Các công ty bảo hiểm trong nước phản ứng với quy chế đấu thầu của PVN

(Kiến Thức) - Cho rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ban hành những văn bản, quy chế nhằm “hạn chế nhà thầu” tham dự, một số công ty bảo hiểm trong nước đã làm công văn gửi Cục Quản lý đấu thầu phản đối Quyết định số 6097/QĐ-DKHK.

Các công ty bảo hiểm trong nước phản ứng với quy chế đấu thầu của PVN
Nhà thầu phản ứng
Vừa qua, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) nhận được văn bản phản ánh của một số đơn vị bảo hiểm trong nước về nội dung quy chế sử dụng bảo hiểm để quản lý rủi ro cho con người, tài sản, dự án, quyền lợi và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ban hành theo Quyết định số 6097/QĐ-DKHK ngày 24/10/2019 của PVN. 
Theo đó, các nhà thầu phản ứng với việc ban hành, thực thi các quy định về đấu thầu của PVN có dấu hiệu thiếu minh bạch, hạn chế nhà thầu, gây thất thoát…
Cac cong ty bao hiem trong nuoc phan ung voi quy che dau thau cua PVN
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 
Đơn cử như gói thầu do Tổng Công ty Khí Việt Nam - PVGAS (công ty thành viên của PVN làm chủ đầu tư) và Ban Quản lý dự án khí Đông Nam Bộ (bên mời thầu) là gói thầu gói thầu bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng (Hồ sơ mời thầu) cho Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 phát hành ngày 16/8/2019. Theo các nhà thầu, nội dung chính của Gói thầu là cung cấp dịch vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt gồm thiệt hại vật chất và trách nhiệm đối với bên thứ ba cho dự án, bao gồm: Phần xây dựng trên biển (đường ống biển) và phần xây dựng trên bờ (đường ống bờ).
Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt nêu ý kiến: “Nhà thầu Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được gói thầu này nhưng chủ đầu tư và bên mời thầu lại tổ chức đấu thầu quốc tế; xây dựng tiêu chí hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà thầu là doanh nghiệp tái bảo hiểm nhưng doanh nghiệp tái bảo hiểm không ký hợp đồng với chủ đầu tư mà lại chỉ định một doanh nghiệp bảo hiểm trong nước để ký hợp đồng”.
Bảo hiểm Bảo Việt khẳng định rằng các công ty bảo hiểm trong nước hoàn toàn có đủ năng lực và kinh nghiệm đứng tên là nhà thầu chính cho các dự án có rủi ro đặc thù và mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại cao như các dự án thuộc lĩnh vực bảo hiểm dầu khí, cho dù phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm mà các doanh nghiệp trong nước chào cho chủ đầu tư là dựa trên phí và điều kiện bảo hiểm do các công ty tái bảo hiểm quốc tế cung cấp.
Thực tế triển khai bảo hiểm trong ngành Dầu khí (có số tiền bảo hiểm cao và giá trị tổn thất phát sinh lớn) từ trước đến nay cho thấy các công ty bảo hiểm trong nước hoàn toàn đảm nhiệm tất cả các công tác liên quan đến chương trình bảo hiểm, bao gồm cấp đơn, triển khai hợp đồng, giải quyết bồi thường… và trực tiếp chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư đối với 100% chương trình bảo hiểm.
Việc các công ty bảo hiểm gốc sử dụng các nhà thầu phụ như công ty tái bảo hiểm, môi giới, các công ty giám định và công ty luật… là để đáp ứng yêu cầu nêu tại khoản 1, Điều 42, Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Việc sử dụng các nhà thầu phụ này không làm ảnh hưởng đến năng lực tổng thể của công ty bảo hiểm gốc.
Điều 15, Luật Đấu thầu quy định:
1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
……………..
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
