Bùi ngùi những kỷ niệm của thầy, trò trường Lương Thế Vinh với thầy Cương

(Kiến Thức) - "Tôi với thầy cùng bắt tay nhau cai thuốc lá nhưng tôi thì làm được còn thầy thì chưa", thầy Phạm Ngọc Toại mắt đỏ hoe kể về kỷ niệm với thầy Văn Như Cương.

Bùi ngùi những kỷ niệm của thầy, trò trường Lương Thế Vinh với thầy Cương
Sáng 9/10, hay tin người bạn của mình qua đời - PGS.TS Văn Như Cương -Thầy Nguyễn Xuân Khang (SN 1949) - Hiệu trưởng Trường Marie Curie, cũng là người đồng sáng lập Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) không khỏi xúc động.
Vì sao lại lấy tên là trường Lương Thế Vinh?
Nhớ lại những hình ảnh với thầy Cương, thầy Khang bồi hồi nói: "Sự gắn bó giữa tôi với anh Cương chủ yếu trong công việc. Cách đây gần 3 năm, anh Cương bị bệnh, nhưng với sự nỗ lực của bản thân, sự lạc quan yêu đời và khát vọng sống, anh đã sớm ổn định tinh thần để điều trị. Anh là người rất dũng cảm khi chống chọi bệnh tật trong nhiều năm nay”.
Bui ngui nhung ky niem cua thay, tro truong Luong The Vinh voi thay Cuong
 Trường THPT Lương Thế Vinh sáng 9/10, tạm thời không chào cờ ngày thứ 2 vì thầy Văn Như Cương qua đời.
Nhớ lại những ngày đầu thành lập Trường THPT Lương Thế Vinh, thầy Khang cho hay, năm 1988 thầy và thầy Cương có thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục về việc thành lập một trường tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội – nay là trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh.
"Khi đó, Bộ trưởng rất ủng hộ ý tưởng của chúng tôi và Bộ có chủ trương tổ chức một hội thảo để chúng tôi báo cáo dự án thành lập trường. Đến ngày 11/8/1988, tại số 14 Lê Thánh Tông, Hà Nội, chúng tôi trình bày dự án của mình trước đại diện của Bộ Giáo dục. Buổi hội thảo kết thúc sau 3 tiếng đồng hồ và đề án thành lập trường ngoài công lập nhận được sự nhất trí cao của hội nghị và đề nghị dùng khái niệm trường dân lập chứ không phải khái niệm trường tư thục như đã đưa. Chúng tôi đã nhất trí. Tiếp đó, Bộ yêu cầu trong một tuần chúng tôi phải xác định 3 điểm: thứ nhất tên trường, thứ 2 địa điểm thành lập trường, thứ 3 là đội ngũ giáo viên. Lúc ấy, hai anh em chúng tôi phấn khởi lắm”, thầy Khang nhớ lại.
Bui ngui nhung ky niem cua thay, tro truong Luong The Vinh voi thay Cuong-Hinh-2
 Nhiều thế hệ học trò vẫn luôn ghi nhớ hình ảnh thầy Văn Như Cương.
Ngay sau đó, hai thầy cùng nhau nghĩ ra tên để đặt cho ngôi trường tương lai, và thầy Khang đã đặt là "Lương Thế Vinh", khi thầy Cương hỏi thầy Khang tại sao lại đặt là “Lương Thế Vinh”, thì thầy Khang nói: “Trong lịch sử Việt Nam, về khoa học tự nhiên, Lương Thế Vinh là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam mà tuổi thơ có rất nhiều giai thoại ấn tượng. Chính vì thế, việc đặt tên trường là Lương Thế Vinh rất thú vị. Và anh Cương cũng rất phấn khởi trước tên trường như thế”, thầy Khang vẫn nhớ in nguyên.
Thầy Văn Như Cương quyết định lấy tên Lương Thế Vinh như tên gợi ý của thầy Khang.
Đến ngày 20/8/1988, Bộ Giáo dục có văn bản gửi UBND TP Hà Nội đề nghị cho phép thành lập trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh - là Trường dân lập đầu tiên của Hà Nội. Ngày 1/6/1989, trường Phổ thông dân lập Lương Thế Vinh được thành lập và tháng 9 năm đó khai giảng năm học đầu tiên.
"Tôi và thầy Cương cùng bắt tay nhau cai thuốc lá"

Đứng trước cổng trường THP Lương Thế Vinh, ông Phạm Ngọc Toại (79 tuổi), không giấu nổi nỗi buồn, thỉnh thoảng khuôn mặt lại đỏ hoe. Ông Toại cho hay, bản thân từng công tác và gắn bó suốt 20 năm với thầy Cương tại trường THPT Lương Thế Vinh cùng bao thế hệ học trò. Nghe tin thầy qua đời, ông Toại như chết lặng vì trước đó vài hôm ông còn vào bệnh viện thăm thầy.

