Cá heo ngoạm xác quái vật đầm lầy Amazon

Giới khoa học bất ngờ phát hiện 2 con cá heo sông Bolivia ngậm xác trăn Beni anaconda - động vật săn mồi hàng đầu trong miệng.

Cá heo ngoạm xác quái vật đầm lầy Amazon

Các nhà nghiên cứu ghi lại hình ảnh hiếm gặp này hồi tháng 8/2021 ở gần sông Tijamuchi, Bolivia.

Ban đầu nhóm nghiên cứu thấy đàn cá voi xuất hiện nên chụp ảnh. Tới khi xem lại các bức ảnh chụp được, họ mới nhận ra lũ cá heo đang ngậm một con trăn trong miệng. 

Theo các nhà khoa học, dường như lũ cá heo đang chơi đùa với con rắn thay vì cố gắng ăn thịt nó. Nguyên nhân là bởi tương tác giữa chúng kéo dài tới 7 phút. 

Ca heo ngoam xac quai vat dam lay Amazon

Lũ cá heo ngậm xác Beni anaconda. (Ảnh: Entiauspe Neto)

Ngoài ra, phần lớn cơ thể con trăn bị chìm dưới nước trong suốt quá trình này cho thấy dường như nó đã chết. 

Chơi đùa là hành vi được ghi lại nhiều lần ở cá voi, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chụp được tương tác giữa cá voi và trăn Beni anaconda. 

Nhóm nghiên cứu cho biết họ vẫn còn rất nhiều thắc mắc, đồng thời đưa ra thêm những lời giải thích khác cho hành vi này. 

Ví dụ con cá heo đực trưởng thành đang dạy con non về trăn Beni anaconda hoặc tán tỉnh đồng loại. 

Các ghi chép trong quá khứ từng ghi nhận nhiều trường hợp cá heo sông Amazon đực ngoạm các vật thể tới gần con cái. 

Trăn Beni anaconda là loài bán thủy sinh dài tới hơn 1,8 m. Ngoài việc bị đồng loại ăn thịt, sinh vật này chưa từng bị động vật khác đoạt mạng. 

Cá heo biết ghen tuông và tự tử khi phải xa người tình

Chú cá heo mũi chai 6 tuổi đã đem lòng yêu cô trợ lý nghiên cứu loài người, Margaret Howe.

Cá heo biết ghen tuông và tự tử khi phải xa người tình

Câu chuyện đau lòng bắt đầu vào những năm 1960, khi cá heo Peter gặp gỡ Margaret trong một thí nghiệm do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ. Lúc đó, NASA muốn dạy cá heo hiểu và thậm chí có khả năng bắt chước giọng nói của con người, từ đó tìm ra cách con người có thể nói chuyện với người ngoài hành tinh.

Giải mã bí ẩn mang tên cá heo sông hồng

Để bảo vệ cá heo sông hồng, loài cá heo sông lớn nhất thế giới, các nhà khoa học đang nỗ lực để giải mã bí ẩn về cuộc sống, về môi trường sống của chúng trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và con người.

Giải mã bí ẩn mang tên cá heo sông hồng
Những ngư dân từng bắt cá heo sông hồng quý hiếm (hay còn gọi là cá heo Boto, cá heo rừng Amazon) đang làm việc với các nhà nghiên cứu trong rừng rậm Amazon của Bolivia trong một nỗ lực công nghệ cao để đảm bảo sự tồn tại của loài vật này và hiểu rõ hơn nhu cầu của chúng.

Giật mình loài cá biết kêu như lợn, người Việt nuôi kiếm bạc tỷ

Trước đây, cá heo cũng như cá linh, cá chốt chỉ là những sản vật bình thường, ít ai quan tâm nhưng gần đây nó đã nâng lên thành đặc sản, mang lại lợi nhuận cực lớn cho những người chăn nuôi. 

Giật mình loài cá biết kêu như lợn, người Việt nuôi kiếm bạc tỷ
Giat minh loai ca biet keu nhu lon, nguoi Viet nuoi kiem bac ty
 Cá heo là một loài cá nước ngọt, tên khoa học là Botia modesta Bleeker, phân bố khá phổ biến trong các lưu vực của vùng hạ nguồn sông MêKông như: Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Tin mới