Các công việc chuẩn bị và thực hiện khi bốc mộ, sang cát

Thông thường sau khi chọn được ngày bốc mộ, thầy phong thủy cũng cần phải xem giờ bốc mộ cho thân chủ.

Các công việc chuẩn bị và thực hiện khi bốc mộ, sang cát
Tùy theo giờ tốt mà bốc, nhưng tất cả cùng phải chung một điều là bốc mộ phải làm vào ban đêm. Việc này, theo quan niệm, nhằm tránh cho xương cốt gặp ánh sáng sẽ bị đen đi.
Khi bốc mộ, người ta thường đào trước phần lớp đất ở phía trên trước, sau đó đúng giờ tốt mới bắt đầu mở tấm ván Thiên lên (Tấm ván Thiên là tấm ván trên nóc quan tài).
(Ảnh: Cao Tuân)
(Ảnh: Cao Tuân) 
Theo phong tục truyền thống, trước khi tiến hành bốc mộ, người nhà phải có làm một cái lễ tại Gia tiên để trình báo Tổ tiên. Tại nơi bốc hài cốt ngoài nghĩa trang cũng phải có một cái lễ trình Quan Thần Linh sở tại.
Thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh (Áo, mũ, ủng) ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ, giấy tiền vàng bạc, trầu cau, rượu, thuốc, đèn nến, gạo muối. Nhiều nhà còn cúng thêm Tam sên (trứng vịt luộc + Thịt lợn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ), xôi, gà trống luộc nguyên con...
Vật dụng cần thiết cho quá trình bốc mộ là một cái tiểu sành, một cái quách đặt làm sẵn, một miếng vải đỏ, một tấm ni lông, vài chai rượu nặng và nước Vang ( Còn gọi là nước ngũ vị hương - Đừng nhầm với gói ngũ vị hương để nấu Ca ri - Gói Vang có bán sẵn ở tiệm thuốc Bắc), một vài cái xô, chậu nhựa để rửa xương.
Phần lớn việc bốc mộ diễn ra vào lúc nửa đêm, tuy nhiên tốp thợ thường phải thức trọn đêm cùng gia chủ làm công việc chuẩn bị như cúng bái và chuyển hài cốt sang mộ mới.
Trong thực tế, trung bình để bốc xong một ngôi mộ, ước tính, mỗi tốp thợ phải làm việc quần quật suốt hơn một tiếng đồng hồ. Trước khi đào, họ phải xác định vị trí huyệt thật chính xác, nhiều ngôi mộ do chôn thời gian lâu, quá trình tu sửa bị sai lệch vị trí so với ban đầu, nếu không biết cách sẽ phải đào rất vất vả, có khi đào nhầm sang mộ bên cạnh.
Công việc bốc mộ thường là do những người chuyên môn bốc mộ đảm nhiệm. Khi ván Thiên được cậy ra, người ta phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tẩy rửa. Sau đó mới tiến hành lấy cốt.
Nhiều khi gặp trường hợp hài cốt chưa phân hủy hết, người ta phải dùng xăng đổ vào mộ và đốt cháy những phần còn chưa "tan" hoặc làm các biện pháp khác để hài cốt của người quá cố được sạch sẽ, sau đó đem rửa bằng nước vang.
Sau khi nhặt hết cốt, rửa sạch, người ta trải tấm ni lông ở dưới, tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người. Riêng phần sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên. Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ, không được phép thiếu.
Có một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra về mặt tâm linh đó là: sau khi “đãi cốt” xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra lại.

Cải táng người chết, hiểu thế nào cho đúng?

(Kiến Thức) - Tập tục địa táng sau đó 3 năm thì cải táng ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khoẻ, đất chôn. 

Cải táng người chết, hiểu thế nào cho đúng?
Tập tục địa táng sau đó 3 năm thì cải táng ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khoẻ, đất chôn. Tập tục này vẫn tồn tại trên cả nước nhất là ở phía Bắc. Trong khi công viên nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng đã được xây dựng ở nhiều địa phương, nhưng có nơi dường như xây cho có.
“Đừng thiêu tôi nóng lắm. Chôn tôi nhé!”

Giải mã chuyện bốc mộ buổi đêm và kiêng kị về mộ kết

Cải táng được coi là đại sự. Đây không chỉ là việc giúp người đã khuất được “mát mẻ”, mà còn liên quan đến sự hưng suy của gia tộc.

Giải mã chuyện bốc mộ buổi đêm và kiêng kị về mộ kết
Giai ma chuyen boc mo buoi dem va kieng ki ve mo ket
Phương thức cải táng, bốc mộ với nhiều thủ tục phức tạp gây tốn kém cho gia chủ. Ảnh: Cao Tuân 
Cải táng để giữ chữ hiếu?
Với không ít gia đình người Việt, cải táng được coi là đại sự. Đây không chỉ là việc giúp người đã khuất được “mát mẻ”, mà còn liên quan đến sự hưng suy của gia tộc. Vì thế, không ít gia đình đầu tư tiền của cho việc đại sự này. Trao đổi với PV Báo GĐ&XH về chủ đề nêu trên, nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nguyện (Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người) cho rằng: “Tôi từng nghe chuyện nhiều gia đình phải mời thầy cúng xem ngày giờ cả tháng trời, chi nhiều tiền bạc cho việc cải táng. Có nhà cẩn thận hơn còn mời thầy phong thủy xem long mạch đất, xác định hướng để đặt lăng mộ. Ngay cả chuyện dưới mộ mới phải rải những lớp đất gì, xếp các đồng tiền ở đâu… liệt kê qua cũng lắm công đoạn và thực hiện phải rất kỳ công. Và cũng có chuyện, lợi dụng tâm lý lo lắng của gia chủ, không ít thầy cúng đã trục lợi bằng chiêu phán nhảm khiến gia chủ phải chi tốn tiền bạc lập đàn giải oan, xá tội”.
Cũng theo nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nguyện, chuyện chọn thời điểm bốc mộ theo phong tục Việt Nam là rất hợp lý. Trong một năm, bốc mộ cần phải thực hiện trong giai đoạn “âm vượng” và đó chính là mùa đông. Trong ngày, bốc mộ phải được thực hiện từ thời điểm nửa đêm về sáng. Để hợp với quy luật âm dương và vệ sinh môi trường, khi tiến hành bốc mộ phải chọn buổi đêm để tia sáng mặt trời không chạm đến hài cốt. Nếu khi khai quật một thi thể đang hoặc đã phân hủy, chứa nhiều luồng khí và vi sinh vật độc hại vào buổi trưa nắng thì sẽ tạo ra không khí không tốt cho môi trường xung quanh.
Giai ma chuyen boc mo buoi dem va kieng ki ve mo ket-Hinh-2
Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài (Cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng). 
Nói về vấn đề này, nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài (Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người) chia sẻ: “Con người chúng ta luôn chịu tác động của quy luật sinh – lão – bệnh – tử. Do từng vùng miền có đặc trưng văn hóa khác nhau nên phong tục ma chay, chôn cất, cải táng người quá cố cũng khác nhau. Theo quan niệm xưa, sau khoảng ít nhất 3 năm, khi con cái đã “đoạn tang” sẽ lo việc cải táng cho cha mẹ. Khi đó, ngôi mộ đó được đào lên, xương cốt của người đã khuất sẽ được lau rửa bằng nước thơm rồi xếp thứ tự trên dưới, trong ngoài thật ngăn nắp vào một cái tiểu sành rồi đậy thật kín, sau đó chôn vào lăng mộ để người người chết yên nghỉ được vĩnh viễn”.

Gia Lai: Hoảng với hủ tục gom người chết để chôn tập thể

Thi thể người chết được dồn lại thành đống đến đầy ứ rồi "bỏ mả". Hủ tục rùng rợn ở Gia Lai từng là nỗi ám ảnh của nhiều người.

Gia Lai: Hoảng với hủ tục gom người chết để chôn tập thể
Ban đầu, cũng như bao người đồng bào J’ Rai khác tại làng Trang (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) già làng A Ma Thiệu cũng quan niệm hễ ai có ý định thay đổi những phong tục của tổ tiên để lại là có tội với Yàng và sẽ bị trừng phạt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới