BSR báo lãi khủng, tự doanh nhanh tay bán ròng trong phiên 25/7

(Vietnamdaily) - Khối tự doanh bán ròng BSR sau nhiều phiên mua ròng sau khi doanh nghiệp hoá dầu này báo lãi quý 2 tăng trưởng đột biến lên 9.900 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 25/7, VN-Index giảm 6,26 điểm (-0,52%) xuống 1.188,5 điểm. HNX-Index giảm 3,45 điểm (-1,19%) xuống 285,38 điểm. UPCoM-Index giảm 0,49 điểm (-0,55%) xuống 88,35 điểm.

Trong phiên này nhóm tự doanh mua ròng gần 220 tỷ đồng. Trong đó, các mã được mua ròng mạnh chủ yếu là cổ phiếu VN30. MSN, HPG, VIC là những mã đứng đầu về giá trị mua ròng.

Ngược lại khối tự doanh bán mạnh SAB, BSR, PVS. Khối tự doanh bán ròng BSR sau nhiều phiên mua ròng sau khi doanh nghiệp hoá dầu này báo lãi quý 2 tăng trưởng đột biến lên 9.900 tỷ đồng.

BSR bao lai khung, tu doanh nhanh tay ban rong trong phien 25/7

BSR bao lai khung, tu doanh nhanh tay ban rong trong phien 25/7-Hinh-2
Tự doanh mua ròng 219 tỷ đồng trở lại trong phiên 25/7. 

Khối ngoại phiên này mua ròng 127 tỷ đồng. Trên sàn HoSE, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị giảm 58% so với phiên trước và ở mức 157 tỷ đồng, dù vậy, dòng vốn này bán ròng trở lại 3,7 triệu cổ phiếu nếu tính về khối lượng.

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã FPT với 84 tỷ đồng. MWG và VNM đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 69 tỷ đồng và 22 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, HPG bị bán ròng mạnh nhất với 58 tỷ đồng. DPM và VHM bị bán ròng lần lượt 13 tỷ đồng và 12 tỷ đồng.

Ở sàn HNX, khối ngoại bán ròng trở lại 6 tỷ đồng sau 3 phiên mua ròng liên tiếp, tương ứng khối lượng bán ròng là 320.641 cổ phiếu.

Khối ngoại sàn HNX bán ròng mạnh nhất mã PVS với 3,3 tỷ đồng. APS đứng sau với giá trị bán ròng 2,7 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VCS đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn này nhưng giá trị chỉ là 404 triệu đồng.

Chứng khoán ngày 25/7: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 25/7.

Khuyến nghị khả quan TPB với giá mục tiêu 39.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 tích cực với tổng thu nhập HĐKD (TOI) là 8,2 nghìn tỷ đồng (+31,4% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 3 nghìn tỷ đồng (+26,0% YoY), hoàn thành 50,8% và 44,4% dự báo năm 2022.

Thép Tiến Lên lỗ chứng khoán hơn 41% do đầu tư SHB, VIX, IJC

(Vietnamdaily) - Thép Tiến Lên có một quý kinh doanh kém sắc do giá thép biến động mạnh, bên cạnh đó phải trích lập dự phòng do thua lỗ chứng khoán.

Trong quý 2, CTCP Thép Tiến Lên (TLH) ghi nhận doanh thu đạt 306 tỷ đồng, giảm mạnh 50% so cùng kỳ. Lợi nhuận gộp chỉ còn 57 tỷ đồng, giảm 40%.

Doanh nghiệp cho biết, doanh thu trong quý giảm là do thị trường sắt thép biến động mạnh, nguồn cung giảm do Trung Quốc cắt giảm sản lượng đồng thời ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine đã làm cho giá cả ngành thép giảm đáng kể.

Doanh thu tài chính trong kỳ tăng 58 tỷ đồng chủ yếu do cổ tức, lợi nhuận được chia, song chi phí tài chính cũng tăng 54 tỷ đồng do công ty phải tăng trích lập dự phòng cho chứng khoán kinh doanh giảm giá.

Khấu trừ các chi phí và thuế, TLH báo lãi trước thuế đạt 44,6 tỷ đồng, giảm 24% và lãi sau thuế đạt hơn 47 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021.

Thep Tien Len lo chung khoan hon 41% do dau tu SHB, VIX, IJC
 Danh mục đầu tư chứng khoán của TLH tại ngày 30/6.

Lỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Thép Tiến lên đạt 1.211 tỷ đồng, tăng 31%, lãi gộp giảm 19% về 118 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế 6 tháng của công ty đạt 91,2 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, còn lãi sau thuế ở mức hơn 84 tỷ đồng, giảm nhẹ 4%.

Được biết, lợi nhuận Thép Tiến Lên giảm mạnh là do so với nền cao của cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, trong quý 2/2022, nhu cầu tiêu thụ thép nội địa giảm, công ty cũng không còn lợi thế từ tồn kho giá thấp như năm trước.

Bên cạnh đó, lợi nhuận công ty sụt giảm một phần còn do khoản thua lỗ từ đầu tư chứng khoán kinh doanh. Báo cáo tài chính quý 2/2022 cho thấy, tại thời điểm cuối tháng 6/2022, tổng giá trị cổ phiếu nắm giữ của Thép Tiến lên là 148,2 tỷ đồng trong khi giá trị hợp lý chỉ còn 86,8 tỷ đồng, tức lỗ 41,4%, buộc công ty phải tích lập dự phòng rủi ro 61,4 tỷ đồng.

Danh mục đầu tư chứng khoán với các cổ phiếu SHB, VIX, IJC và loạt cổ phiếu khác đã khiến TLH, trong đó, giá trị cổ phiếu SHB giảm hơn 42,5%, giá trị cổ phiếu VIX giảm 60,3%, giá trị cổ phiếu IJC giảm 42,3%.

Tính đến ngày 30/6/2022, tổng tài sản của TLH đạt 2.113 tỷ đồng, nợ phải trả là 734 tỷ đồng.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.