà nói: "Các con đập này do các công ty tư nhân, chứ không phải là một quốc gia, sở hữu. Chính vì vậy mà chính phủ của quốc gia đó không chịu trách nhiệm đối với các tác động hủy hoại do các con đập gây ra đối với hệ sinh thái và cuộc sống của người dân (ở khu vực sông Mekong).

Đập thủy điện Trung Quốc chắn sông Mekong: Hạ lưu “lãnh đủ”

Mỗi con đập mà Trung Quốc xây trên thượng lưu sông Mekong đều gây ra nguy cơ làm cạn kiệt dòng chảy và tác động lâu dài tới vùng hạ lưu.

Nhu cầu lớn của Trung Quốc

Mekong: Con sông thịnh vượng hay thảm họa?

(Kiến Thức) - Thật khó đánh giá tầm quan trọng của sông Mekong đối với các quốc gia ở Đông Dương và các nước gần đó.

Đối với Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và Lào, sông Mekong là nguồn thủy điện quan trọng nhất. Đối với Campuchia và Việt Nam — nước sông Mekong là điều kiện để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Và hai thái độ đối với sông Mekong đó ngày càng trở nên mâu thuẫn rõ nét.
Mekong: Con song thinh vuong hay tham hoa?
Ở phần thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc đã xây dựng 5 nhà máy thủy điện. 

Phiến quân IS bị đánh tơi tả ở cả Iraq lẫn Syria

(Kiến Thức) - Phiến quân IS bị đánh tơi tả ở cả Iraq lẫn Syria, trong hai chiến dịch lớn nhất kể từ khi Nhà nước Hồi giáo tự tuyên bố thành lập năm 2014.

Ở Syria, hàng ngàn chiến binh người Kurd và người Arập, được Mỹ hậu thuẫn, đã đánh chiếm một loạt ngôi làng chiến lược gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, trong một chiến dịch nhằm cắt đứt tuyến đường tiếp vận cuối cùng của Nhà nước Hồi giáo nối với thế giới bên ngoài. Tại Iraq, Thủ tướng Haider al-Abadi đã ra lệnh cho quân đội làm chậm tốc độ tấn công thành phố Fallujah để hạn chế thiệt hại cho dân thường ở trong và ngoại ô thành phố.
Phien quan IS bi danh toi ta o ca Iraq lan Syria
Quân đội Iraq tấn công đánh chiếm khu vực ngoại ô thành phố Fallujah. Ảnh AP 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.