Bí ẩn các bức tượng Phật cổ Nam Tông ở Sài Gòn

Nhìn chung, các bức tượng Phật giáo cổ Nam Tông được tạo hình khá giản dị, ít khi có hoa văn cầu kì, bởi theo triết lí hệ phái này, Đức Phật là một người bình thường, cũng ăn, ngủ, nghỉ như người bình thường...

Bi an cac buc tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon
 Tượng Phật cổ Nam Tông bằng gỗ sơn thếp vàng có nguồn gốc từ Campuchia, niên đại thế kỷ 17, hiện vật trong trưng bày chuyên đề về tượng Phật một số nước châu Á ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Nam Tông là một trong hai hệ phái Phật giáo lớn, thịnh hành ở Nam và Đông Nam Á.
Bi an cac buc tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon-Hinh-2
 Tượng Phật và rắn thần Naga bằng đá của Campuchia, thế kỷ 15. Theo các nhà nghiên cứu, Phật giáo đã du nhập vào Đông Nam Á khoảng thế kỷ 2 TCN. Đến khoảng thế kỷ 5-6, các tác phẩm điêu khắc Phật giáo đã xuất hiện ở khu vực ven biển của Myanmar, Thái Lan, Campuchia... 
Bi an cac buc tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon-Hinh-3
 Tượng Phật và rắn thần Naga bằng đồng của Campuchia, thế kỷ 15-16. Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong văn hóa. Tuy nhiên, tùy đặc thù mỗi nước, việc tiếp nhận Phật giáo diễn ra theo những cách thức riêng biệt. 
Bi an cac buc tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon-Hinh-4
 Tượng Phật bằng đồng sơn thếp vàng, Campuchia, thế kỷ 18-19. Khi hòa nhập vào xã hội Đông Nam Á, Phật giáo đã được dung hợp với các truyền thống tín ngưỡng khác như Bà La Môn giáo và tín ngưỡng bản địa để tạo nên bản sắc riêng ở từng vương quốc.
Bi an cac buc tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon-Hinh-5
  Tượng Phật bằng đồng sơn thếp vàng, Campuchia, thế kỷ 18-19. Nhìn chung, các bức tượng Phật giáo Nam Tông được tạo hình khá giản dị, ít khi có hoa văn cầu kì, bởi theo triết lí hệ phái này, Đức Phật là một người bình thường, cũng ăn, ngủ, nghỉ như người bình thường.
Bi an cac buc tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon-Hinh-6
 Tượng Phật bằng gỗ sơn thếp vàng, Campuchia, thế kỷ 18-19. Tư thế chủ yếu của tượng Phật Nam Tông là tư thế tọa thiền. Các tư thế khác như nhập Niết Bàn hay đứng giảng pháp cũng xuất hiện nhưng số lượng ít hơn nhiều. 
 
Bi an cac buc tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon-Hinh-7
 Tượng Phật nhập Niết Bản bằng đồng của Thái Lan, thế kỷ 15. Nhiều bức tượng Phật giáo Nam Tông thể hiện hình ảnh Đức Phật trong áo choàng hở vai - y phục của đạo Phật nguyên thủy. Loại y phục này hiếm khi xuất hiện trên tượng Phật Bắc Tông. 
Bi an cac buc tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon-Hinh-8

Tượng Phật bằng đồng, Thái Lan, thế kỷ 15. Nếu Phật giáo Bắc Tông tái hiện hình ảnh Đức Phật với vẻ đầy đặn, phúc hậu thì Phật giáo Nam Tông có xu hướng mô tả Đức Phật với dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng hơn. Bàn tay Phật thường có ngón rất dài.

Bi an cac buc tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon-Hinh-9
 Tượng Phật bằng đồng của Lào, thế kỷ 17-18. Mái tóc ở tượng Phật Nam Tông thường có dạng hình xoắn ốc, đỉnh đầu có nhục khấu (unisa) nổi cao. Phật mắt hơi mở, tai dày, tròn, đầy đặn. 
Bi an cac buc tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon-Hinh-10
 Tượng Phật bằng đồng sơn thếp vàng, Thái Lan, thế kỷ 18. Đài sen trong tượng Phật Nam Tông được tạo hình đơn giản, mang tính cách điệu chứ không tả thực hình ảnh bông hoa sen như ở nhiều bức tượng Phật Bắc Tông.
Bi an cac buc tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon-Hinh-11
 Tượng Phật bằng gỗ phủ sơn, Campuchia, thế kỷ 19. Theo phái Nam Tông, Đức Phật Thích Ca là vị Phật duy nhất được tôn thờ. Do đó, tượng Phật Nam Tông chỉ tập trung vào hình tượng Phật Thích Ca chứ không có nhiều vị chư Phật như trong Phật giáo Bắc Tông. 
Bi an cac buc tuong Phat co Nam Tong o Sai Gon-Hinh-12
 Một bức tượng Phật bằng đá ngọc của Thái Lan, thế kỷ 18-19, hiện vật trong trưng bày chuyên đề về tượng Phật một số nước châu Á ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM. 

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Bí mật bên trong cuốn sách quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

Sự ra đời của "Phép giảng tám ngày" - cuốn sách quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam - là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ ở nước ta.

Bi mat ben trong cuon sach quoc ngu dau tien cua Viet Nam
 Nhà thờ Mằng Lăng (Tuy An, tỉnh Phú Yên) được xây năm 1891, là một nhà thờ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo. Nhà thờ này cũng được biết đến như nơi lưu giữ cuốn sách quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

Hoảng hồn hủ tục đám cưới ma ở Trung Quốc

Theo các chuyên gia, hủ tục đám cưới ma xuất hiện ở Trung Quốc từ lâu. Đây là hôn lễ giữa 2 người đã chết hoặc với một người đã khuất với một người còn sống. Từ đó, vấn nạn trộm tử thi, thậm chí giết người đã xảy ra. 

Hoang hon hu tuc dam cuoi ma o Trung Quoc
Hủ tục đám cưới ma hay còn gọi minh hôn xuất hiện ở Trung Quốc từ rất lâu nhưng không ai biết thời điểm chính xác tập tục này ra đời khi nào.  

Tin mới