Bom H của Triều Tiên: Câu chuyện kinh dị hay có thật?

(Kiến Thức) - Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố CHDCND Triều Tiên đã có trong tay bom H (bom khinh khí).

Bom H của Triều Tiên: Câu chuyện kinh dị hay có thật?
Mặc dù tuyên bố có trong tay bom H (bom khinh khí) này không gây ra sự sợ hãi trong cộng đồng thế giới và nhiều khả năng chỉ phục vụ mục đích tuyên truyền, nhưng nó có thể gián tiếp xác nhận rằng CHDCND Triều Tiên đang ráo riết phát triển chương trình hạt nhân.
Bom H của Trieu Tien: Cau chuyen kinh di hay có thạt?
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố CHDCND Triều Tiên đã có trong tay bom khinh khí.
Về vấn đề này, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho biết:  "Xét theo báo cáo của các cơ quan Mỹ và Hàn Quốc chuyên theo dõi tiềm năng quân sự-công nghiệp của Bình Nhưỡng, CHDCND Triều Tiên đã thực hiện các công việc nhằm phát triển bom nhiệt hạch. Nói chung, đây là con đường mà các cường quốc hạt nhân đã từng đi qua. Ở giai đoạn đầu tiên họ phát triển đầu đạn hạt nhân, sau đó bom nhiệt hạch. Và không có lý do để cho rằng Bắc Triều Tiên đang đi theo con đường khác trong lĩnh vực này. Nhưng, chúng ta chỉ có thể biết sự thật sau khi Bắc Triều Tiên thực hiện thử nghiệm các loại vũ khí mới".
Trong năm 2005, Triều Tiên tự tuyên bố là cường quốc hạt nhân  và sau đó đã thực hiện mấy vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Vào tháng 12/2012, CHDCND Triều Tiên đã thử nghiệm thành công việc đưa vệ tinh Kvanmenson-3 vào quỹ đạo bằng tên lửa mang Unha-3. Nhiều nước - trước hết Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc - lo ngại rằng trên thực tế Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Theo chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, sự lo ngại đó không thể được coi là vô căn cứ. Ông nói tiếp:  "Bất chấp tình trạng bị cô lập, Bắc Triều Tiên đã đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực phát triển các loại vũ khí chiến lược. Ví dụ, nước này đã thiết kế chế tạo các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và các hệ thống phòng không mới... Bình Nhưỡng có tiềm năng khoa học-kỹ thuật trong lĩnh vực này và dần dần lên cấp độ của Liên Xô cũ hồi những năm 1970. Bắc Triều Tiên đang sản xuất các loại tên lửa đạn đạo tương đối hiện đại, thử nghiệm thành công các tên lửa cho tàu ngầm. Vì vậy, hiện nay không thể phủ nhận được tiềm năng của Bắc Triều Tiên trong lĩnh hạt nhân".

Quan hệ Mỹ-Triều Tiên: “Già néo, đứt dây”

(Kiến Thức) - Trong một bài viết đăng trên tạp chí The National Interest, học giả người Mỹ Leon V. Sigal cho rằng Washington đang “già néo, đứt dây” trong quan hệ với Bình Nhưỡng.

Quan hệ Mỹ-Triều Tiên: “Già néo, đứt dây”
Học giả Leon V. Sigal là giám đốc Dự án Hợp tác an ninh Đông Bắc Á tại Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội ở New York.
Quan he My-Trieu Tien: “Gia neo, dut day”
Nhà lãnh đạo Triều Tiên ngỏ ý muốn thương lượng, nhưng phía Mỹ lại thẳng thừng bác bỏ. 
Theo học giả Leon V. Sigal, trong khi chính quyền Obama thương lượng với Iran, Triều Tiên cho thấy có dấu hiệu sẽ phóng một tên lửa mang vệ tinh vào mùa thu này. Nếu bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp thêm một số biện pháp trừng phạt, thì tình hình sẽ trở nên “già néo, đứt dây” và Bình Nhưỡng sẽ coi đó là một cái cớ để tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ tư.

Những điều phương Tây chưa biết về CHDCND Triều Tiên

(Kiến Thức) - Phương Tây chưa biết nhiều về CHDCND Triều Tiên và tình hình lương thực ở nước này không  giống như những gì bị báo chí nước ngoài rêu rao trên thế giới.

Những điều phương Tây chưa biết về CHDCND Triều Tiên
Sự thiếu đói vốn được coi là vấn đề hàng đầu của người dân CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên) đã bị đẩy lùi. Thế nhưng, giới truyền thông phương Tây vẫn tiếp tục lặp đi lặp lại cái gọi là nạn đói ở “đất nước khép kín” này, mỗi khi có cơ hội.
Nhung dieu phuong Tay chua biet ve CHDCND Trieu Tien
Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại ở Thủ đô Bình Nhưỡng.
Mức sống trung bình của các gia đình Triều Tiên phần nào khác với nhiều quốc gia lớn trên thế giới. CHDCND Triều Tiên vẫn là đất nước khép kín, thông tin về đời sống sinh hoạt thường bị cắt xén. Tuy nhiên có đủ dữ liệu để thấy rằng cuộc sống hiện đại ở Triều Tiên không còn gian nan như dư luận thế giới lầm tưởng.

Cuộc chiến Yemen đã tràn sang lãnh thổ Ả-rập Xê-út...

(Kiến Thức) - Cuộc chiến Yemen đã lan sang Ả-rập Xê-út và không biết đến bao giờ mới kết thúc, với sự lộng hành của Al-Qaeda, phiến quân IS.

Cuộc chiến Yemen đã tràn sang lãnh thổ Ả-rập Xê-út...
Trong tuần cuối cùng của tháng 11/2015, phe “nổi dậy” ở Yemen đã tấn công vào lãnh thổ Ả-rập Xê-út và đánh chiếm nhiều căn cứ quân sự tiền tiêu. Có tin nói, quân “nổi dậy” Houthi đã đánh chiếm các căn cứ Malhama, al-Radif và al-Mamoud ở Jizan, căn cứ quân sự al-Rabou'a ở Asir và căn cứ Nahouqa ở tỉnh Najran ở miền nam Ả-rập Xee-út. Quân đội Ả-rập Xê-út đã giáng trả bằng các cuộc không kích dữ dội bên trong lãnh thổ nước này và ở tỉnh Hajjah của Yemen.
Cuoc chien Yemen da tran sang lanh tho A-rap Xe-ut...
Trọng pháo bắn từ lãnh thổ Ả-rập Xê-út sang Yemen.
Những diễn biến mới nhất này chỉ là phần nổi của một núi băng trôi, khi cuộc chiến ở Yemen đã lan sang Ả-rập Xê-út và không biết đến bao giờ mới kết thúc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.