Bộ Y tế đưa ra 6 khuyến cáo cần nhớ về bệnh tay chân miệng

Để hạn chế thấp nhất số tử vong do bệnh tay chân miệng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra 6 khuyến cáo phòng chống bệnh tay chân miệng cần biết.

Bộ Y tế đưa ra 6 khuyến cáo cần nhớ về bệnh tay chân miệng
 Bộ Y tế cho biết hầu hết các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê của hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam ghi nhận 8.995 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó có 3 trường hợp tử vong tại Đắk Lắk, Kiên Giang và Long An.
So với cùng kỳ 2022 (12.649 ca mắc/1 ca tử vong) số mắc giảm 28%, tử vong tăng 2 trường hợp; trong đó ghi nhận cao nhất tại miền Nam (6.204/2), miền Bắc (2.007/0), miền Trung (656/0), Tây Nguyên (130/1).
Do đó, vào ngày 12/6, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng.
Để hạn chế đến mức thấp nhất số tử vong do bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn; kiểm tra, đánh giá về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc bảo đảm sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng.
Đồng thời, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc thu dung, điều trị người bệnh theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế và tham khảo các nội dung chuyên môn tại Cẩm nang chẩn đoán và xử trí bệnh Tay chân miệng ở trẻ em của Bộ Y tế.
Tăng cường các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện, phân tuyến điều trị, tổ chức sàng lọc, phân loại người bệnh điều trị ngoại trú và điều trị nội trú theo lưu đồ xử trí bệnh tay chân miệng và củng cố nguồn lực cho đơn vị hồi sức bệnh tay chân miệng ở tuyến tỉnh.
Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế tham mưu và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố các biện pháp tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng: công tác truyền thông, bảo đảm đủ trang thiết bị, thuốc, hóa chất và vật tư y tế cần thiết để đáp ứng yêu cầu điều trị.
Đối với các bệnh viện như: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, các Bệnh viện Bệnh nhiệt đới các tỉnh, Bộ Y tế đề nghị rà soát các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại các đơn vị điều trị bệnh tay chân miệng để tiếp nhận các ca bệnh nặng từ các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh và các tỉnh khác chuyển đến.
Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, tập huấn và tổ chức các kíp thường trực cấp cứu sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các tỉnh theo địa bàn đã được phân công và khi có yêu cầu hỗ trợ.
Mặt khác, các sở y tế chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc thu dung, điều trị người bệnh theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế và tham khảo các nội dung chuyên môn tại Cẩm nang chẩn đoán và xử trí bệnh tay chân miệng ở trẻ em của Bộ Y tế.
Bo Y te dua ra 6 khuyen cao can nho ve benh tay chan mieng
Ảnh: Bộ Y tế. 
Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:
1. Vệ sinh cá nhân
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Vệ sinh ăn uống
Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt
Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt của trẻ là một trong những biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng
4. Thu gom và xử lý chất thải của trẻ
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
5. Theo dõi phát hiện sớm
Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh
Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Hà Nội: Thời tiết thay đổi, số trẻ nhập viện vì bệnh truyền nhiễm tăng

Theo BS Nguyễn Văn Long, số trẻ đi khám vì bệnh truyền nhiễm như Covid-19, RSV, cúm A, tay chân miệng... tăng nhưng đa phần ở tình trạng nhẹ, 10-15% bệnh nhi phải nhập viện.

Hà Nội: Thời tiết thay đổi, số trẻ nhập viện vì bệnh truyền nhiễm tăng

Ha Noi: Thoi tiet thay doi, so tre nhap vien vi benh truyen nhiem tang

Theo ghi nhận của Zing, tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, hiện nay, mỗi ngày, đơn vị này tiếp nhận khoảng 80-100 bệnh nhi tới khám vì các bệnh truyền nhiễm. Trong đó, 10-15% trong số này phải nhập viện. Tuy nhiên, con số đang có dấu hiệu đi ngang, không tăng đột biến.

Bé trai tử vong sau 4 ngày có biểu hiện bệnh tay chân miệng

Bé trai sinh năm 2022 có triệu chứng sốt cao 39 độ C, ho khan ít. Tuy nhiên, sau 4 ngày kể từ khi phát bệnh, trẻ không qua khỏi.

Bé trai tử vong sau 4 ngày có biểu hiện bệnh tay chân miệng

Be trai tu vong sau 4 ngay co bieu hien benh tay chan mieng

Bệnh nhi khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao 39 độ C, ho khan ít. Ảnh: CDC Đắk Lắk.

Ngày 30/5, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đắk Lắk, địa bàn tỉnh này vừa ghi nhận một bé trai tử vong vì bệnh tay chân miệng.

Trẻ mắc tay chân miệng: Ăn gì mau khỏi bệnh?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ mau bình phục hơn khi mắc bệnh tay chân miệng.

Trẻ mắc tay chân miệng: Ăn gì mau khỏi bệnh?
Gia tăng số trẻ mắc tay chân miệng
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây. Đến nay, cả nước ghi nhận 8.995 ca mắc và 3 bệnh nhi tử vong do tay chân miệng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.