Bỏ xử phạt xe chính chủ và mũ bảo hiểm rởm

Theo quy định hiện hành, những hành vi như không chuyển quyền sở hữu phương tiện, không mua phí sử dụng đường bộ có thể bị phạt ở mức cao nhất đến 10 triệu đồng.

Tuy nhiên, tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (dự thảo mới nhất lần thứ 6), Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị bỏ tất cả chế tài trên với lý do “không phù hợp”.
Bỏ phạt vì yếu về căn cứ pháp lý
Theo một thành viên ban soạn thảo, bản dự thảo lần này đã tiếp thu rất nhiều ý kiến đóng góp của các bộ ngành, địa phương và nhân dân. Trong quá trình lấy ý kiến cũng có rất nhiều những ý kiến trái chiều nhau xung quanh quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện.
Ý kiến đồng ý phạt thì cho rằng phương tiện tham gia giao thông là nguồn nguy hiểm cao độ, cần phải được quản lý chặt chẽ và có chuyển quyền sở hữu thì mới có thể xác định được vi phạm qua camera. Do đó, vẫn nên quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị vẫn quy định nhưng giảm mức phạt tiền xuống thấp hơn, chứ mức phạt tiền như hiện hành (xe máy là 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng, còn ô tô từ 6 đến 10 triệu đồng) là quá cao, không phù hợp.
Theo dự thảo của Bộ Giao thông vận tải, các hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện sẽ không bị xử phạt.
 Theo dự thảo của Bộ Giao thông vận tải, các hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện sẽ không bị xử phạt.
Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải cho rằng đưa những nội dung trên vào nghị định là chưa đủ căn cứ về mặt pháp lý.
Tương tự như vậy, dự thảo mới nhất cũng bỏ quy định xử phạt đối với hành vi “không mua hoặc nộp phí cho phương tiện tham gia giao thông”. Lý do là vì vẫn còn nhiều lấn cấn xung quanh việc xác định hành vi này do lĩnh vực phí và lệ phí điều chỉnh hay do lĩnh vực giao thông điều chỉnh. “Nếu chúng ta vẫn cứ đưa vào nghị định thì chắc chắn sẽ còn gây ra nhiều tranh cãi, gây khó khăn, phiền hà cho người dân. Do đó không đưa vào là phù hợp” - vị lãnh đạo trên nói.
Ngoài ra, dự thảo cũng không quy định xử phạt đối với hành vi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Tuy nhiên, đối với các trường hợp không đội hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai thì vẫn bị phạt như thường.
Một hành vi, hai đối tượng bị phạt
Một điểm mới nữa của dự thảo lần này là bổ sung chế tài xử phạt đối với cả chủ xe có phương tiện đang lưu hành nhưng không gắn hộp đen hoặc gắn nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng chuẩn theo quy định thay vì chỉ phạt lái xe như hiện nay.
Cụ thể, đối với lái xe, khi để xảy ra vi phạm trên sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 30 ngày; còn doanh nghiệp, tổ chức sẽ bị phạt từ 6-10 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động đối với phương tiện đó cho đến khi khắc phục xong vi phạm.
Vấn đề đặt ra ở đây là một hành vi vi phạm nhưng cả doanh nghiệp và lái xe đều bị xử phạt có phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính không? Trả lời câu hỏi trên, ông Hoàng Thế Tùng, Vụ An toàn giao thông (Bộ Giao thông vận tải), cho rằng quy định như trên là hoàn toàn phù hợp.
“Cũng giống như việc anh giao phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật cho người khác điều khiển tham gia giao thông. Trong trường hợp đó thì không chỉ lái xe mà cả chủ xe cũng phải bị phạt. Do đó, quy định như trên là hoàn toàn đúng luật”, ông Tùng lý giải.
Tuy nhiên, nhiều lái xe cho rằng khi điều khiển phương tiện họ chỉ biết trên xe có gắn hộp đen thông qua đèn hiển thị chớp nháy xanh đỏ. Việc gắn hộp đen kiểu, loại gì, hoạt động ra sao, với bao nhiều chức năng là của chủ xe và hợp tác xã chứ đâu phải lỗi của họ mà bị xử phạt.
Về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng vụ An toàn giao thông, cho rằng khi điều khiển phương tiện, lái xe phải có trách nhiệm kiểm tra xem phương tiện có bảo đảm đủ an toàn kỹ thuật không, ví như thắng, đèn xi nhan có hoạt động không; giấy tờ đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ đã đóng chưa; hộp đen có hoạt động không…
“Nếu những thiết bị đó chưa bảo đảm an toàn hoặc chưa đầy đủ thì lái xe hoàn toàn có quyền từ chối điều khiển phương tiện. Chứ đến khi bị phạt anh mới đổ lỗi là “không biết xe hỏng, không biết thiếu hộp đen” là không đúng”, ông Thuấn nói.

CSGT không được phép hỏi ’xe chính chủ hay không’

Tuy chưa có chủ trương xử lý lỗi xe chính chủ, nhưng sau hơn 1 tuần triển khai Nghị định 71 tại Hà Nội, nhiều người đi đường cho biết, họ vẫn bị CSGT hỏi về việc này. Còn lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội khẳng định: CSGT không được phép hỏi “xe có chính chủ”.

v
Phòng CSGT Hà Nội cho rằng, nếu người dân vi phạm trên đường CSGT chưa được hỏi xe có chính chủ hay không. Ảnh: Trọng Đảng

Là người thường xuyên tham gia giao thông bằng ô tô trên QL 21 nên từ khi Nghị định 71 có hiệu lực (10-11), anh Nguyễn Văn Nam thường bị một số chốt trực của CSGT qua các khu vực Phú Lãm (Hà Đông), Thạch Bích (Thanh Oai) dừng xe kiểm tra.

Do xe anh đi là của anh trai để lại nên sau khi xuất trình đầy đủ các giấy tờ (đăng ký xe, bằng lái, bảo hiểm) anh nhận thêm câu hỏi của CSGT là xe đã sang tên đổi chủ chưa.

Vì biết Nghị định 71 chưa xử lý người điều khiển phương tiện đi xe không chính chủ nên anh Nam đã trình bầy với CSGT việc này, cuối cùng CSGT đã để cho anh đi.

Tương tự, nhiều người tham gia giao thông bằng xe máy, ô tô trên các tuyến đường Nguyễn Trãi - Hà Đông và Bắc Thăng Long - Nội Bài nhiều ngày qua cũng cho biết, khi đang lưu thông trên đường họ vẫn bị một số chốt CSGT, thậm chí là cảnh sát khu vực và dân phòng chặn lại, đặc biệt về ban đêm.

“Ngoài hỏi các giấy tờ theo quy định họ hỏi tôi cả giấy tờ xe chính chủ. Cũng may xe tôi do người nhà để lại và có làm giấy tờ sang tên đổi chủ ngay sau khi mua nên không bị công an hỏi thêm gì nữa”, chị Nguyễn Thị Thu, một người dân sông ở thôn Đình Thôn xã Mỹ Đình, Từ Liêm thường tham gia giao thông trên trục đường Bắc Thăng Long – Nội Bài cho biết.

Trao đổi với PV chiều qua, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết, từ khi Nghị định 71 có hiệu lực ngoài tuyên truyền, nhắc nhở CSGT làm nhiệm vụ trên đường chỉ xử lý các lỗi vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ, vi phạm tốc độ, uống rượu bia khi lái xe, đi sai làn đường và dừng đỗ không đúng quy định...

“Với lỗi xe không sang tên đổi chủ Phòng CSGT Hà Nội chưa có chủ trương xử phạt và trong quá trình làm nhiệm vụ trên đường nếu người vi phạm có đầy đủ giấy tờ điều khiển phương tiện theo quy định thì chỉ xử lý các lỗi vi phạm. CSGT không được phép hỏi xe có chính chủ hay không”, ông Thắng nhấn mạnh.

Chiều 19-11, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, sau 1 tuần (từ 10 đến 18-11), Nghị định 71 có hiệu lực, Phòng CSGT đã tiếp nhận hơn 594 trường hợp đến làm thủ tục sang tên, đổi chủ phương tiện.

Trong đó 381 trường hợp ô tô, 213 trường hợp xe máy. Xử lý vi phạm 32 trường hợp (29 ô tô, 3 xe máy) do đã quá 30 ngày không sang tên đổi chủ theo quy định.

Theo Tiền Phong
BÀI ĐỌC NHIỀU:
[links()]

Những chuyện khóc cười về “xe chính chủ”

Nhậu say, đập phá, ăn vạ để đòi mẹ cho đứng tên ô tô, xe máy là những câu chuyện không hiếm sau khi Nghị định 71/CP về việc xử phạt đối với xe chuyển nhượng nhưng chưa sang tên đổi chủ ban hành.

Viện cớ bỏ học vì xe đứng tên mẹ


Chị Nguyễn Thị Huệ, tạm trú tại quận 7, TP.HCM đang khổ sở vì vấn đề sang tên xe, xe không chính chủ.

Gia đình chị Huệ ngụ tại Tiền Giang, rất nghèo, sống bằng nghề nông. Để cậu con trai độc nhất được đi học, chị Huệ phải dứt áo lên thành phố, làm osin suốt 20 năm trời.

Nhờ mẹ chịu thương, chịu khó, nhịn ăn, nhịn mặc nên Hiếu, con trai chị cũng học lên tới đại học.

Người dân cũng cần hiểu rõ, nghị định này chỉ áp dụng với các đối tượng đi xe mua đi bán lại chứ không tính với trường hợp mượn xe.
Người dân cũng cần hiểu rõ, nghị định này chỉ áp dụng với các đối tượng đi xe mua đi bán lại chứ không tính với trường hợp mượn xe.
Người dân cũng cần hiểu rõ, nghị định này chỉ áp dụng với các đối tượng đi xe mua đi bán lại chứ không tính với trường hợp mượn xe.

Để phục vụ việc học tập của con, dù nghèo chị Huệ cũng ráng mua cho máy tính xách tay, xe máy.

Cậu con trai mà chị Huệ thương yêu nhất, kể từ khi lên thành phố học đâm ra đua đòi, suốt ngày yêu sách, đòi hỏi.

Chỉ vì mẹ không đáp ứng nổi, Hiếu đã giận lẫy, đem bán chiếc máy tính xách tay lấy tiền ăn xài.

“Hôm qua, nó tới tìm tôi, đòi sang tên xe máy. Chiếc xe đó mua hết hơn 30 triệu đồng. Nó bảo nếu xe con chạy mà đứng tên mẹ, công an phạt tiền bạc triệu, mẹ chịu không. Tôi làm ôsin, có biết luật lệ gì đâu. Nghe con nói sao mình biết vậy. Ngặt nỗi nếu sang tên xe cho nó, nó bán mất. Còn không, nhỡ công an phạt, tiền đâu ra. Tôi chưa nhất trí vụ sang tên, nó hờn, bỏ học (với lý do ra đường công an phạt)”, chị Huệ mếu máo.

Tương tự trường hợp của chị Huệ, chị Thương, 50 tuổi, ngụ tại quận 3 TP.HCM đang điêu đứng vì con.

Gia đình chị Thương khá giả, phải nỗi con cái lại phá gia chi tử.

Chị Thương kể: “Nó đòi mua toàn xe máy xịn, chiếc nào cũng gần trăm triệu. Hở ra là nó đem bán. Mình không mua lại, sợ con thiếu phương tiện đi lại. Vì thế tôi quyết định không cho nó đứng tên xe nữa. Nhờ vậy chiếc xe này bền được cả năm. Hai vợ chồng đang mừng, ngờ đâu đêm qua nó say xỉn, về nhà đập phá, nhất quyết đòi mẹ sang tên xe. Nó bảo luật mới ra, đi xe không chính chủ công an phạt.”

Dù chị Thương đã giải thích cho con công an chỉ phạt những xe nào đã bán mà chưa làm thủ tục chuyển nhượng sang tên. Còn con cái đi xe của cha mẹ không sao. Dù vậy cậu con gân cổ cãi chầy, cãi cối: “Lúc công an tuýt còi con lại, chẳng nhẽ con phải đưa họ về nhà, gọi mẹ về để chứng minh đây là xe của mẹ con à? Mẹ nghĩ công an họ có nhiều thời gian rảnh để làm vậy không? Hay đi đâu con cũng phải mang sẵn quyển sổ hộ khẩu để chứng minh quan hệ trong nhà mình?”.

Biết con mình viện cớ nhưng cũng có lý khiến chị Thương nhức hết cả đầu, bởi giờ mà sang tên xe là “ông giời con” đem bán ngay.

Anh em trở mặt vì…cái xe


Chuyện viện cớ "chính chủ" để đòi cha mẹ chia tài sản muôn hình vạn trạng.

Chẳng là bà Uyên có 2 cậu con trai đã lập gia đình. Muốn con cái quây quần nên con bà không ra ở riêng mà cùng chung sống với bà trong căn biệt thự tại khu Thảo Điền, quận 2.

Nhà có một chiếc xe hơi trị giá vài tỷ bạc nhưng do bà Uyên đứng tên. Nay, sau khi phong phanh vụ xe không chính chủ bị phạt, con trai cả của bà Uyên đòi mẹ sang tên xe.

Cậu con lý luận: “Mẹ ở nhà, còn con hàng ngày chạy xe đi làm. Nhỡ có công an thổi còi, thì riêng chuyện chứng minh xe mượn hay xe mua lại cũng lằng nhằng, phiền phức. Thôi mẹ sang tên con luôn cho tiện.”

Phải nỗi thấy ông anh nói vậy, cậu em út sợ mất phần: “Chiếc xe 3 tỷ bạc mẹ lại sang tên cho anh. Thế em có công chuyện, lấy xe đi, công an thổi còi, lúc đó phải tìm anh để chứng minh quan hệ à”.

Chỉ vì chuyện cái xe mà gia đình bà Uyên rối như tơ vò, anh em trở mặt.

Bà Uyên tâm sự: “Chỉ sợ bây giờ chia cái xe, chúng nó sẽ còn đòi chia nhà, chia nhiều tài sản. Đại gia đình đang sống đầm ấm, vui vẻ, phút chốc tan đàn sẻ nghé hết. Ông nhà tôi mất rồi, còn mình tôi sống với con cháu. Nay chúng nó đòi chia cái này, cái kia, rồi tôi ở với ai?”.

Theo Nghị định 71/CP: “Áp dụng mức phạt 6-10 triệu đồng với ôtô và 1 triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ” bắt đầu có hiệu lực từ 10/11 đã gây ra rất nhiều tranh cãi và hiểu lầm.

Một số đối tượng đã lợi dụng điều này, cố tình hiểu sai và viện cớ để được chia chác, sang tên tài sản là xe máy, ô tô, gây ra nhiều cảnh bất hòa đau lòng trong gia đình.

Cơ quan chức năng cho rằng việc xe chính chủ là cần thiết bởi thực tế một chiếc xe qua nhiều đời chủ nhưng không sang tên, khi xảy ra tai nạn, phạm pháp gây khó khăn cho việc điều tra hình sự.

Tuy nhiên, người dân cũng cần hiểu rõ, nghị định này chỉ áp dụng với các đối tượng đi xe mua đi bán lại chứ không tính với trường hợp mượn xe.

Để khuyến khích cho việc người dân sau khi mua xe lại, làm thủ tục sang tên, phí sang tên sẽ hạ xuống chỉ còn 1%.

Theo Vietnamnet

Đọc nhiều nhất

Tin mới