Cả nước xảy ra 10 vụ ùn tắc giao thông kéo dài

Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong ba tháng đầu năm 2017, cả nước xảy ra 10 vụ ùn tắc giao thông kéo dài, chủ yếu ở Hà Nội, TP.HCM và quốc lộ 1A.

Cả nước xảy ra 10 vụ ùn tắc giao thông kéo dài
Chiều 4/4, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quý 1 và triển khai nhiệm vụ quý 2/2017.
Theo Bộ GTVT, trước tình trạng ùn tắc giao thông đang có chiều hướng gia tăng, ngay trong tháng 1, Bộ đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các bộ, ngành liên quan tham mưu Thủ tướng chủ trì 2 buổi làm việc với lãnh đạo Hà Nội và TP.HCM.
Hai buổi làm việc nhằm đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông đang có chiều hướng gia tăng tại 2 thành phố.
Ngay sau buổi làm việc, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm ùn tắc như đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm, triển khai các cửa thu phí không dừng tại các trạm thu phí BOT.
Ca nuoc xay ra 10 vu un tac giao thong keo dai
Cổng vào sân bay Tân Sơn Nhất được xem là điểm đen ùn tắc giao thông. Ảnh: Lê Quân. 
Bộ yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đường sắt đô thị; đẩy mạnh xã hội hóa xe buýt, triển khai xây dựng các tuyến buýt nhanh, quy hoạch tuyến vận tải hành khách liên tỉnh cố định bằng ôtô.
Theo đánh giá của Bộ GTVT, tình hình giảm ùn tắc giao thông có tiến triển tốt, nhưng từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước vẫn còn xảy ra 10 vụ ùn tắc giao thông kéo dài. Các vụ ùn tắc kéo dài chủ yếu là trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM và quốc lộ 1A.
Hiện tại, trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM còn tồn tại một số điểm ùn tắc giao thông phức tạp, kéo dài tại các tuyến đường kết nối với đầu mối giao thông lớn.
Tại TP.HCM, điểm đen ùn tắc giao thông tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Tại Hà Nội là các nút giao chưa có cầu vượt giữa đường trục hướng tâm và các tuyến đường vành đai, các đoạn tuyến có công trình giao thông thi công kéo dài, tổ chức giao thông chưa hợp lý.
Các hoạt động lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, hè phố, lòng lề đường để kinh doanh, trông giữ phương tiện, đỗ xe trái phép... cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng ùn ứ giao thông cục bộ trong các đô thị.
Theo Bộ GTVT, so với năm 2016, tai nạn giao thông 3 tháng đầu năm nay giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, người chết và bị thương.
Tuy nhiên, trên cả nước xảy ra một số vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực đường sắt, đường bộ và hàng hải gây tổn thất về người và tài sản. Đây là thực trạng cần phải hạn chế tối đa trong thời gian sắp tới.

Ảnh: Đi tìm thủ phạm gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội

Taxi đỗ giữa đường, va chạm cãi lộn, người đi xe máy thiếu ý thức, số lượng ô tô gia tăng... là những mớ bòng bong gây ùn tắc giao thông.

Ảnh: Đi tìm thủ phạm gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội
Người đi xe máy đổ lỗi cho ô tô gây ùn tắc giao thông. Nhiều quan điểm cho là ô tô đã chiếm diện tích lớn mặt đường lại còn tăng nhanh. Riêng cánh tài xế phàn nàn người đi xe máy ý thức quá kém mới là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Hạ tầng yếu kém, quy hoạch thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và việc ý thức chấp hành luật lệ của người tham gia giao thông chưa tốt là những vấn nạn khó giải đối với giao thông Hà Nội nhiều năm qua. Ảnh: Hoàng Hà.

Người đi xe máy đổ lỗi cho ô tô gây ùn tắc giao thông. Nhiều quan điểm cho là ô tô đã chiếm diện tích lớn mặt đường lại còn tăng nhanh. Riêng cánh tài xế phàn nàn người đi xe máy ý thức quá kém mới là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Hạ tầng yếu kém, quy hoạch thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và việc ý thức chấp hành luật lệ của người tham gia giao thông chưa tốt là những vấn nạn khó giải đối với giao thông Hà Nội nhiều năm qua. Ảnh: Hoàng Hà.

Nghe chuyên gia giao thông bắt “bệnh ùn tắc” của Thủ đô

Theo chuyên gia giao thông, lượng phương tiện cá nhân tăng nhanh chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc và TNGT thường xuyên xảy ra giữa Thủ đô.

Nghe chuyên gia giao thông bắt “bệnh ùn tắc” của Thủ đô
Nếu cuối những năm 80 phương tiện được người dân Thủ đô sử dụng chủ yếu là xe đạp thì sau hơn hai thập kỷ xe máy, ô tô đã lên ngôi. Cho đến nay, phương tiện cá nhân tăng, tốc độ đô thị hóa tăng từ 10- 12%/năm nhưng hạ tầng chỉ tăng 1%.

Chùm ảnh: Điểm đen ùn tắc thông thoáng ngày giáp Tết

Tuyến đường có xe buýt nhanh, hầm chui Trung Hoà... thường xuyên ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm nhưng sáng 23/1 (26 tháng Chạp) trở nên vắng vẻ.

Chùm ảnh: Điểm đen ùn tắc thông thoáng ngày giáp Tết
Chum anh: Diem den un tac thong thoang ngay giap Tet
Tại ngã tư Giảng Võ - Đê La Thành, nơi có tuyến buýt nhanh (BRT) chạy qua thường xuyên ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Tuy nhiên, sáng nay khu vực này thông thoáng, số lượng xe qua lại khá ít.  
Chum anh: Diem den un tac thong thoang ngay giap Tet-Hinh-2
Người đi đường không phải chờ 3-4 nhịp đèn đỏ như mọi khi để vượt qua các ngã tư. Xung đột giao thông không xảy ra vào giờ cao điểm 7h30. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.