“Bóng ma châu Âu” Taranis lần đầu tung cánh

(Kiến Thức) - BAE System đã thực hiện thành công lần bay thử nghiệm đầu tiên của mẫu UAV chiến đấu tàng hình Taranis.

Bộ Quốc phòng Anh (MoD) cho biết, lực lượng quân đội hoàng gia nước này cùng BAE Systems đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên đối với máy chiến đấu tàng hình không người lái Taranis (UCAV) và sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay tiếp theo trong thời gian sắp tới.
Hiện tại thì MoD cũng như BAE Systems không công bố chính thức ngày thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trong giai đoạn đang phát triển của dòng UCAV này. Tuy nhiên, theo người phát ngôn của MoD cho biết sẽ có một bản báo cáo đầy đủ sẽ được công bố khi chương trình máy bay chiến đấu tàng hình Taranis được hoàn thành.
Các chuyến bay thử nghiệm được cho là đang được thực hiện căn cứ Woomera thuộc lực lượng Không quân Hoàng gia Australia ở niền nam nước Úc. Hiện tại MoD vẫn sử dụng các căn cứ quân sự thuộc khối Liên hiệp Anh để thử nghiệm các thiết bị quân sự mới, trong đó có máy bay không người lái Mantis (UAV) từ 2009.
Mô hình UCAV Taranis.
 Mô hình UCAV Taranis.
Trong khi đó, theo báo cáo nộp cho Ủy ban Đánh Giá Quốc phòng của Nghị viện Anh, MoD tiết lộ "các thử nghiệm trên mặt đất của Taranis bắt đầu vào năm 2010 và thử nghiệm trên không đã diễn ra trong năm 2013".Theo người phát ngôn của Bộ quốc phòng Anh, đây là thông tin có phần không chính xác vì nó chỉ muốn nói chuyến bay thử nghiệm đầu tiên đã được tiến hành, không phải là đang diễn ra.
Cũng theo lời một phát ngôn viên của BAE Systems nói với Jane’s rằng họ không thể cung cấp thêm bất cứ thông tin gì vào thời điểm hiện tại ngoài những thông tin mà MoD đã công bố. Hiện tại Quân đội Hoàng gia Anh vẫn giữ bí mật về chương trình UCAV Taranis, người ta đã từng nhìn thấy nó 2 lần trên bầu trời trong quá trình thử nghiệm mẫu UCAV này.
BAE Systems từng nói với Jane’s rằng: "Chúng tôi hy vọng các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2013. Các cuộc kiểm tra trên hệ thống này đòi hỏi một cách tiếp cận rất khác nhau và các bài kiểm tra dựa trên nền tảng cũng như khả năng của người điều khiển. Các hệ thống sẽ được kiểm tra toàn diện và đầy đủ trên mặt đất trong nhiều giờ. Hoạt động thử nghiệm sẽ được thực hiện một cách kỹ lưỡng và chính xác để tạo tiền đề cần thiết để đảm bảo rằng hệ thống đi vào giai đoạn thử nghiệm trên không được diễn ra an toàn và ít rủi ro hơn. "
Hiện tại mẫu UCAV Taranis sẽ không được đi vào sản xuất hay có mặt trong lực lượng quân đội, nhưng thay vào đó nó sẽ chỉ là một thiết kế để thử nghiệm công nghệ (TDV). Theo báo cáo của MoD gửi cho Quốc hội Anh, "các chương trình này sẽ hổ trợ cho MoD với thông tin thực nghiệm về khả năng tiềm năng, giúp quân đội phát triển lực lượng không quân trong tương lai với sự kết hợp giữa các máy bay chiến đấu không người và có người lái”
Tổng chi phí của dự án UCAV Taranis 180 triệu Bảng tương đương 291,3 triệu USD.
Ảnh đồ họa Taranis bay thử nghiệm.
 Ảnh đồ họa Taranis bay thử nghiệm.
"Các dự án TDV sẽ chứng minh khả năng tích hợp của công nghệ, bao gồm khả năng tự động hóa, chỉ huy, điều khiển, kết hợp cảm biến, và kết hợp tải trọng", theo các báo cáo của MoD. "Các dự án TDV không được thiết kế để mang theo vũ khí, nhưng sẽ có các phiên bản vũ khí mô phỏng như một phần của kịch bản trong thực hiện nhiệm vụ."
Nước Anh đang xem xét và cũng như quan tâm tới việc chế tạo UCAV như một giải pháp mới cho khả năng tấn công sâu vào khu vực đối phương của lực lượng không quân. Theo báo cáo của MoD gửi Quốc Hội Anh, "từ lâu lực lượng không quân đã thực hiện các dự án nghiên cứu cũng như chế tạo các giải pháp đối với yếu cầu cũng như khả năng cho phép sự tấn công vào các mục tiêu nằm sâu bên trong kẻ thù. Trước đây, các nhiệm vụ chỉ có thể được thực hiện bởi các máy bay có người lái, nhưng hiện tại với sự ra đời của các hệ thống chiến đấu không người lái (UCAS) có thể cung cấp các giải pháp tác chiến hiệu quả hơn trong tương lai".
Vào tháng 7/2012, Vương quốc Anh và Pháp đã đồng ý chia sẻ các thông tin về kỹ thuật thu được từ các chương trình nghiên cứu Taranis và Neuron trong khoảng thời gian 18 tháng để xác định cũng như lựa chọn ứng viên tiền năng trong việc phát triển cũng như mua sắm một UCAV tiềm năng dưới liên doanh của Anh và Pháp, được gọi là hệ thống tác chiến không quân trong tương lai (FCAS).

