Bộ Y tế đề nghị dừng hoạt động vui chơi, lễ hội dịp Tết Nguyên đán

Nhiều địa phương ghi nhận số mắc COVID-19 hằng ngày trong cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị xem xét dừng các hoạt vui chơi, lễ hội, tôn giáo dịp Tết.

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo những nội dung về tăng cường phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán.
Bo Y te de nghi dung hoat dong vui choi, le hoi dip Tet Nguyen dan
  Bộ Y tế đề nghị xem xét dừng các hoạt vui chơi, lễ hội, tôn giáo dịp Tết.
Theo Bộ Y tế, hiện nay nhiều địa phương vẫn ghi nhận số mắc COVID-19 hằng ngày trong cộng đồng, đặc biệt tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn. Ngoài ra, biến thể Omicron đang lan truyền nhanh, diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị xem xét dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán.
Việc sinh hoạt, đi lại, giao thương của người dân trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch tuyệt đối tuân thủ đúng và đầy đủ quy định 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Không tụ tập, Khai báo y tế và Khoảng cách) của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, theo Bộ Y tế.
Các địa phương căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh thực hiện đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của địa phương và Bộ Y tế để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn theo quy định tại Nghị quyết số 128 của Chính phủ và Quyết định số 4800 của Bộ Y tế.
Từ đầu đợt dịch thứ 4 đến ngày 17/12, cả nước ghi nhận trên 1,5 triệu ca, trong đó có gần 1,1 triệu bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh và hơn 29.000 ca tử vong. Hiện, số ca mắc tại cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương.
Trong 1 tuần gần đây, Việt Nam liên tục ghi nhận khoảng 15.000 ca COVID-19 mới mỗi ngày, trong đó có từ 9.000-10.000 ca cộng đồng.
Biến thể Omicron đã xuất hiện ở 4 châu lục và ít nhất 77 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xác nhận các trường hợp nhiễm biến chủng Omicron.
Tổ chức Y tế thế giới đánh giá, Omicron là chủng đáng quan ngại do làm tăng nguy cơ tái nhiễm, có thể né tránh miễn dịch, khả năng lây lan nhanh hơn 3,2 lần so với chủng Delta. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy biến thể Omicron làm giảm hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 cũng như chưa có bằng chứng tăng tỷ lệ nặng và tử vong.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan COVID-19

Nguồn: THDT

Ngày Tết, hãy gác lại những cung đường ích kỷ của tuổi trẻ để về nhà với bố mẹ

Năm 20 tuổi, nhà văn Trang Hạ không ăn Tết ở nhà, và chị không biết rằng đó là cái Tết cuối cùng của mẹ.

Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ chọn cách tận hưởng Tết bằng việc đi du lịch mà không về nhà với gia đình. Năm 20 tuổi, nhà văn Trang Hạ cũng chọn cách lên xe máy và ra khỏi nhà trong dịp Tết. Nhưng đến giờ chị vẫn ân hận vì quyết định đó. Chúng ta cùng nghe những chia sẻ của nữ nhà văn để quyết định Tết đi hay Tết ở.

Trong mắt người trẻ Tết ngày xưa vẫn là vui nhất?

Tết đến khi miền Bắc đón những đợt mưa phùn, người miền Trung khoác nhẹ manh áo ấm, còn miền Nam chào những đợt nắng vàng như màu cúc vạn thọ. Nhưng đâu đó ta vẫn nghe tiếng than “Tết bây giờ sao nhạt”, “Tết ngày xưa vui hơn”.

Trên mạng xã hội, đôi lúc những dòng trạng thái “Sắp Tết rồi mà sao thấy chẳng không khí gì...” lại xuất hiện, xen lẫn những bức ảnh chụp không khí sắm sửa đón Tết. Trong các bữa liên hoan tất niên rôm rả hay sượt qua câu chuyện của giới trẻ, ta vẫn nghe đâu đó tiếng than “Tết giờ cứ nhạt sao sao”, “Sắp Tết rồi à, sợ lắm!”…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.