Bộ Y tế khuyến cáo phòng tránh ngộ độc do Botulinum ra sao?

(VietnamDaily) - Để phòng tránh ngộ độc do Botulinum, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Thận trọng với các thực phẩm đóng kín...

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố Botulinum do các chủng vi khuẩn clostridium sinh ra. Người bị ngộ độc do Botulinum có thể khởi phát bệnh ở 12 - 36 giờ sau ăn, nhưng dao động trong khoảng 6 - 8 ngày sau ăn.
Các dấu hiệu bệnh: nôn, buồn nôn, liệt đối xứng 2 bên bắt đầu từ vùng đầu - mặt, cổ, lan dần xuống chân, sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, nói khó, liệt vùng ngực - bụng, liệt 2 chân, phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất nhưng người bệnh vẫn tỉnh táo.
Bo Y te khuyen cao phong tranh ngo doc do Botulinum ra sao?

Điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum sau khi ăn pate Minh Chay tại Trung tâm chống độc-Bệnh viện Bạch Mai. Nguồn: Bộ Y tế. 

Trường hợp ngộ độc Botulinum nặng dẫn tới liệt cơ hô hấp, suy hô hấp có thể tử vong. Liệt nặng nề kéo dài dẫn tới nhiều biến chứng.
Thịt hộp là loại thực phẩm cổ điển gây ngộ độc, do đó vi khuẩn gây bệnh được gọi là vi khuẩn độc thịt. Tuy nhiên các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản... được sản xuất không đảm bảo và đóng gói kín (ví dụ đồ hộp, can, lon, chai, lọ, bao, túi, gói) cùng với môi trường bảo quản bên trong không đảm bảo đều có thể dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ngoại độc tố gây ngộ độc.
Phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo. Có thể gặp các trường hợp ngộ độc với sản phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng.
Xu hướng ngộ độc tăng lên trên thế giới do trào lưu sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước ăn.
Biện pháp phòng tránh ngộ độc Botulinum
Để phòng tránh ngộ độc do Botulinum, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Người dân cần thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường (ví dụ sữa chua nhưng không còn vị chua bình thường).
Người dân không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (chỉ có nhiệt độ đông đá mới làm vi khuẩn ngừng phát triển và không sinh độc tố).
Bên cạnh đó, cần ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Nấu chín sẽ phá hủy độc tố Botulinum (nếu không may có trong thực phẩm).
Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối,...) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

Tình hình các bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay ra sao?

(VietnamDaily) - Ngày 31/8, bác sỹ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hiện một bệnh nhân ngộ độc Pate Minh Chay vẫn tiếp tục thở máy và lọc máu. Ngoài ra, các ca bệnh ở Bệnh viện Bạch Mai cũng tiên lượng rất nặng.

Tính đến ngày 31/8, các bệnh viện tại TP.HCM đã tiếp nhận 9 bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay. Hiện có 5 người được xuất viện, chuyển về điều trị tiếp tục tại các bệnh viện địa phương; vẫn còn 2 bệnh nhân tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy và 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Nhân dân 115.
Tinh hinh cac benh nhan ngo doc pate Minh Chay ra sao?
Sản phẩm pate Minh Chay chứa độc tố cực mạnh. Ảnh: Internet. 
Trường hợp mới nhất ngộ độc pate Minh Chay được ghi nhận tại TP HCM là một phụ nữ 41 tuổi, đang điều trị tại Bệnh viện Nhân Dân 115 TP HCM. Bệnh nhân là chị L.T.T.H. (41 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương). Trước đó, ngày 27/7, chị H. mua pate Minh Chay qua mạng. Sau ít ngày sử dụng, chị bắt đầu hoa mắt, chóng mặt, tê lưỡi, nói đớ, yếu cơ tứ chi kèm khó thở. Gia đình chuyển chị vào Bệnh viện Columbia (quận Bình Thạnh) điều trị nhưng không thuyên giảm, sau đó được chuyển qua Bệnh viện Nhân Dân 115 vào ngày 12/8.
ThS-BS Trần Văn Sóng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115, cho biết tại thời điểm nhập viện cấp cứu bệnh nhân tỉnh nhưng yếu cơ tứ chi (sức cơ gốc chi 4/5, sức cơ ngọn chi 3/5), yếu cơ vùng mặt. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân suy hô hấp, được đặt nội khí quản. Đến nay, bệnh nhân được thay huyết tương 5 lần, sử dụng dịch truyền, kháng sinh, điều trị hỗ trợ tại khoa hồi sức tích cực chống độc.
Sau hơn nửa tháng điều trị tích cực, dù tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng cơ hô hấp của bệnh nhân còn yếu nên vẫn phải thở máy, sức cơ tứ chi hiện mới chỉ đạt 4/5.
Liên quan đến vụ việc Pate Minh Chay chứa độc tố mạnh khiến nhiều người nhập viện, sáng 31/8, bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cho biết, sức khỏe hai bệnh nhân đang điều trị nội trú khá nặng.
Đó là hai vợ chồng 68 và 70 tuổi ở Hà Nội, được chuyển sang từ BV Lão khoa sang BV Bạch Mai ngày 18/8. Ngay khi tiếp nhận, cấp cứu cho bệnh nhân, kiểm tra xét nghiệm cho thấy bệnh nhân ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum.
Tinh hinh cac benh nhan ngo doc pate Minh Chay ra sao?-Hinh-2
Bệnh nhân 70 tuổi đang phải thở máy do ngộ độc pate Minh Chay. Ảnh: NLĐ. 

Thêm 3 người Quảng Nam nhập viện sau khi ăn pate Minh Chay

(VietnamDaily) - Sau khi ăn bánh mì với pate Minh Chay, 3 người ở Quảng Nam nhập viện với dấu hiệu ngộ độc độc tố Botulinum như mệt, khó thở, nhìn mờ, nhìn đôi, đau họng, khó nuốt, yếu cơ...

Sáng 4/9, ông Trần Công Ân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết, sức khoẻ của 3 bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc độc tố Botulinum do ăn pate Minh Chay đã ổn định.
Them 3 nguoi Quang Nam nhap vien sau khi an pate Minh Chay
1 trong 3 bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn botulinum từ Pate Minh Chay. Ảnh: BVCC. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới