Bồi thường 6,7 tỷ đồng oan sai: Vì sao số tiền lại bị chia 5 xẻ 7?

(Kiến Thức) - Liên quan đến số tiền bồi thường trong vụ án oan Trần Văn Thêm từ 6,7 tỷ đồng, khi về đến nhà chỉ còn hơn 2 tỷ, câu hỏi: Tại sao số tiền lại bị chia 5 xẻ 7, đang khiến dư luận xôn xao.

Bồi thường 6,7 tỷ đồng oan sai: Vì sao số tiền lại bị chia 5 xẻ 7?

Vừa qua, Công an huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) cho biết đã nhận đơn tố cáo của anh Trần Văn Sáu (con trai cụ Trần Văn Thêm - người mang phận tử tù oan suốt 43 năm), đề nghị điều tra việc bố anh được TAND cấp cao tại Hà Nội bồi thường 6,7 tỷ đồng nhưng chỉ mang về hơn 2 tỷ.

Sau khi được Tòa án bồi thường 6,7 tỷ đồng, ông Thêm được luật sư giao các sổ tiết kiệm, mỗi cuốn trị giá 500 triệu đồng.

Trong đơn tố cáo, anh Sáu trình bày trong số các cuốn sổ đó, luật sư Nguyễn Văn Hoà (Công ty luật Hoà Lợi, người được ông Thêm ủy quyền) giữ một cuốn. Ngoài ra, anh Trần Văn Được (cháu họ ông Thêm) xin ông Thêm một sổ. Do đó, ông Thêm chỉ mang về nhà 4 sổ (mỗi sổ 500 triệu đồng) và 100 triệu đồng.

Cho rằng vụ việc có dấu hiệu chiếm đoạt tiền bồi thường, anh Sáu đã đề nghị công an điều tra, làm rõ.

Boi thuong 6,7 ty dong oan sai: Vi sao so tien lai bi chia 5 xe 7?
 Ông Trần Văn Thêm chỉ nhận được hơn 2 tỷ đồng.
Trao đổi với PV Kiến Thức, xung quanh vấn đề này, luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật - Đoàn luật sư TP HCM) đã có những nhìn nhận dưới góc nhìn pháp lý về vụ việc. 
Ông Bình cho biết, sự việc cần được cơ quan công an tiếp nhận điều tra, làm rõ, trả lại danh dự cho người được ủy quyền.
"Nếu có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nếu cần thiết phải khởi tố ngay. Trong trường hợp gia đình ông Thêm vu oan cho người khác thì cũng cần khởi tố tội vu khống để đảm bảo công bằng cho đôi bên.
Cá nhân tôi nhận thấy vụ việc này có rất nhiều uẩn khúc. Tại sao tiền của ông Thêm lại bị chia 5 xẻ 7 cho nhiều người hơn một năm trời qua?
Ông Thêm có vợ, có con sao ông không giao cho vợ con ông giữ mà lại giao cho người ngoài giữ số tiền rất lớn trong khi vợ con ông Thêm có đầy đủ năng lực để làm những việc này?
Công chứng viên đã công chứng những gì, có tận mắt chứng kiến việc giao tiền không?
Tại sao lúc giao tiền Tòa án bồi thường 6,7 tỷ đồng lại không có vợ con ông Thêm là người chứng kiến?
Tại sao người được ủy quyền lại giữ sổ tiết kiệm? Ai là người đã rút và sử dụng tiền lãi các sổ tiết kiệm này hơn một năm qua?
Đây là những vấn đề mà Cơ quan điều tra với nghiệp vụ của mình không khó để tìm ra" - luật sư Binh đặt một loạt nghi vấn.
Boi thuong 6,7 ty dong oan sai: Vi sao so tien lai bi chia 5 xe 7?-Hinh-2
 Luật sư Diệp Năng Bình cho biết vụ bồi thường án oán 43 năm còn có nhiều uẩn khúc.
Tất cả những gì chúng ta có thể làm là đợi cơ quan công an vào cuộc như đã nói ở trên. Chúng ta cũng chưa biết ông Hòa mang danh nghĩa cá nhân hay là tổ chức hành nghề luật sư để làm những việc này. Dù thế nào, tất cả vẫn phải bình đẳng trước pháp luật. 
Chia sẻ thêm về nghề luật sư, luật sư Diệp Năng Bình nói: "Mỗi văn phòng luật sư đều cần phải chú tâm hơn nữa về công tác tuyển dụng và quản lý công việc của những nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cần phải nghiêm khắc hơn nữa.
Mặt khác, chúng ta cũng cần yêu cầu họ báo cáo công việc thường xuyên nhất là những việc liên quan đến tiền của các tổ chức, cá nhân do văn phòng mình đảm nhiệm; đồng thời không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của tổ chức do mình quản lý. Tự bản thân mỗi người luật sư phải nâng cao hình ảnh của mình bởi nghề nghiệp này cũng không tránh khỏi quy luật đào thải nếu để mất uy tín".
>>> Xem thêm video: Xem xét kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
 

Bi kịch gia đình cụ ông 81 tuổi chịu án tử oan 40 năm

Ngày ông vướng lao lý, vợ và 5 con phải chịu nhiều đàm tiếu nhưng họ vẫn vượt mặc cảm, chăm nuôi lẫn nhau mong có ngày đoàn tụ. Sau 40 năm ra tù, cụ ông 81 tuổi chưa được minh oan.

Bi kịch gia đình cụ ông 81 tuổi chịu án tử oan 40 năm
Căn nhà cấp 4 cũ của ông Trần Văn Thêm (81 tuổi, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) - người mang án oan giết em họ, nằm khuất phía cuối thôn Đức Lân.

TAND Cấp cao tại Hà Nội xin lỗi công khai thanh niên bị kết án oan

(Kiến Thức) - TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa công khai xin lỗi một nam thanh niên bị kết án oan 30 tháng tù giam.

TAND Cấp cao tại Hà Nội xin lỗi công khai thanh niên bị kết án oan
Ngày 25/12, tại UBND phường Thổ Quan (Đống Đa, Hà Nội), TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tổ chức buổi xin lỗi công khai đối với anh Vũ Ngọc Dương (SN 1987, trú ở phường Thổ Quan, quận Đống Đa, TP Hà Nội) do bị kết án oan 30 tháng tù giam vì tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Theo tài liệu, năm 2008 anh Dương vốn là cộng tác viên của Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo huyện Đông Anh (TP Hà Nội). Làm việc tại Trung tâm này còn có Dương Diệu Thu (SN 1981, dì họ anh Dương). Anh Dương sau đó vay 50 triệu của chồng Thu là Nguyễn Văn Hiền (SN 1983).

Người tù oan nửa thế kỷ: “Chỉ mong nhận được bồi thường trước khi mất“

Từ khi được tổ chức xin lỗi công khai vào tháng 8/2016, đến nay ông Trần Văn Thêm (82 tuổi) vẫn chưa được nhận tiền bồi thường.

Người tù oan nửa thế kỷ: “Chỉ mong nhận được bồi thường trước khi mất“
Chỉ mong nhận được bồi thường trước khi mất

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.