Bước ngoặt mới của cuộc khủng hoảng Syria

(Kiến Thức) - Với sáng kiến của Nga, cuộc khủng hoảng Syria đang chuyển sang một bước ngoặt mới.

Bước ngoặt mới của cuộc khủng hoảng Syria
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Sáng kiến của Nga về thiết lập kiểm soát quốc tế đối với vũ khí hóa học của Damascus có thể buộc Washington trì hoãn, nếu không phải là từ bỏ tấn công quân sự chống Syria. Theo nhiều chính trị gia và chuyên gia, đối với Tổng thống Obama, đây có thể là phương án dễ chấp nhận nhất.
Sáng kiến hòa bình của Nga đã được một số nước chấp nhận. Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng bà sẵn sàng ủng hộ giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Syria. Chính phủ Iran và Nhật Bản cũng đã bày tỏ tán thành. Trung Quốc ủng hộ và hoan nghênh sáng kiến của Nga. Ngay cả Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, vốn tích cực ủng hộ tấn công tên lửa vào Syria, cũng nói rằng đề xuất này đáng được nghiên cứu kỹ.
Tối Thứ Hai (9/9), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã đề xuất chủ động đặt tất cả vũ khí hóa học ở Syria dưới sự kiểm soát quốc tế để tránh hành động quân sự chống Damascus. Ông Lavrov nói: “Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Syria chấp nhận việc không chỉ lập kho lưu trữ vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát quốc tế, mà sau đó sẽ còn tiêu hủy loại vũ khí đó, cũng như gia nhập đầy đủ vào Công ước cấm vũ khí hóa học”.
Ngoại trưởng Syria Walid Muallem.
Ngoại trưởng Syria Walid Muallem.
Damascus ngay lập tức ủng hộ sáng kiến của Moscow. Theo Ngoại trưởng Syria Walid Muallem, Tổng thống Bashar al-Assad đã đồng ý đặt vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát quốc tế để ngăn chặn Mỹ đánh bom chống Syria. Bộ trưởng Ngoại giao Syria nói: “Tôi tuyên bố rằng Syria hoan nghênh sáng kiến của Nga, xuất phát từ mối quan tâm của lãnh đạo Syria đối với cuộc sống nhân dân và an ninh đất nước chúng tôi. Và cũng xuất phát sự tự tin tưởng của chúng tôi vào sự sáng suốt của chính phủ Nga, đang nỗ lực ngăn chặn cuộc xâm lược của Mỹ chống lại nhân dân chúng tôi.”
Trả lời phỏng vấn đồng thời 6 kênh truyền hình, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng nếu Damascus thực sự thực hiện đề xuất của Nga, Mỹ sẽ không tiến hành hoạt động quân sự:
“Chúng tôi sẽ từ bỏ các hoạt động quân sự nếu đề xuất đó trở thành hiện thực. Đây là diễn biến tình hình đáng hoan nghênh. Nga đã thuyết phục được Syria bắt đầu giải quyết vấn đề vũ khí hóa học. Đây là những gì mà chúng tôi đã kêu gọi không phải một tuần, không phải một tháng, mà là trong hai năm qua. Về lâu dài điều này có thể là một ý tưởng rất hiệu quả. Nhưng chúng tôi đã không đạt được điều này nếu không đe dọa tấn công quân sự. Bây giờ chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện kế hoạch đó. John Kerry và các thành viên trong đội ngũ của tôi sẽ làm việc chặt chẽ với Nga và cộng đồng quốc tế, để hiểu là làm thế nào mà chúng ta có thể đạt được kết quả. Có lẽ đây là một bước ngoặt, nhưng lời nói phải đi đôi với hành động. Tôi nhắc lại một lần nữa - sẽ không giải quyết được cuộc khủng hoảng chính trị tại Syria, nếu chúng ta đảm bảo được an toàn vũ khí hóa học mà không cần tấn công quân sự, thì tôi sẽ chọn chương trình đặc biệt này”.
Đối với Tổng thống Obama, người mà uy tín đang giảm mạnh trong chính sách đối ngoại, việc ủng hộ sáng kiến của Nga là cơ hội lùi bước mà vẫn giữ được thể diện, trước hết là đối với nhân dân Mỹ. Theo thăm dò dư luận, hầu hết người Mỹ đang mệt mỏi vì các chiến dịch ở Afghanistan và Iraq nên không ủng hộ kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria. Trong một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình Mỹ, tổng thống Barack Obama tự thừa nhận rằng bà Michelle vợ ông cũng phản đối chiến tranh.

Trung Quốc ráo riết kiểm soát Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc đang ráo riết chiếm giữ và kiểm soát vùng lãnh hải Philippines hòng thống trị toàn bộ Biển Đông, với các chiến lược hải quân dài hạn và trung hạn.

Trung Quốc ráo riết kiểm soát Biển Đông
Tàu đổ bộ khổng lồ của Trung Quốc từng tiến sát bờ biển Malaysia.
Tàu đổ bộ khổng lồ của Trung Quốc từng tiến sát bờ biển Malaysia.
Philstar dẫn lời một quan chức an ninh cấp cao cáo buộc, kế hoạch Hải quân của Bắc Kinh được vạch ra năm ngoái theo sau vụ thành lập cái được gọi là thành phố Tam Sa phi pháp tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Syria giết chết chính sách “xoay trục” sang Châu Á?

(Kiến Thức) - Kể từ khi chính sách “xoay trục” sang Châu Á được Mỹ công bố, người ta luôn tự hỏi: Liệu chính sách này có tồn tại lâu dài?

Syria giết chết chính sách “xoay trục” sang Châu Á?
Nhóm tàu sân bay tấn công Mỹ di chuyển về phía Tây Vịnh Arập, chuẩn bị đánh Syria.
Nhóm tàu sân bay tấn công Mỹ di chuyển về phía Tây Vịnh Arập, chuẩn bị đánh Syria.
“Tái cân bằng” hay “xoay trục” sang Châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Obama. Tổng thống Obama đã thể hiện cam kết với khu vực trong nhiệm kỳ thứ hai bằng việc tiếp đón 6 nhà lãnh đạo Châu Á tại Washington và công du Thái Lan, Myanmar, Campuchia trong chuyến đi thứ 5  đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Obama đánh cược cả nhiệm kỳ tổng thống vào Syria

(Kiến Thức) - Biểu quyết của Quốc hội Mỹ về việc đánh hay không đánh Syria được xem là vụ đặt cược lớn đối với cả nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama.

Obama đánh cược cả nhiệm kỳ tổng thống vào Syria

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.