Xem “thần chết” MQ-9 săn lùng tội phạm ma túy

Mỹ đang triển khai máy bay tấn công không người lái (UCAV) MQ-9 Reaper (thần chết) tới các căn cứ Fort Huachuca, Sierra Vista (bang Arizona) làm nhiệm vụ tuần tra, trinh sát và phát hiện các đối tượng buôn lậu ma tuý, hàng hoá và quản lý người nhập cư bất hợp pháp dọc biên giới Mỹ - Mexico. Trong ảnh là "phi công" Jack Thurston đang điều khiển chiếc MQ-9 thực hiện nhiệm vụ.
Mỹ đang triển khai máy bay tấn công không người lái (UCAV) MQ-9 Reaper (thần chết) tới các căn cứ Fort Huachuca, Sierra Vista (bang Arizona) làm nhiệm vụ tuần tra, trinh sát và phát hiện các đối tượng buôn lậu ma tuý, hàng hoá và quản lý người nhập cư bất hợp pháp dọc biên giới Mỹ - Mexico. Trong ảnh là "phi công" Jack Thurston đang điều khiển chiếc MQ-9 thực hiện nhiệm vụ.

MQ-9 là một trong những loại máy bay không người lái hiện đại nhất đang được quân đội Mỹ triển khai và sử dụng nhiều nơi.
MQ-9 là một trong những loại máy bay không người lái hiện đại nhất đang được quân đội Mỹ triển khai và sử dụng nhiều nơi.

Nhân viên bảo trì kiểm tra các thông số kỹ thuật của chiếc MQ-9 Predator trước khi làm nhiệm vụ giám sát biên giới Mỹ và Mexico.
Nhân viên bảo trì kiểm tra các thông số kỹ thuật của chiếc MQ-9 Predator trước khi làm nhiệm vụ giám sát biên giới Mỹ và Mexico.

MQ-9 Reaper trong ánh chiều tà.
MQ-9 Reaper trong ánh chiều tà.

Cận cảnh tổ hợp ngắm quang - điện tử trên MQ-9.
Cận cảnh tổ hợp ngắm quang - điện tử trên MQ-9.

Nhân viên kiểm tra thông số kỹ thuật của MQ-9 Predator trước giờ làm nhiệm vụ.
 Nhân viên kiểm tra thông số kỹ thuật của MQ-9 Predator trước giờ làm nhiệm vụ.

Phi công ngồi trong buồng lái trên mặt đất theo dõi, quan sát từ màn hình hệ thống thu nhận tín hiệu do MQ-9 Predator gửi về.
Phi công ngồi trong buồng lái trên mặt đất theo dõi, quan sát từ màn hình hệ thống thu nhận tín hiệu do MQ-9 Predator gửi về.

Một chiếc MQ-9 Predator của Mỹ được chuyển ra khỏi nhà chứa chuẩn bị cho nhiệm vụ.
 Một chiếc MQ-9 Predator của Mỹ được chuyển ra khỏi nhà chứa chuẩn bị cho nhiệm vụ.

Những người điều khiển ngồi liên tục 12 tiếng trong phòng.
Những người điều khiển ngồi liên tục 12 tiếng trong phòng.

Một chiếc MQ-9 Predator ở căn căn cứ Fort Huachuca, Sierra Vista bang Arizona.
 Một chiếc MQ-9 Predator ở căn căn cứ Fort Huachuca, Sierra Vista bang Arizona.

Trần bay của MQ-9 Reaper lên tới 5.900m, thời gian hoạt động liên tục trên không 24 tiếng.
Trần bay của MQ-9 Reaper lên tới 5.900m, thời gian hoạt động liên tục trên không 24 tiếng.


Nhân viên kỹ thuật kiểm tra một trong những chiếc MQ-9 Predator làm nhiệm vụ tuần tra, giám sát, bảo vệ biên giới của Mỹ.
 Nhân viên kỹ thuật kiểm tra một trong những chiếc MQ-9 Predator làm nhiệm vụ tuần tra, giám sát, bảo vệ biên giới của Mỹ.


Cận cảnh “bóng ma” cất cánh trên tàu sân bay

Hai phi công điều khiển X-47B Dave Lorenz (giữa ảnh) và Bruce McFadden trước giờ cất cánh thử nghiệm X-47B trên tàu sân bay hạt nhân. Trên tay của họ là thiết bị điều khiển UAV có màn hình nhỏ.
Hai phi công điều khiển X-47B Dave Lorenz (giữa ảnh) và Bruce McFadden trước giờ cất cánh thử nghiệm X-47B trên tàu sân bay hạt nhân. Trên tay của họ là thiết bị điều khiển UAV có màn hình nhỏ.

Kỹ thuật viên phụ trách phóng máy bay trên tàu ra hiệu phóng X-47B. Đây là lần cất cánh đầu tiên trên hạm của X-47B.
Kỹ thuật viên phụ trách phóng máy bay trên tàu ra hiệu phóng X-47B. Đây là lần cất cánh đầu tiên trên hạm của X-47B.

Tin mới