Bộ tượng Phật cổ đẳng cấp quốc tế ở Sài Gòn

Với hàng chục bức tượng Phật trăm tuổi đến từ các nền văn hóa Phật giáo lớn như Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Đông Nam Á và cả Việt Nam, bộ sưu tập tượng Phật cổ châu Á của Bảo tàng Lịch sử TP. HCM thực sự mang đẳng cấp quốc tế.

Bo tuong Phat co dang cap quoc te o Sai Gon
Tượng A Di Đà tọa thiền bằng đồng của Tây Tạng, thế kỷ 19, thuộc sưu tập chuyên đề tượng Phật cổ châu Á của Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất của nhân loại, do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập tại miền Bắc Ấn Độ vào khoàng thế kỷ 6 TCN. 
Bo tuong Phat co dang cap quoc te o Sai Gon-Hinh-2
 Tượng Phật bằng gỗ sơn thếp vàng của Trung Hoa, thế kỷ 17. Từ thế kỷ 1-3 TCN, thông qua các tuyến đường thương mại cổ, Phật giáo theo chân các tu sĩ Ấn Độ đi qua Tây Tạng, Trung Á đến Trung Hoa.
Bo tuong Phat co dang cap quoc te o Sai Gon-Hinh-3
 Khám thờ Phật bằng gỗ sơn thếp vàng của Nhật Bản, thế kỷ 18. Từ Trung Hoa, Phật giáo tiếp tục được du nhập vào Nhật Bản, Triều Tiên và miền Bắc Việt Nam. Nhánh Phật giáo phía Bắc này được gọi là phái Bắc Tông hay Đại thừa.
Bo tuong Phat co dang cap quoc te o Sai Gon-Hinh-4
Tượng Phật nhập Niết Bản bằng đồng của Thái Lan, thế kỷ 15. Ở phía Nam, Phật giáo được truyền từ Ấn Độ đến các nước Nam Á và Đông Nam Á như Srilanka, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia... Nhánh Phật giáo được gọi là Nam Tông, Tiểu Thừa hay Phật giáo nguyên thủy. 
Bo tuong Phat co dang cap quoc te o Sai Gon-Hinh-5
Tượng ngài Tuyết Sơn bằng kim loại phủ sơn của Việt Nam, thế kỷ 19. Khi du nhập vào các nước, Phật giáo đã hòa nhập với tín ngưỡng bản địa, hình thành nên những sắc thái văn hóa Phật giáo đặc trưng, thể hiện qua các công trình kiến trúc, hình thức thờ cúng, nghệ thuật tạo tượng.
Bo tuong Phat co dang cap quoc te o Sai Gon-Hinh-6
 Tượng Hộ pháp bằng đồng của Tây Tạng, thế kỷ 19. Tượng Phật giáo Tây Tạng phát triển dưới ảnh hưởng của các phong cách nghệ thuật Ấn Độ, Nepal, Kashmir và Trung Hoa cổ, với nét đặc trưng là sự độc tôn của chất liệu đồng.
Bo tuong Phat co dang cap quoc te o Sai Gon-Hinh-7
 Tượng Quan Âm bằng đồng của Trung Hoa, thế kỷ 18. Tượng Phật giáo Trung Hoa thuở sơ khai chịu ảnh hưởng phong cách Gupta (Ấn Độ), đến thời Đường đã phát triển bản sắc riêng độc đáo. Hình tượng Bồ Tát, đặc biệt là Quan Thế Âm có vị trí quan trọng trong các ngôi chùa Trung Hoa.
Bo tuong Phat co dang cap quoc te o Sai Gon-Hinh-8
 Tượng Quan Âm bằng gỗ của Nhật Bản, thế kỷ 17. Thời kỳ đầu, tượng Phật Nhật Bản chịu ảnh hưởng nghệ thuật Gupta (Ấn Độ) và nhà Đường, nhưng sau đó đã phát triển bản sắc riêng. Sự tinh xảo trong từng đường nét là điều làm nên sức hút của tượng Phật giáo ở xứ hoa anh đào.
Bo tuong Phat co dang cap quoc te o Sai Gon-Hinh-9
Tượng Phật và rắn thần Naga bằng đá của Campuchia, thế kỷ 15. Khi hòa nhập vào xã hội Đông Nam Á, Phật giáo đã được dung hợp với các truyền thống tín ngưỡng khác như Bà La Môn giáo và tín ngưỡng bản địa để tạo nên bản sắc riêng ở từng vương quốc.
Bo tuong Phat co dang cap quoc te o Sai Gon-Hinh-10
Tượng Phật bằng đồng của Lào, thế kỷ 17-18. Nhìn chung, các bức tượng Phật giáo Đông Nam Á được tạo hình khá giản dị, ít khi có hoa văn cầu kì, bởi theo triết lí hệ phái Nam Tông, Đức Phật là một người bình thường, cũng ăn, ngủ, nghỉ như chúng sinh.
Bo tuong Phat co dang cap quoc te o Sai Gon-Hinh-11
Tượng Phật Thích Ca sơ sinh bằng gỗ sơn son thếp vàng của Việt Nam, thế kỷ 19. Thuở sơ khai, tượng phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ (phía Nam) và Trung Hoa (phía Bắc). Đến thế kỷ 10, tượng Phật Việt Nam đã hình thành bản sắc riêng và phát triển rực rỡ từ thế kỷ 16.
Bo tuong Phat co dang cap quoc te o Sai Gon-Hinh-12
Tượng Quan Âm Tống Tử bằng gỗ sơn thếp vàng của Việt Nam, thế kỷ 19. Tượng Phật ở các ngôi chùa Việt giai đoạn thế kỷ 16-19 được tạo tác với với sự đa dạng về chất liệu và cách thức thể hiện, mang phong cách riêng biệt, thể hiện sự tiếp biến giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa...

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Nét tinh xảo của tượng Phật cổ Nhật Bản ở TP HCM

(VietnamDaily) - Phía sau những bức tượng Phật cổ Nhật Bản là câu chuyện lịch sử ít người biết tới. Cùng khám phá điều này qua loạt tượng Phật trăm tuổi của Nhật Bản được trưng bày ở Sài Gòn.

Net tinh xao cua tuong Phat co Nhat Ban o TP HCM
Một bức tượng Phật cổ Nhật Bản làm bằng gỗ sơn thếp vàng, niên đại thế kỷ 17, hiện vật trong trưng bày chuyên đề về tượng Phật một số nước châu Á ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM.

Bí ẩn các bức tượng Phật cổ Nam Tông ở Sài Gòn

Nhìn chung, các bức tượng Phật giáo cổ Nam Tông được tạo hình khá giản dị, ít khi có hoa văn cầu kì, bởi theo triết lí hệ phái này, Đức Phật là một người bình thường, cũng ăn, ngủ, nghỉ như người bình thường...

Bi an cac buc tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon
 Tượng Phật cổ Nam Tông bằng gỗ sơn thếp vàng có nguồn gốc từ Campuchia, niên đại thế kỷ 17, hiện vật trong trưng bày chuyên đề về tượng Phật một số nước châu Á ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Nam Tông là một trong hai hệ phái Phật giáo lớn, thịnh hành ở Nam và Đông Nam Á.

Tin mới

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) đang trưng bày, rao bán nhiều cây cảnh đẹp như: Đào, bưởi, quýt… trong đó có cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi với giá 2,2 tỷ đồng khiến ai đến xem cũng trầm trồ.