Bộ Y tế yêu cầu xác minh, xử lý nhà thuốc bán thuốc quá hạn sử dụng

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên – Huế kiểm tra, xác minh thông tin nhà thuốc bán thuốc quá hạn sử dụng cho người nhà bệnh nhi xôn xao dư luận.

Công văn do Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) Đỗ Văn Đông ký gửi Sở Y tế Thừa Thiên – Huế ngày 23/4 yêu cầu Sở Y tế thực hiện phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh các nội dung phản ánh mà báo chí thông tin, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong vụ việc nhà thuốc bán thuốc quá hạn sử dụng.
Bệnh viện đa khoa Chân Mây - nơi xảy ra vụ việc.
Bệnh viện đa khoa Chân Mây - nơi xảy ra vụ việc. 
Bộ yêu cầu Sở Y tế địa phương báo cáo kết quả xử lý sự việc trước ngày 10/5/2018.
Vụ việc nhà thuốc bán thuốc hết hạn xảy ra vào sáng 20/4, khi người nhà bệnh nhi phát hiện ra thuốc hạ sốt mua tại nhà thuốc nằm trong Bệnh viện Đa khoa Chân Mây (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) quá hạn sử dụng.
Chiều 21/4, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Chân Mây xác nhận vụ việc, đồng thời cho đình chỉ hoạt động của nhà thuốc trên để kiểm tra, phát hiện 1 hộp thuốc quá hạn hơn 4 tháng. Hiện nay, sự việc vẫn đang trong quá trình kiểm tra, thống kê xem có bao nhiêu gói thuốc quá hạn đã được bán ra.
Theo phản ánh của người nhà bệnh nhân, quầy thuốc trên thuộc Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương Medipharco – Tenamyd.
Nhân viên bán thuốc hết hạn tại nhà thuốc trên đã bị xử lý kỷ luật, đình chỉ công tác; đồng thời lãnh đạo công ty gửi lời xin lỗi đến nhà bệnh nhi vì để sự việc xảy ra.

Điều tra việc nhà thuốc bệnh viện 115 bán thuốc hết hạn

Qua kiểm tra bước đầu, đã phát hiện nhiều loại thuốc quá date và cận date tại nhà thuốc bệnh viện (BV). Cụ thể, tổ xác minh phát hiện tại kho lẻ (kho chứa thuốc xuất bán) của nhà thuốc nhiều loại thuốc đã quá date và cận date gồm: Vidaup (loại viên) hạn dùng ngày 2.12.2012; Dozanavir (viên) hạn dùng 5.2012; Onfran (viên) hạn dùng 7.2010; Genecalcin (lọ) hạn dùng 9.2010; Beathricin (viên) hạn dùng 4.2011; Cyclonamin (ống) hạn dùng 6.2011. Còn tại kho chẵn (kho nhập vào) của nhà thuốc thì có: Onfran (viên) hạn dùng 10.2010; Glyceryl trinitrat (ống) hạn dùng 3.2010; Macwin (viên) hạn dùng 2.2010; Supervin (viên) hạn dùng 6.2010; Beathricin (viên) hạn dùng 4.2011; Neocoline (ống) hạn dùng 7.2012; Dolibarax hạn dùng 11.2012; Hepalon (viên) hạn dùng 3.2011; Correctol hạn dùng 5.2012.

“Chợ” dược phẩm Hapulico bán thuốc hết hạn, không nguồn gốc

(Kiến Thức) - Thuốc tân dược hết hạn, không rõ nguồn gốc, thuốc không nhãn mác… đều có thể gây ra những hậu quả khôn lường khi ngươi bệnh dùng phải.

Thượng tá Hà Thế Hùng, Phó phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (Công an thành phố Hà Nội) vừa cho biết, đơn vị vừa bàn giao một lượng lớn thuốc tân dược không rõ nguồn gốc cho phía Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hà Nội để xử lý theo đúng quy của pháp luật.
“Cho” duoc pham Hapulico ban thuoc het han, khong nguon goc
Các loại thuốc không rõ nguồn gốc bị phát hiện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.