Bộ Y tế đưa thêm nhiều loại thuốc vào điều trị bệnh nhân COVID-19

Ngoài Molnupiravir, Bộ Y tế đưa thuốc kháng thể kép và Favipiravir vào điều trị bệnh nhân COVID-19.

Bộ Y tế đưa thêm nhiều loại thuốc vào điều trị bệnh nhân COVID-19

Thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trao đổi với báo chí tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác điều trị COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức sáng 25/11.

Phân bổ thuốc điều trị COVID-19 cho các địa phương, bệnh viện

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Bộ Y tế đã có kế hoạch phân bổ cho một số tỉnh, thành phố 2.000 liều thuốc kháng thể kép vào điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng nhằm giảm tỷ lệ tử vong.

Về thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19, Thứ trưởng Sơn thông tin trong thời gian qua, thuốc kháng virus Molnupiravir đã được Bộ Y tế phân bổ đến các địa phương trong chương trình thí điểm quản lý, chăm sóc F0 không triệu chứng tại nhà và cộng đồng với gần 250.000 liều được sử dụng.

Bo Y te dua them nhieu loai thuoc vao dieu tri benh nhan COVID-19

Thuốc kháng virus Molnupiravir mang lại hiệu quả điều trị COVID-19 khả quan tại Việt Nam. Ảnh: Merck.

Kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy tỷ lệ âm tính khi sử dụng Molnupiravir sau 5 ngày là từ 72% đến 93%, giảm 50% tỷ lệ tử vong so với nhóm không sử dụng.

“Đây là kết quả hứa hẹn với những bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 được sử dụng thuốc ngay từ đầu", Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin.

Đồng thời, ông cũng cho biết sau khi có kết quả thử nghiệm bước đầu của các đơn vị sử dụng thuốc, Bộ Y tế đang tiến hành các bước để tiến tới cấp phép lưu hành cho các công ty có thể nhập khẩu, sản xuất thuốc này. Đặc biệt, vừa qua, Anh đã cấp phép lưu hành cho Molnupiravir tại nước này.

"Đây là điều kiện thuận lợi để tới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh một số điểm trong điều 56, Luật Dược hiện hành, giảm bớt các thủ tục để Bộ Y tế cấp phép lưu hành Molnupiravir và một số thuốc điều trị COVID-19 nhanh hơn", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết thêm.

Ngoài ra, các thuốc hiệu quả tốt trong điều trị bệnh nhân nặng cũng được sử dụng như các thuốc kháng thể đơn dòng, đã đem lại thành công.

Bộ Y tế cũng chuẩn bị một số phương án về thuốc khác để phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 như Favipiravir (Avigan). Bộ Y tế đã có kế hoạch phân bổ khoảng 2 triệu liều thuốc này cho các địa phương.

Cảnh giác với nguy cơ bùng phát đợt dịch mới

Trong giai đoạn đầu thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, tỷ lệ ca mắc, tử vong ở các địa phương có thể giảm hơn so với làn sóng thứ 4.

“Nhờ việc thử nghiệm các thuốc chống virus đường uống tại nhà, tiêm vaccine chúng ta đã giảm được ca trở nặng và tử vong. Đến hết tháng này, cơ bản chúng ta đạt tiêu chí về vaccine cho 70% người trên 18 tuổi, kể cả đối tượng trên 65 tuổi", Thứ trưởng thông tin.

Tuy nhiên, số ca mắc và tử vong do COVID-19 đã gia tăng trở lại trong một tuần gần đây. Trong đó, ngày 24/11 là thời điểm có số mắc và số người tử vong cũng cao nhất trong hơn một tháng qua.

Bo Y te dua them nhieu loai thuoc vao dieu tri benh nhan COVID-19-Hinh-2

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: Phạm Thắng.

Đến nay, Việt Nam đã có hơn 1,1 triệu ca mắc, với hơn 24.000 ca tử vong, hơn 78.000 bệnh nhân đang điều trị. Trong số này, khoảng hơn 4.000 ca nặng phải thở oxy, thở máy. Tỷ lệ tử vong trên số ca mắc là 2,1% tương đương so với thế giới. Trường hợp tử vong chủ yếu tập trung ở đợt 4, trong khi 3 đợt đầu chỉ có 35 ca tử vong trên tổng số gần 3.500 ca mắc (khoảng 1%).

Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi chiếm 0,3%, người trên 65 tuổi là 47,5%. Trong đó, số ca tử vong chủ yếu tại TP.HCM (gần 73%), Bình Dương (gần 11%), Đồng Nai (khoảng 3%), Long An (2,4%), Tiền Giang (2%).

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, nhấn mạnh tại hội nghị: "Tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp, có thể xuất hiện làn sóng mới với biến chủng mới. Các nhà chuyên môn, nhà khoa học nhận định Việt Nam phải rất cảnh giác, một đợt dịch mới luôn rình rập. Vì thế, chúng ta không được lơ là, phải sẵn sàng ứng phó với dịch".

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 5/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Sáng nay, Hải Dương bắt đầu xét nghiệm COVID-19 mẫu gộp cho lái xe, học sinh, sinh viên người Hải Dương đang theo học tại các tỉnh, thành phố khác.

Bản tin COVID-19: Sáng 5/3, không ca mắc COVID-19
Tính từ 18h ngày 04/3 đến 6h ngày 05/3: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Đến thời điểm này, nước ta vẫn có 2.488 bệnh nhân, trong đó có tổng cộng 1572 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước- riêng số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 879 ca.

Tối 12/6: Thêm 104 bệnh nhân COVID-19, TP HCM 44 ca

(Kiến Thức) - Theo bản tin dịch COVID-19 từ Bộ Y tế, tối 12/6, Việt Nam ghi nhận thêm 104 ca mắc COVID-19, trong đó 103 ca ghi nhận trong nước, riêng TPHCM chiếm nhiều nhất với 44 ca. 

Tối 12/6: Thêm 104 bệnh nhân COVID-19, TP HCM 44 ca

Cụ thể tính từ 12h đến 18h ngày 12/6 Việt Nam đã có 104 ca mắc mới COVID-19 (BN10138-10241). Trong số này có 1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh. 103 ca còn lại ghi nhận tại các tỉnh thành như TP HCM (44), Bắc Giang (41), Bắc Ninh (16), Hà Tĩnh (2); trong đó 101 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Bên cạnh 104 ca mắc mới, Việt Nam cũng công bố khỏi bênh 23 ca.

Ai được tiêm vắc xin COVID-19?

(Kiến Thức) -  Quyết định 2995 về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế vừa được đưa ra ngày 18/6 cho thấy người đến tiêm vắc xin sẽ được phân loại thành 4 nhóm, đó là người đủ điều kiện, người cần thận trọng, đối tượng phải trì hoãn và nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19.

Ai được tiêm vắc xin COVID-19?
Ai duoc tiem vac xin COVID-19?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.