Như vậy, với gói thầu bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình thuộc dự án “Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2” của Ban Đông Nam Bộ nói riêng và các gói thầu bảo hiểm của các dự án khác thuộc lĩnh vực dầu khí nói chung, các công ty bảo hiểm trong nước hoàn toàn có đủ năng lực đảm nhiệm và do đó việc tổ chức đấu thầu tái bảo hiểm quốc tế là vận dụng sai quy định của pháp luật”, Bảo hiểm Bảo Việt nêu quan điểm. Ngoài nội dung trên, một số yêu cầu của hồ sơ mời thầu do bên mời thầu đưa ra cũng được nhận định rằng, đó là những quy chế làm hạn chế nhà thầu tham dự thầu, đặc biết đối với các nhà thầu trong nước…
Còn Tổng công ty bảo hiểm Bưu điện (PTI) cho rằng: Theo Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, thì quy định xếp hạng bởi một trong các tổ chức xếp hạng quốc tế như A.M Best, Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch chỉ áp dụng cho hoạt động tái bảo hiểm và các doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Để đánh giá năng lực và kinh nghiệm, quy chế yêu cầu: “Nhà cung cấp bảo hiểm phải có kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng cung cấp bảo hiểm tương tự cho các tài sản/dự án có tính chất và quy mô tương tự tại Việt Nam (bao gồm nhưng không giới hạn công trình sản xuất công nghiệp nặng, công trình dầu khí theo quy định của pháp luật Việt Nam), trong đó quy mô tương tự là hợp đồng có giá trị bằng hoặc lớn hơn 70% giá kế hoạch của hợp đồng bảo hiểm đang chọn nhà cung cấp bảo hiểm”.
Nhà thầu cho rằng, trong danh sách 4 nhà cung cấp bảo hiểm phi nhân thọ đã có các xếp hạng quốc tế đáp ứng yêu cầu của quy chế, sẽ có thêm doanh nghiệp bị loại bởi tiêu chí hợp đồng tương tự.
Ngoài ra, quy chế yêu cầu thêm: “Trường hợp các nhà cung cấp bảo hiểm thành lập liên danh để cấp đơn bảo hiểm gốc thì liên danh này không được nhiều hơn hai thành viên và các thành viên phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí quy định tại Khoản 2 Điều này”. Theo nhà thầu, quy định này hạn chế sự tham gia của nhà thầu vì các dự án trong lĩnh vực dầu khí thường có quy mô rất lớn.
Liên quan đến Quyết định 6097 của PVN, tại Văn bản số 116/QLĐT-CS ngày 7/2/2020, Cục Quản lý đấu thầu cho rằng, trường hợp hoạt động mua bảo hiểm của PVN thuộc dự án đầu tư phát triển thì trong hồ sơ mời thầu không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng (khoản 2, Điều 12, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP).
Đối với trường hợp, hoạt động mua bảo hiểm của PVN sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh thường xuyên hàng năm thì “việc ban hành các quy định về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp này thuộc trách nhiệm của PVN song phải đảm bảo mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Trường hợp PVN quy định hoạt động mua bảo hiểm của PVN phải thực hiện đấu thầu rộng rãi nhưng hồ sơ mời thầu lại đưa ra các tiêu chí đánh giá nhằm hướng tới một hoặc một số ít nhà thầu cụ thể hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số ít nhà thầu thì việc đấu thầu rộng rãi không còn ý nghĩa, chỉ mang tính hình thức và có thể dẫn đến không bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”, Cục Quản lý đấu thầu nêu quan điểm và đề nghị: “PVN cần cân nhắc việc đưa ra các tiêu chí đánh giá để không hạn chế sự tham gia của nhà thầu khi tham dự thầu các gói thầu bảo hiểm của PVN” đồng thời cảnh báo: “PVN thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình”.

"Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước không đủ năng lực tài chính"?

Trong văn bản số 830/ĐNB-KHTM, ông Lê Đức Hiệu - Trưởng ban Ban Quản lý dự án khí Đông Nam Bộ trả lời báo chí rằng: Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh là dự án có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật và có nhiều rủi ro, đặc biệt là phần thi công, chôn tuyến ống dẫn khí dài khoảng 117km ngầm dưới biển và công tác thi công khoảng 38km tuyến ống trên bờ bên cạnh các tuyến ống hiện hữu.

“Sở dĩ hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi quốc tế vì đến nay, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước không đủ năng lực tài chính cung cấp dịch vụ bảo hiểm (tự đưa ra điều kiện, điều khoản bảo hiểm và chào tỷ lệ phí bảo hiểm) cho dự án. Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 42, Nghị định số 73/2016/NĐ-CP, các công ty bảo hiểm trong nước tại Việt Nam không được giữ lại quá 10% vốn chủ sở hữu đối với 1 đơn vị rủi ro. Hiện nay, công ty bảo hiểm Việt Nam có vốn chủ sở hữu lớn nhất là Bảo hiểm Bảo Việt với 2.785 tỷ đồng, tương đương khoảng 119 triệu USD nên mức giữ lại 10% vốn chủ sở hữu chỉ tương đương với khoảng 2,23% rủi ro của dự án và Top 5 công ty bảo hiểm có vốn chủ sở hữu hàng đầu thị trường Việt Nam nếu liên danh cũng chỉ đạt mức giữ lại khoảng 9,11% rủi ro của dự án.

Bên cạnh đó, theo Ban Quản lý dự án khí Đông Nam Bộ, năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu trong nước trong lĩnh vực bảo hiểm gần như không đáp ứng được yêu cầu về thực hiện hợp đồng tương tự với gói thầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho mọi rủi ro trong xây dựng lắp đặt Dự án dường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2. Mặt khác, khi đưa ra đấu thầu quốc tế gói thầu nêu trên, các nhà thầu bảo hiểm trong nước vẫn có thể tham gia và được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu”, văn bản của Ban Quản lý dự án khí Đông Nam Bộ phản hồi.

Bảo hiểm Bảo Việt cho rằng: “Dù một số tiêu chí trong hồ sơ mời thầu đối với công ty bảo hiểm trong nước đã được điều chỉnh song vẫn hạn chế sự tham gia của nhà thầu trong nước. Vì vậy, nhà thầu đề nghị, để đảm bảo cho việc lựa chọn nhà thầu của gói thầu này tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và Luật Kinh doanh bảo hiểm thì phải thay đổi hình thức đấu thầu từ đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà thầu là doanh nghiệp tái bảo hiểm sang đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà thầu là công ty bảo hiểm gốc…”.

Kỳ họp thứ 14 Ủy ban Kiểm tra Trung ương (từ ngày 24 đến 26/4/2017) đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và một số cá nhân có liên quan. Ngoài việc chỉ rõ các vi phạm về hoạt động giám sát, đầu tư, cán bộ… tại PVN, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã xác định các vi phạm của Tập đoàn này trong công tác đấu thầu.

Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ rõ: “Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009 - 2015 đã thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu cho Đảng ủy Tập đoàn ban hành Nghị quyết số 233/NQ-ĐU, ngày 17/08/2009 có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật, không đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật. Liên quan đến những vi phạm này, nhiều tập thể và cá nhân liên quan đã bị xử lý nghiêm minh.

>>> Xem thêm video: Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương - Kỷ Luật Nhiều Lãnh Đạo Của Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam

Nguồn VTV24

Khởi tố, bắt tạm giam kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

(Kiến Thức) - Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Khởi tố, bắt tạm giam kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Đình Mậu, kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Hiện trạng PVN khi ông Trần Sỹ Thanh ngồi ghế chủ tịch

Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐTV tại PVN, ông Trần Sỹ Thanh sẽ phải bắt tay ngay vào giải quyết khó khăn chồng chất mà tập đoàn đang gặp phải.

Hiện trạng PVN khi ông Trần Sỹ Thanh ngồi ghế chủ tịch
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hiện nay là một trong những tập đoàn kinh tế có số vốn điều lệ và tài sản thuộc hàng lớn nhất Việt Nam.

Vì sao Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn xin từ chức?

(Kiến Thức) -  Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa họp để xem xét đơn xin từ chức của ông Nguyễn Vũ Trường Sơn- Tổng giám đốc PVN, cũng như chấp thuận đơn xin từ chức và trình cấp thẩm quyền quyết định.

Vì sao Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn xin từ chức?
Tối muộn ngày 13/3, nguồn tin riêng của PV từ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn - Tổng Giám đốc PVN đã có đơn gửi HĐTV PVN xin từ chức. Đơn này ông Sơn đã gửi từ nhiều ngày.
Lý do ông Sơn gửi đơn xin từ chức Tổng Giám đốc PVN thì vẫn chưa rõ.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.