“Tôi và thầy quen nhau gần 25 năm. Chúng tôi đều biết về bệnh tình của thầy, mỗi lần vào thăm thầy vẫn luôn động viên thầy cố gắng mạnh mẽ chống chọi. Lúc đó, thầy bảo thầy còn nhiều dự định ấp ủ bấy lâu mà chưa làm được. Thầy mất đi là nỗi đau quá lớn cho bao thế hệ học trò, thầy cô nhà trường, và trong ngành”, ông Toại chia sẻ.

Bui ngui nhung ky niem cua thay, tro truong Luong The Vinh voi thay Cuong-Hinh-3
 Thầy Toại mắt đỏ hoe khi nhớ lại những kỷ niệm với thầy Văn Như Cương.

Ngoài ra, ông Toại còn không quên về những kỷ niệm đáng nhớ khi còn gắn bó với thầy Văn Như Cương. “Nhiều lần ngồi đọc thơ với thầy. Thầy Cương đã góp rất nhiều ý kiến hay vào môn Văn mà tôi đang theo dạy. Đến giờ tôi nhớ nhất là tôi với thầy cùng bắt tay nhau cai thuốc lá nhưng tôi thì làm được còn thầy thì chưa. Tôi phải thừa nhận rằng, thầy Cương có cách ứng xử đáng để nhiều người phải học theo. Các thầy cô trong trường ai nấy đều học theo gương của thầy…”, ông Toại bày tỏ.

Lắng nghe ước mơ của mọi học sinh

Bên cạnh ông Toại, đứng trước cổng trường THPT Lương Thế Vinh sáng nay, cựu học sinh Lê Thùy Dương (K10 – THPT Lương Thế Vinh) vẫn nhớ như in những kỷ niệm khi còn học dưới mái trường, và về người thầy Văn Như Cương. “Mình nhớ lần đứng lên phát biểu nhầm một cách hùng hồn: Tại sao trường Lương Thế Vinh lại không có tiểu sử về thầy Văn Như Cương, đúng ra phải nói là tiểu sử trường Lương Thế Vinh. Ngay sau đó, nhà trường đã phát tiểu sử của trường cho học sinh.

Lần thứ 2 là, đại hội đoàn năm thứ 2, mình có ước mơ hội trường lớn để tổ chức đại hội… Sau đó, thầy nói: “Đã lắng nghe bạn Dương”, và một năm sau thì có hội trường riêng… Tôi rất buồn khi nghe tin thầy qua đời, không chỉ riêng tôi mà bao thế hệ học trò sẽ luôn ghi nhớ hình ảnh của thầy trong trái tim”.

Cũng trong sáng nay, một số đồng hương là những người “bạn già” của thầy Văn Như Cương cũng tìm đến trường THPT Lương Thế Vinh khi hay tin thầy qua đời. Họ đứng thẫn thờ trước cổng trường, và chưa thật sự tin thầy đã ra đi mãi mãi.

Thầy Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80

Khoảng 1h sáng 9.10, thầy Văn Như Cương (Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh) đã qua đời ở tuổi 80 sau khoảng thời gian chống chọi với bệnh tật.

Thầy Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80
PGS Văn Như Cương mắc bệnh ung thư đã 3 năm nay. Hồi tháng 3.2017, thầy nhập viện điều trị. Thời gian đó, gia đình, người thân luôn săn sóc bên thầy. Vì muốn thầy yên tâm dưỡng bệnh, các bác sĩ phải hạn chế người vào thăm.

Học sinh THPT Lương Thế Vinh bàng hoàng khi nghe tin thầy Cương mất

(Kiến Thức) - Nghe tin PGS Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80, thầy trò trường Lương Thế Vinh đều sốc và không thể nào tin nổi.

Học sinh THPT Lương Thế Vinh bàng hoàng khi nghe tin thầy Cương mất
Sáng 9/10, ghi nhận nhanh của PV Kiến Thức tại trường Lương Thế Vinh, sau khi nghe tin thầy Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80, thầy và trò nhà trường đều sốc và buồn. Không khí nhà trường trở nên trầm buồn, vắng lặng...

Cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga bị VKS đề nghị án chung thân

(Kiến Thức) - VKSND TP Hà Nội đã đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt mức án chung thân với bà Châu Thị Thu Nga vì tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga bị VKS đề nghị án chung thân
Trong phiên xử vụ án cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga lừa đảo chiếm đoạt tài sản sáng nay (9/10), sau khi phát biểu quan điểm về vụ án, đại diện Viện KSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị hội đồng xét xử tuyên án tù chung thân với bị cáo Thu Nga.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.