Bộ Y tế: Hai học sinh tử vong không phải do vắc xin COVID-19

Hội đồng chuyên môn về biến cố sau tiêm chủng xác định nguyên nhân tử vong của hai trẻ ở Bắc Giang và Hà Nội đều không liên quan vắc xin phòng COVID-19.

Bộ Y tế: Hai học sinh tử vong không phải do vắc xin COVID-19

Thông tin từ Bộ Y tế sáng 30/11 cho biết theo báo cáo nhanh của các tỉnh, trong đợt tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi 12-17, có 3 trường hợp gặp tai biến nặng sau tiêm được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang. Trong đó, 2 trẻ đã tử vong.

Hội đồng chuyên môn về biến cố sau tiêm chủng xác định nguyên nhân tử vong của 2 trường hợp này liên quan phản ứng phản vệ độ IV, không liên quan vắc xin COVID-19 và thực hành tiêm chủng.

Cũng theo báo cáo này, số trường hợp trẻ gặp phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin là 10.573, chiếm tỷ lệ 0,3%. Đa số trường hợp này là phản ứng tại chỗ, đau vị trí tiêm.

Bo Y te: Hai hoc sinh tu vong khong phai do vac xin COVID-19

Học sinh lớp 12 ở TP.HCM được tiêm vắc xin COVID-19. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, những phản ứng thông thường sau tiêm chủng được ghi nhận tương tự khuyến cáo của nhà sản xuất, có 60 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được báo cáo (tỷ lệ 3,4/1 triệu liều vắc xin sử dụng), hầu hết là phản ứng phản vệ độ II.

Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi chính thức triển khai từ đầu tháng 11 trên toàn quốc. Dự kiến, khoảng 9 triệu trẻ trong độ tuổi này được tiêm vắc xin với số liều vắc xin sử dụng là 18 triệu liều. Lộ trình tiêm chủng hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.

Tính đến ngày 28/11, 34/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ với 3.512.874 mũi tiêm được thực hiện. Trong đó, số lượng tiêm mũi 1 là 2.828.743 liều (tỷ lệ khoảng 31,1%) và mũi 2 là 684.131 liều (tỷ lệ khoảng 7,5%).

Một số tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 đạt trên 60% tổng số trẻ 12-17 tuổi như: Hà Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, Tiền Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Bộ Y tế nhấn mạnh yêu cầu hàng đầu trong tiêm chủng cho trẻ em là đảm bảo an toàn, tạo cơ hội cho mọi trẻ em Việt Nam đều được tiếp cận vắc xin phòng COVID-19.

Mỗi trẻ em 12-17 tuổi được tiêm chủng vắc xin COVID-19 an toàn, đủ liều sẽ góp phần tạo miễn dịch cộng đồng vững mạnh, cùng với cả nước thích ứng an toàn, linh hoạt với điều kiện bình thường mới.

Loại vắc xin Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho trẻ em 12-17 tuổi là Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Mỹ sản xuất. Đây là loại vắc xin được WHO khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và nhiều nước sử dụng.

Cũng theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai tiêm vắc xin Pfizer cho người từ 18 tuổi trở lên, tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 17.214.268, trong đó mũi 1 là 8.990.664 liều và mũi 2 là 8.253.604 liều.

Người bị bệnh nền có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

Bạn đọc Võ Tuấn Hải (quận Bình Thạnh, TP HCM) hỏi: "Người già thường mắc các bệnh mạn tính. Vì vậy, để chăm sóc sức khỏe tốt trong dịch Covid-19 thì cần làm những gì? Có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?"

Người bị bệnh nền có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) trả lời:
Người có bệnh mạn tính cần uống thuốc đều theo toa của bác sĩ, ăn uống, thể dục, nghỉ ngơi điều độ để có sức khỏe tốt và nhất là tranh thủ đăng ký, tiêm vắc xin Covid-19 khi được địa phương yêu cầu.

Vợ chồng đang dự định sinh con có nên tiêm vắc xin Covid-19 không?

Một số người đang có dự định sinh con lo lắng về việc tiêm vắc xin Covid-19 có làm ảnh hưởng tới sức khỏe hay không? Bác sĩ Calvin Q Trinh sẽ giải đáp vấn đề này.

Vợ chồng đang dự định sinh con có nên tiêm vắc xin Covid-19 không?

Thạc sĩ, bác sĩ Calvin Q Trinh, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP. HCM chia sẻ về vấn đề này trên VnExpress như sau: Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), những cặp vợ chồng có dự định có em bé trong thời điểm hiện tay hoặc sắp tới vẫn có thể viêm vắc xin Covid-19. Hiện không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vắc xin Covid-19 gây ra các vấn đề về sinh sản ở cả nam và nữ giới.

CDC không khuyến nghị xét nghiệm mang thai định kỳ trước khi trước khi tiêm chủng Covid-19.

Tại sao tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 2 có thể có phản ứng phụ mạnh hơn?

Nhiều người sau khi tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên thì không có phản ứng phụ xuất hiện hoặc có nhưng nhẹ. Tuy nhiên, sau khi tiêm mũi thứ 2 các phản ứng phụ này mạnh hơn.

Tại sao tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 2 có thể có phản ứng phụ mạnh hơn?

Phần lớn mọi người sau khi tiêm vắc xin Covid-19 sẽ gặp các phản ứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức tại vết tiêm trên cánh tay. Theo các bác sĩ thì đây là một điều tốt bởi nó là dấu hiệu cho thấy vắc xin đã kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn.

Tiến sĩ Debra Powell, trưởng bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Tower Health ở Pennsylvania cho biết: “Khi bạn cảm thấy ốm hoặc sốt, phần lớn là cơ thể bạn đang phản ứng. Các triệu chứng này chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn và không là gì so với việc nhiễm COVID-19 phải nằm viện".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.